TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Cho một gương phẳng và một bút chì. Vẽ vị trí của gương và bút chì

Đặt bút chì song song với gương : Ảnh song song cùng chiều với vật

 

Đặt bút chì vuông góc với gương : Ảnh cùng phương nhưng ngược chiều với vật

 

2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng:

Bố trí thí nghiệm như hình 6.2:

Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn.

Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng.

Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.

PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm

BÀI TẬP

Bài 1:

Một người đứng trước gương phẳng như hình vẽ. Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy ?

Hướng dẫn giải:

Không nhìn thấy điểm N’ vì các tia sáng từ điểm sáng N tới gương cho các tia phản xạ không lọt vào mắt ta.

Nhìn thấy điểm M’ vì có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua M’.

4. Luyện tập Bài 6 Vật lý 7

Qua bài Thực hành Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

Luyện tập vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.

Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng.

4.1. Trắc nghiệm

 Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra

Câu 1: Một điểm sáng s đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d. So sánh d và d’ :

A. d = d’

B. d > d'

C. d < d’

D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.

Câu 2: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào sau đây?

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật

D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Câu 3: Một người cao 1,7m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 1,5m

B. 1,25m

C. 2,5m

D. 1,7m

Câu 4: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 3m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 3m

B. 1,25m

C. 1,5m

D. 1,6m

Câu 5: Chọn phát biểu đúng:

A. ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật

B. ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuôc vào vị trí đặt vật trước gương

C. nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

D. ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích hước bằng vật

Câu 6: Cho điểm sáng S trước gương phẳng, cách gương một khoảng 40cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là

A. 80cm

B. 60cm

C. 40cm

D. 20cm

Câu 7: Chọn câu trả lời sai:

A. Gương phẳng là phần mặt phẳng nhẵn phản xạ hầu như hoàn toàn ánh sáng chiếu tới

B. Chùm tia tới gương phẳng là chùm hội tụ thì chùm phản xạ cũng hội tụ

C. Chùm tia tới gương phẳng là chùm phân kì thì chùm phản xạ cũng phân kì

D.. Chùm tia tới gương phẳng là chùm hội tụ thì chùm phản xạ phân kì và ngược lại

Câu 8: Nếu dùng một cái đèn pin chiếu một chùm sáng song song vào gương phẳng thì chùm sáng phản xạ sẽ là chùm nào trong các chùm sau?

A. Song song

B. Phân kì

C. Hội tụ

D. Không có trùm phản xạ trở lại

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng:

A. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật

B. Ảnh thật cùng chiều và bằng vật, đối xứng nhau qua gương

C. Ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật, đối xứng nhau qua gương

D. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật

4.2 Bài tập sách giáo khoa

C1) Cho một gương phẳng (hình 6.1) và một bút chì.

a) Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau đây:

- Song song, cùng chiều với vật.

- Cùng phương, ngược chiều với vật.

b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.

 

Hướng dẫn giải:

Vẽ vị trí của gương và bút chì Đặt bút chì song song với gương : Ảnh song song cùng chiều với vật

Đặt bút chì vuông góc với gương. Ảnh cùng phương nhưng ngược chiều với vật:

C2) Bố trí thí nghiệm như hình 6.2. Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương. PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng

Hướng dẫn giải: Tiến hành thí nghiệm xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng trên lớp

C3) Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tang hay giảm?

Hướng dẫn giải: Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm

C4) Một người đứng trước gương phẳng (h 6.3). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy ?

Hướng dẫn giải:

Không nhìn thấy điểm N’ vì các tia sáng từ điểm sáng N tới gương cho các tia phản xạ không lọt vào mắt ta.

Nhìn thấy điểm M’ vì có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua M’

 

Bài viết gợi ý: