TỔNG ÔN : PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH

 

Câu 1 : Chứng minh ngòi bút chính luận sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc qua Tuyên ngôn Độc lập ?

        + Nghệ thuật văn chính luận : kết cấu chặ chẽ , lập luận sắc bén, kết hợp tư duy logic và tư duy hình tượng

  • Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập
  • + Trình tự lập luận : Trích dẫn những lời bất hủ về quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập của Mĩ để từ cơ sở đó, tác giả suy rộng ra quyền dân tộc tiếp theo là lời trích dẫn từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp 1791 để chốt lại bằng 1 lời khẳng định : “đó là lẽ phải không ai chối cãi được”’

  +Hiệu quả lập luận của những lời trích dẫn

  • Tạo 1 vị thế ngang hàng
  • Làm sáng tỏ tiscnh chất hợp qui luật của cách mạng Việt Nam
  • Tạo cơ sở pháp lí vững vàng , mang tầm vóc quốc tế cho lời tuyên bố độc lập của Việt Nam trong “Tuyên ngôn độc lập
  • Việc trích dẫn cũng thể iện 1 nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa sắc sảo , kiên quyết của người viết

+Hiệu quả của những lời luận bàn , mở rộng , sáng tạo , nâng cao

-Đóng góp lớn về mặt tư tưởng của Hồ Chí Minh về mặt lí luận đối với phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới , một trong ba dòng thác cách mạng sẽ phát triển mạnh mẽ vào nửa sau thế kỉ XX

-Phân tích nghệ thuật lập luân sắc bén của tác giả trong phần 2 của bản Tuyên ngôn độc lập nhằm bác bỏ luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp, khnwgr định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam

     +Luận điệu kẻ cướp của thực dân Páp

      +Nội dung của Tuyên ngôn độc lập có thể coi như 1 cuộc tranh luận ngầm bác bỏ hoàn toàn luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp

  • Phủ định thực dân ở Việt Nam
  • Phủ định công khai hóa Việt Nam của thực dân Pháp
  • Phủ định luận điệu kẻ cướp cho rằng Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp
  • Bản Tuyên ngôn độc lập cũng lên án tội ắc dã man của thực dân
  • Tất cả những lí lẽ đanh thép , những bằng chứng hùng hồn trên đã bác bỏ luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp và đưa đến 1 kết luận không ai có thể phủ nhận được “nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do , độc lập , và thực sự đã trở thành một nước tự do , độc lập”

 

Câu 2 : Trình bày hoàn cảnh ra đời , mục đích sáng tác và các nội dung chính của bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

A . Hoàn cảnh sáng tác

        -Ngày 19-8-1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân . Ngày 26-8-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt bắc về tới Hà Nội . Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà 48 phố Hàng Ngang .Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”.

        -Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.

B. Mục đích sáng tác:

        -Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

        -Ngăn chặn âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta của bọn đế quốc thực dân.

       -Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

        -Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc.

 

Câu 3 : Nêu tóm tắt giá trị lịch sử , giá trị văn học của bản Tuyên ngôn đọc lập của Hồ Chí Minh

     +Giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn:

        -“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó.

         -Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự do, kỷ nguyên nhân dân làm chủ đất nước.

       +Gía trị Văn học

         ­-“Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của Việt Nam.

          -“Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc

 

Câu 4 : Trong phần mở đầu của bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh đã trích những bản tuyên ngôn nào ? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì

  1. Trích dẫn: trích dẫn lời bất hủ về quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập để tù cơ sở đó , tác giả suy rộng ra quyền dân tộc . Tiếp theo là lời trích dẫn từ Tuyen ngôn độc lập Nhân quyền à Dân quyền của Phaps1791 để chốt lại bằng 1 khẳng định : đó là lẽ phải không ai có thể chối cĩa được.

2. Hiệu quả của phần trích  dẫn

        -Mở đầu Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam – Tuyên ngôn độc lập của Mĩ 1776 – Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Phap 1791 , Mĩ  và Pháp là 2 cường quốc bấy giờ => Tọa 1 vị thế ngang hàng : ba bản Tuyên ngôn – ba cuộc cách mạng

         -Thể hiện niềm tự hào dân tộc => tầm vóc , tính chát hợp quy luật của cách mạng Việt nam

         -Tư tưởng vĩ đại của 2 vbanr Tuyên ngôn được trích dẫn => Tạo cơ sở pháp lí vững vàng , mang tầm vóc quốc tế cho lời tuyên bố độc lập của Việt Nam trong Tuyên ngôn độc lập

3 Hiệu quả của cách lập luận chặt chẽ và lí le đanh thép sau phần trích dẫn

       ­-Suy rộng ra từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ , suy rộng từ quyền con người sang quyền dân tộc trên toàn thế giới , 1 trong 3 dòng thác cách mạng phát triển mạnh mẽ

=>Lí lẽ đanh thép

=>Nghệ thuật lập luận khéo léo => tôn trọng , kiên quyết , sắc sảo

 

Câu 5 : Thái độ của người nghe như thế nào ?

        -Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” cho ai nghe? Rõ ràng, Bác đọc “Tuyên ngôn Độc lập” cho toàn thể đồng bào cả nước và nhân dân thế giới. Điều này ai cũng biết. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Người viết không chỉ cho đồng bào và thế giới chung chung, vì như thế không cần nhiều đến những lời lẽ lập luận chặt chẽ, đanh thép đến vậy. Ở đây, người nghe là kẻ thù xâm lược Pháp và Mĩ mới là đối tượng Bác hướng tới. Từ đó ta mới hiểu, trong màn thuyết phục này, dù “Tuyên ngôn Độc lập” đã dùng đầy đủ lí lẽ nhưng người nghe vẫn có thái độ cố chấp, không đủ trí tuệ để nhận thức đúng, đầy đủ những nội dung, giá trị trong lòng người nói. Thế mới biết “sự cố chấp”, “ngang tàng” và “bạo ngược” của bọn đế quốc và thực dân xâm lăng! Quân xâm lược đã lắng nghe với một thái độ chống đối. Người viết bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng thừa hiểu rằng “mâu thuẫn giữa Anh-Mĩ-Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh, Mĩ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương” (Nhận định của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ngày 15-8-1945). Và đúng như dự định, sau “Tuyên ngôn Độc lập” chỉ có 21 ngày, núp dưới bóng quân Anh, thực dân Pháp đã nổ súng và Nam Bộ kháng chiến bắt đầu. Một lần nữa khẳng định, Hồ Chủ tịch luôn là người lãnh đạo “biết người biết mình trăm trận trăm thắng” trong mọi quyết sách của dân tộc.

       -Có thể nói, từ góc nhìn lí thuyết lập luận, chúng ta có thể nhận thấy một cách hiển ngôn hơn về nghệ thuật hùng biện, triết luận sâu sắc, hùng hồn và đanh thép trong từng câu văn của bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Tài nghệ ở đây là dàn dựng được cơ sở lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận cứ, luận chứng, lí lẽ, bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau “những lời lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hoá lớn đã tổng kết được trong một bản Tuyên ngôn ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và của nhân loại” [Nguyễn Đăng Mạnh: 2006, tr.460]. Quả thật, bên trong tiếng nói của trí tuệ là tiếng nói của trái tim. Trong cơn bão khốc liệt của chủ nghĩa bạo lực, chủ nghĩa khủng bố đang diễn ra trong thời đại ngày nay, những lời suy rộng của “Tuyên ngôn Độc lập” đang vang lên như những tiếng chuông cảnh tỉnh: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bài viết gợi ý: