TỔNG HỢP CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

A)Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải:

1,Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng:

-Động lượng $\overrightarrow{p}$ của một vật là một vecto cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức: $\overrightarrow{p}=m\overrightarrow{v}$.

-Đơn vị động lượng: kg.m/s

-Động lượng của hệ vật:

                                                                      $\overrightarrow{p}=\overrightarrow{{{p}_{1}}}+\overrightarrow{{{p}_{2}}}$

2,Công và công suất:

-Công của lực F khi vật dịch chuyển được quãng đường s, lực hợp với phương dịch chuyển một góc $\alpha $ :

                                                                   $A=F.s.cos\alpha $

-Đơn vị của công là jun, kí hiệu là J.

-Công suất:

                                                    $P=\frac{A}{t}=F.\frac{s}{t}.cos\alpha =F.v.cos\alpha $

-Đơn vị của công suất là oát, kí hiệu là W.

3,Động năng:

-Động năng của vật: \[{{\text{W}}_{d}}=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}\]

-Định lí biến thiên động năng:

                                                    $\Delta {{\text{W}}_{d}}={{\text{W}}_{d2}}-{{\text{W}}_{d1}}=\sum{{{A}_{ngoailuc}}}$

4,Thế năng:

-Thế năng trọng trường: \[{{\text{W}}_{t}}=mgz\]

-Độ giảm thế năng bằng công của trọng lực:

                                               ${{A}_{P}}=\Delta {{\text{W}}_{t}}=mg{{z}_{1}}-mg{{z}_{2}}$

-Thế năng đàn hồi: \[{{\text{W}}_{t}}=\frac{1}{2}k{{(\Delta l)}^{2}}\]

5,Cơ năng – Định luật bảo toàn cơ năng:

-Cơ năng của vật : \[\text{W}={{\text{W}}_{d}}+{{\text{W}}_{t}}=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}+mgz\]

-Cơ năng của vật được bảo toàn khi vật chuyển động trong trường lực thế (lực đàn hồi, trọng lực) và không có lực ma sát, lực cản:

                                                          \[{{\text{W}}_{d1}}+{{\text{W}}_{t1}}={{\text{W}}_{d2}}+{{\text{W}}_{t2}}\]

B)Bài tập minh họa:

Câu 1: Một khẩu súng đại bác nằm ngang khối lượng m$_{S}$ = 2000 kg, bắn một viên đạn khối lượng m$_{D}$ = 5 kg. Vận tốc viên đạn ra khỏi nòng súng là 600 m/s. Tìm vận tốc của súng sau khi bắn.

A.1 m/s                         B.1,5 m/s                            C.2 m/s                           D.2,5 m/s

                                                             Hướng dẫn

Động lượng của súng khi chưa bắn là bằng 0.

Động lượng của hệ sau khi bắn súng là: ${{m}_{S}}\overrightarrow{{{v}_{S}}}+{{m}_{D}}\overrightarrow{{{v}_{D}}}$.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: ${{m}_{S}}.\overrightarrow{{{v}_{S}}}+{{m}_{D}}.\overrightarrow{{{v}_{D}}}=0$

Vận tốc của súng là:

$v=\frac{{{m}_{D}}{{v}_{D}}}{{{m}_{S}}}$ = 1,5 m/s

Chọn đáp án B.

Câu 2: Một ô tô có khối lượng m$_{1}$ = 6 tấn chuyển động thẳng với vận tốc v$_{1}$ = 3 m/s, đến tông và dính vào một xe gắn máy đang đứng yên có khối lượng m$_{2}$ = 200 kg. Tính vận tốc của các xe.

A.1,45 m/s                        B.2,75 m/s                       C.3,45 m/s                   D.4,55 m/s    

                                                                Hướng dẫn

Xem hệ hai xe là hệ cô lập.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng của hệ:

${{m}_{1}}\overrightarrow{{{v}_{1}}}=({{m}_{1}}+{{m}_{2}})\overrightarrow{v}$

$\overrightarrow{v}$ cùng phương với vận tốc $\overrightarrow{{{v}_{1}}}$.

Vận tốc của mỗi xe là:

$v=\frac{{{m}_{1}}.{{v}_{1}}}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}$ = 1,45 m/s

Chọn đáp án A.

Câu 3: Một gàu nước có khối lượng 15 kg được kéo cho chuyển động thẳng đều lên độ cao 5 m trong khoảng thời gian 1 phút 15 giây. Tính công suất trung bình của lực kéo. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

A.50 W                           B.100 W                         C.10 W                          D.500 W

                                                           Hướng dẫn

Công để kéo gàu nước lên thẳng đều bằng công của trọng lực.

Do đó: A = m.g.h

Suy ra công suất trung bình của lực kéo:

$P=\frac{A}{t}=\frac{mgh}{t}$ = 10 W

Chọn đáp án C.

Câu 4: Một ô tô có khối lượng m = 1,5 tấn chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang với vận tốc v = 36 km/h. Biết công suất của động cơ ô tô là 10,5 kW. Tính lực ma sát của ô tô với mặt đường?

A.1250 N                       B.1520 N                       C.1500 N                      D.1050 N

                                                              Hướng dẫn

Các lực tác dụng lên xe: $\overrightarrow{N},\overrightarrow{P},\overrightarrow{{{F}_{K}}},\overrightarrow{{{F}_{ms}}}$.

Theo định luật II Newton, ta có:

$\overrightarrow{N}+\overrightarrow{P}+\overrightarrow{{{F}_{K}}}+\overrightarrow{{{F}_{ms}}}=m\overrightarrow{a}$

Chiếu lên Oy: N – P = 0

Chiếu lên Ox: ${{F}_{K}}-{{F}_{ms}}=ma=0$ ( vì chuyển động đều )

Công suất của động cơ là 8 kW $\Rightarrow $ P = 8 kW

Độ lớn của lực ma sát:

${{F}_{ms}}=\frac{P}{v}=\frac{10,{{5.10}^{3}}}{10}$ = 1050 N

Chọn đáp án D.

Câu 5: Một viên đạn có khối lượng 14g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm, sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn.

A.-12200 J                          B.12280 J                         C.-24416 J                    D.24480 J

                                                         Hướng dẫn

Độ biến thiên động năng của viên đạn khi xuyên qua tấm gỗ là:

$\Delta {{\text{W}}_{d}}=\frac{1}{2}mv_{2}^{2}-\frac{1}{2}mv_{1}^{2}$

$=\frac{1}{2}.0,014.({{120}^{2}}-{{400}^{2}})$ = -1220,8 J

Theo định lí biến thiên động năng:

${{A}_{C}}=\Delta {{\text{W}}_{d}}={{F}_{C}}.s$ = -1220,8

$\Leftrightarrow {{F}_{C}}=\frac{-1220,8}{0,05}$ = -24416 N

Chọn đáp án C.

Câu 6: Dưới tác dụng của một lực không đổi nằm ngang, một xe đang đứng yên sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều đi hết quãng đường s = 5 m đạt vận tốc v = 4 m/s. Xác định công của lực, biết rằng khối lượng xe là m = 500 kg, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường nằm ngang là 0,01. Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

A.2540 J                        B.4250 J                             C.4520 J                       D.2450 J

                                                        Hướng dẫn

Các lực tác dụng lên xe là: $\overrightarrow{F},\overrightarrow{{{F}_{ms}}},\overrightarrow{N},\overrightarrow{P}$

Theo định luật II Newton, ta có:

$\overrightarrow{F}+\overrightarrow{{{F}_{ms}}}+\overrightarrow{N}+\overrightarrow{P}=m\overrightarrow{a}$

Trên Ox: $F-{{F}_{ms}}=m.\frac{{{v}^{2}}}{2s}$

$\Leftrightarrow F={{F}_{ms}}+m.\frac{{{v}^{2}}}{2s}$

Công của trọng lực: A = F.s = $({{F}_{ms}}+m\frac{{{v}^{2}}}{2s})$.s = 4250 J

Chọn đáp án B.

Câu 7: Một vật có khối lượng m = 6 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng 720 J. Thả tự do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng – 240 J. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất?

A.8 m                            B.12 m                            C.16 m                             D.20 m

                                                          Hướng dẫn

Chọn chiều dương của trục z hướng lên trên.

Ta có:

\[{{\text{W}}_{t1}}-{{\text{W}}_{t2}}=mg({{z}_{1}}-{{z}_{2}})\Leftrightarrow \Delta z={{z}_{1}}-{{z}_{2}}=\frac{{{\text{W}}_{t1}}-{{\text{W}}_{t2}}}{mg}\]

$\Leftrightarrow \Delta z=\frac{720-(-240)}{6.10}$ = 16 m

Chọn đáp án C.

Câu 8: Một cần cẩu nâng một thùng hàng có khối lượng 420 kg từ mặt đất lên độ cao 3 m (tính theo di chuyển khối tâm của thùng), sau đó đổi hướng và hạ thùng này xuống sang một ô tô tải có độ cao 1,25 m so với mặt đất. Tính công của lực phát động (lực căng của dây cáp) để nâng thùng hàng lên độ cao 3 m.

A.12000 J                        B.16000 J                         C.16200 J                       D.12600 J

                                                          Hướng dẫn

Thế năng của thùng: W$_{t}$ = mgz = 420.10.3 = 12600 J

Coi thùng được nâng đều, lực phát động có độ lớn bằng trọng lực. Độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.

\[{{\text{W}}_{t}}-0=-{{A}_{P}}\]

Công của lực phát động: ${{A}_{F}}=-{{A}_{P}}={{\text{W}}_{t}}$ = 12600 J

Chọn đáp án D.

Câu 9: Một hòn bi có khối lượng 20 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4 m/s từ độ cao 1,6 m so với mặt đất. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được?

A.1,12 m                        B.2,42 m                        B.3,63 m                       D.4,56 m

                                                          Hướng dẫn

Gọi điểm B là điểm mà hòn bi đạt được.

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:

\[{{\text{W}}_{A}}={{\text{W}}_{B}}\Leftrightarrow {{h}_{\max }}\] = 2,42 m

Chọn đáp án B.

Câu 10: Một vật m trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 5 m và nghiêng một góc 30$^{0}$ so với mặt phẳng ngang. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng có độ lớn bằng một phần tư trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là:

A.4,5 m/s                   B.5 m/s                            C.3,25 m/s                         D.4 m/s

                                                           Hướng dẫn

Áp dụng định lí biến thiên động năng cho 2 vị trí vật bắt đầu chuyển động và khi vật dừng lại, ta có:

$\frac{1}{2}m{{v}^{2}}-0=-{{A}_{ms}}+{{A}_{P}}$

$\Leftrightarrow \frac{1}{2}m{{v}^{2}}-0=-{{F}_{ms}}.s+{{A}_{P}}.s$

$=-\frac{1}{4}mg.s+mgs\cos {{60}^{0}}$

$\Leftrightarrow \frac{1}{2}m{{v}^{2}}=\frac{1}{4}mgs$

$\Leftrightarrow v=\sqrt{\frac{1}{2}.g.s}$ = 5 m/s

Chọn đáp án B.    

    

Bài viết gợi ý: