Hướng dẫn

Trọng tâm của bài luận- là quan niệm, thái độ của cộng đồng, của xã hội với những người nhiễm HIV và suy nghĩ của bản thân anh (chị) trước vấn đề này. Trong đó, cần nhấn mạnh rằng, sự phân biệt, kì thị với những người nhiễm HIV là thái độ sai lầm. Thái độ đó sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho toàn xã hội. Vì thế, cần phải lên tiếng một cách thẳng thắn về căn bệnh thế kỉ này vì im lặng "đồng nghĩa với cái chết".

Có thể tham khảo gợi ý sau:

– Nêu vắn tắt sự lan tràn với tốc độ khủng khiếp của đại dịch AIDS trên phạm Vi toàn thế giới; chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là thái độ bàng quan hoặc xa lánh của cộng đồng đối với những người bị nhiễm bệnh; trích dẫn lời cảnh báo của Nguyên Tổng thư kí Liên hiệp quốc Cô-phi An-nan: "Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng ‘đồng nghĩa với cái chết".

– Giải thích ngắn gọn tư tưởng được nêu trong lời thông điệp:

+ Phê phán, phủ định sự phân biệt, kì thị với những người bị nhiễm HIV/AIDS. Có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý sau: Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ: Vì sao tác giả gọi đó là một thế giới khốc liệt? Khái niệm "chúng ta và họ" nghĩa là gì? Bằng cách nói này, Cô-phi An-nan muốn phủ định, phê phán thái độ sai lầm nào của cộng đồng xã hội? Chúng ta không thể tách biệt và quay lưng với những con người bất hạnh, những người rất cần sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần…

+ Chỉ ra hậu quả nặng nềcủa thái độ sai lầm đó: Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết: Im lặng nghĩa là gì? Vì sao thái độ đó lại đồng nghĩa với cái chết? Chính sự bàng quan và né tránh của cộng đồng đã làm tăng nguy cơ lây nhiễm căn bệnh chết người này trên phạm vi toàn thế giới.

– Bàn luận, mở rộng vấn đề:

+ Hiện tượng phân biệt "chúng ta" và "họ" là phổ biến trên thế giới. Những người nhiễm HIV thường bị cộng đồng dân cư nơi họ làm việc, sinh sống coi thường, xa lánh; những người chưa nhiễm bệnh coi HIV không phải là chuyện của mình…

+ Thái độ ấy đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: người mắc bệnh không dám công khai nên nguy cơ lây nhiễm càng cao; người chưa mắc bệnh thiếu sự hiểu biết nên khôngbiết cách phòng tránh… Im lặng còn là sự dửng dưng, mất cảnh giác và thiếu tinh thần đấu tranh trước đại dịch AIDS. Trong khi đó, hiểm hoạ này có thể tấn công bất kì ai, vào bất kì lúc nào… Sự "im lặng" của "chúng ta" và "họ" đã tạo điều kiện thuận lợi cho căn bệnh thế kỉ gieo rắc cái chết khắp nơi và với một tốc độ kinh hoàng…

– Liên hệ bản thân:

+ Trên địa bàn cư trú của anh (chị), cộng đồng có thái độ như thế nào trước những người bị nhiễm HIV? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đối với việc phòng, chống căn bệnh này? Theo anh (chị) cần phải làm gì để thay đổi tình trạng đó?

+ Bản thân anh (chị) đã có những hành động cụ thể nào để góp phần vào cuộc chiến đấu chống lại hiểm hoạ HIV?

– Khẳng định sự đúng đắn và sâu sắc tronglời kêu gọi đầy tâm huyết của vị nguyên là Tổng thư kí Liên hiệp quốc. Mỗi chúng ta, đặc biệt là những người trẻ tuổi, cần phải tích cực góp phần vào việc thay đổi thái độ đối với những người nhiễm HIV. Bởi vì, đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đối với mục đích đẩy lùi đại dịch này…

Bài viết gợi ý: