Tập hợp
A. Lý thuyết
- Cho tập hợp A. Nếu a là phần tử thuộc tập A ta viết \[a\in A\].
- Nếu a là phần tử không thuộc tập A ta viết \[a\notin A\].
I. Cách xác định tập hợp
1. Liệt kê
- Viết tất cả các phần tử của tập hợp vào giữa dấu {}, các phần tử cách nhau bởi dấu phẩy (,)
2. Nêu tính chất đặc trưng
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập đó.
- Ta thường minh họa bằng một đường cong khép kín gọi là biểu đồ Ven.
II. Tập hợp rỗng
- Là tập hợp không chứa phần tử nào. Kí hiệu: \[\varnothing \].
III. Tập con của một tập hợp
- \[A\subset B\Leftrightarrow \forall x\in A,x\in B\].
- Chú ý: \[A\subset A\], \[\varnothing \subset A\], \[A\subset B,B\subset C\Leftrightarrow A\subset C\].
IV. Hai tập hợp bằng nhau
- \[A=B\Leftrightarrow \forall x,\left( x\in A\Leftrightarrow x\in B \right)\].
V. Các phép toán trên tập hợp
1. Phép giao
- \[A\cap B=\left\{ x|x\in A,x\in B \right\}\].
2. Phép hợp
\[A\cup B=\text{ }\!\!\{\!\!\text{ x }\!\!|\!\!\text{ x}\in \text{A}\] hoặc \[x\in B\text{ }\!\!\}\!\!\text{ }\].
3. Hiệu của hai tập hợp
- \[A\backslash B=\text{ }\!\!\{\!\!\text{ }x|x\in A\] và \[x\notin B\text{ }\!\!\}\!\!\text{ }\].
4. Phần bù
- Khi \[B\subset A\] thì A\B gọi là phần bù của B trong A. Kí hiệu: \[{{C}_{A}}B\].
B. Bài tập
I. Bài tập tự luyện
Câu 1: Tập hợp \[D=(-\infty ;2]\cup (-6;+\infty )\] là tập nào sau đây A. (-6;2] B. (-4;9] C. (1;2) D. [-6;-2]
|
Lời giải: Chọn A.
Vẽ hệ trục Ox ta dễ dàng chọn được đáp án A.
Câu 2: Cho tập \[A=\left\{ x\in R|{{x}^{2}}+3\text{x}+4=0 \right\}\], chọn đáp án đúng. A. Tập A có 1 phần tử. B. Tập A có 2 phần tử C. Tập \[A=\varnothing \]. D. Tập A có vô số phần tử.
|
Lời giải: Chọn C.
Ta thấy phương trình \[{{x}^{2}}+3\text{x}+4=0\] vô nghiệm, nên C là đáp án đúng.
Câu 3: Tập hợp A={1;2;3;4}. Số tập con của A có 2 phần tử là bao nhiêu? A. 6 B. 7 C. 5 D. 8
|
Lời giải: Chọn A.
Số tập con đó là: {1;2}, {1;3}, {1;4}, {2;3}, {2;4}, {3;4}. Vậy có 6 tập con chứa 2 phần tử.
Câu 4: Cho M={1;2;3;4;5} và N={2;6;-1}. Tìm \[M\cap N\]. A. {2} B. {1;2} C. {3;4} D. {1;5}
|
Lời giải: Chọn A.
Ta có phần tử chung của M và N là số 2.
Câu 5: Cho tập hợp \[A=\text{ }\!\!\{\!\!\text{ }x\in N|x<21,x\vdots 3\}\]. Tập A có bao nhiêu phần tử A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
|
Lời giải: Chọn B.
Ta có A={0;3;6;9;12;15;18}. Vậy có 7 phần tử.
II. Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho X=(-5;2), Y=(-2;4). Tập hợp \[{{C}_{X\cup Y}}Y\] là tập nào
A. (-5;-2) B. (-5;-2] C. (2;4) D. (1;2)
Câu 2: Cho ba tập hợp
M: tập hợp các tam giác có 2 góc tù.
N: tập hợp các tam giác có độ dài ba cạnh là ba số nguyên liên tiếp.
P: tập hợp các số nguyên tố chia hết cho 3.
Tập hợp nào là tập rỗng
A. N, P B. P, M C. M, N, P D. M
Câu 3: Cho H= tập hợp các hình bình hành
V= tập hợp các hình vuông
N= tập hợp các hình chữ nhật
T= tập hợp các hình thoi
Chọn mệnh đề sai
A. \[V\subset T\] B. \[V\subset N\] C. \[H\subset T\] D. \[N\subset H\]
Câu 4: Cho tập hợp \[B=\left\{ x\in R|\left( 9-{{x}^{2}} \right)\left( {{x}^{2}}-3\text{x}+2 \right) \right\}\]. Tập hợp nào sau đây đúng.
A. B={-3;3;1;2} B. B={1;2;3} C. B={2;3;4} D. B={1;4;6}
Câu 5: Liệt kê các phần tử của tập hợp \[X=\text{ }\!\!\{\!\!\text{ }x\in R|2{{\text{x}}^{2}}-5\text{x}+3\}\].
A. {0} B. {1} C. {2;3} D. \[\left\{ 1;\frac{3}{2} \right\}\]
Câu 6: Cho 2 tập hợp \[A=\left\{ x\in R|\left| x \right|>4 \right\},B=\left\{ x\in R|-5\le x-1<5 \right\}\]. Chọn mệnh đề sai.
A. \[A\cap B=(4;6)\] B. \[B\backslash A=\left[ -4;4 \right]\] C. A={4} D. \[R\backslash \left( A\cup B \right)=\varnothing \]
Câu 7: Cho A là tập các số nguyên chia hết cho 5, B là tập các số nguyên chia hết cho 10, C là tập số nguyên chia hết cho 15. Chọn đáp án đúng
A. \[A\subset B\] B. A=B C. \[B\subset A\] D. \[B\subset C\]
Câu 8: Cho \[A=(-\infty ;2],B=\text{ }\!\![\!\!\text{ }2;+\infty ),C=(0;3)\]. Chọn câu sai
A. \[B\cap C=\text{ }\!\![\!\!\text{ }2;3)\] B. \[A\cap C=(0;2\text{ }\!\!]\!\!\text{ }\] C. \[A\cup B=R\backslash \text{ }\!\!\{\!\!\text{ }2\}\] D.
Câu 9: Cho 2 tập hợp \[A=\left\{ x\in R|\left( 2\text{x}-{{x}^{2}} \right)\left( 2{{\text{x}}^{2}}-3\text{x}-2 \right)=0 \right\},B=\left\{ n\in N|3<{{n}^{2}}<30 \right\}\]. Chọn đáp án đúng
A. \[A\cap B=\left\{ 2;5 \right\}\] B. \[A\cap B=\left\{ 5 \right\}\] C. \[A\cap B=\left\{ 2 \right\}\] D. \[A\cap B=\left\{ 3 \right\}\]
Câu 10: Cho \[A=(-\infty ;-3];B=(2;+\infty );C=\left( 0;4 \right)\]. Khi đó \[\left( A\cup B \right)\cap C\] là
Đáp án bài tập tự luyện