TÌM HIỂU CÁC TRÍCH ĐOẠN TRONG TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN

Nguyễn Đình Chiểu

  1. Vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
  1. Cuộc đời
  • Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
  • Quê cha ở Huế, quê mẹ ở Gia Định ( nay là thành phố Hồ Chí Minh)
  • Là người thông minh, học rộng, tài cao, 21 tuổi đỗ tú tài
  • Cuộc đời ông gặp nhiều bất hạnh

+ Ông bị mù 2 mắt

+ Bị gia đình người yêu bội ước

+ Con đường học vấn dở dang

  • Ông về quê dạy học, viết văn, làm thơ, chữa bệnh cứu người,…
  • Ông là con người của ý chí nghị lực phi thường, khí phách cứng cỏi, phẩm chất cao đẹp.
  1.  Sự nghiệp sáng tác
  • Nguyễn Đình Chiểu sáng tác sau khi ông bị mù, hầu hết các tác phẩm của ông đều viết bằng chữ Nôm.
  • Các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu là bài học lớn về lòng yêu nước, tinh thần căm thù giặc sâu sắc.
  1. Quan điểm văn chương
  • Ông coi ngòi bút như một thứ vũ khí sắc bén, văn dĩ tải đạo, đề cao đạo lí làm người.
  1. Truyện Lục Vân Tiên
  1. Hoàn cảnh ra đời
  • Khoảng những năm 50 của thế kỉ 19
  1. Thể loại
  • Truyện thơ ( thể thơ lục bát truyền thống)
  1. Kết cấu
  • Có khoảng 2082 câu thơ lục bát, chia làm 4 phần

+ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

+ Lục Vân Tiên gặp nạn được thần cứu giúp

+ Kiều Nguyệt nga gặp nạn được phật bà và nhân dân cứu giúp

+ Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga đoàn tụ

  1. Vài nét về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện
  1. Giá trị nội dung
  • Truyện đề cao đạo lí làm người: coi trọng tình nghĩa, đề cao tinh thần nghĩa hiệp sẵn sang cứ khốn phò nguy
  1. Giá trị nghệ thuật
  • Truyện chú trọng kể nhiều hơn đọc nên ngôn ngữ trong truyện mang đậm sắc thái địa phương, tính cách nhân vật được bộc lộ chủ yếu qua lời nói, cử chỉ, hành động.
  1. Tìm hiểu một số trích đoạn trong truyện“Lục Vân Tiên”
  1. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  1. Vị trí
  • Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm (từ câu 123-180)
  1. Đại ý
  • Đề cao hành động nhân nghĩa của Lục Vân Tiên đánh cướp cứu người.
  1. Bố cục
  2. Phân tích nhân vật
  1. Lục Vân Tiên
  • Giới thiệu: + Tuổi đời vừa 16

                  + Lòng đầy hăm hở, khao khát lập công danh

  • Tính cách: (bộc lộ qua hành động)

                   + Dũng cảm xông vô bọn cướp khi trong tay không có 1 tấc sắt

                    + Lời nói ân cần, nhẹ nhàng, lịch thiệp, quan tâm chu đáo nhưng có phần câu nệ bởi lễ nghi phong kiến “Nam nữ thụ thụ bất tương thân”

                     + Quan điểm sống của một người anh hùng: Giữa đường gặp việc nghĩa thì làm, không hề so đo, tính toán việc được báo đáp.

  • Chàng là người trọng nghĩa khí, chính trực, hào hiệp, tài năng, nhân hậu. Đó chính là cách cư xử mang tư tưởng nghĩa hiệp của các bậc a hùng hảo hán. Qua nhân vật Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm ước mơ, khát vọng về một người a hùng lí tưởng. 
  1. Kiều Nguyệt Nga
  • Là con gái nhà quan, người có học, dịu dàng, nói năng mực thước. Tính cách đằm thắm, ân tình, canh cánh trong lòng không biết phải đền đáp cái ơn cứu mạng sao cho xứng. Nàng nguyện với lòng mình cả cuộc đời này sẽ gắn bó chung thủy với Lục Vân Tiên.
  • Nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga chính là hai mặt của một cách sống. Một mặt làm ơn không cần người khác đền ơn, một mặt là chịu ơn thì phải nhớ ơn. Đó là cách sống tốt đẹp của con người.
  1. Nhận xét về nghệ thuật
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật, tính cách nhân vật được miêu tả chủ yếu thông qua hành động, cử chỉ.
  • Ngôn ngữ đoạn trích: Mộc mạc, giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của con người Nam Bộ.
  1. Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn
  1. Vị trí:
  • Nằm ở phần thứ 2 của truyện
  1. Nội dung chính
  • Đoạn trích kể lại hành động gây tội ác của Trịnh Hâm và những việc làm nhân đức của vợ chồng ông ngư.
  1. Phân tích đoạn trích
  1. Hành động gây tội ác của Trịnh Hâm (8 câu đầu)
  • Thời gian: Đêm khuya thanh vắng
  • Không gian: Giữa dòng sông nước chảy xiết
  • Hắn chờ đến lúc không thể cứu được Vân Tiên thì mới giả bộ tri hô họ hàng nhằm che giấu tội ác của mình.
  • Tội ác của hắn không phải là vô tình mà là một âm mưu khá tinh vi, hoàn hảo đã được sắp đặt từ trước. Hắn là kẻ xảo trá, bất nhân bất nghĩa, đại diện cho cái ác, cái xấu đang hoành hành trong xã hội bấy giờ.
  1. Việc làm nhân đức và nhân cách cao đẹp của ông ngư.
  • Việc làm nhân đức:
  • Cứu giúp Lục Vân Tiên
  • Chăm chút ân cần, chu đáo
  • Mời Lục Vân Tiên ở lại an dưỡng, hưởng cuộc sống bình dị, thanh thản, nhẹ nhàng
  • Không hề tính toán đến chuyện phải được báo đáp
  • Nhân cách cao đẹp:
  • Cuộc sống lao động bình dị, không màng danh lợi, tự do, tự tại, giao hòa với thiên nhiên sông nước,...
  • Đây là một cuộc sống cao đẹp, đáng mơ ước được thi vị hóa qua từng câu thơ. Cuộc sống ấy khác xa những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, mưu danh lợi. Đoạn thơ thể hiện những khát vọng mãnh liệt của tác giả về những con người lao động bình thường nhưng hết sức giàu ý nghĩa.

Bài viết gợi ý: