VIẾT ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG ÔNG HAI QUA TRUYỆN NGẮN “LÀNG”

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn khoảng hơn nửa trang giấy thi theo lối diễn dịch phân tích tâm trạng ông Hai qua truyện ngắn “Làng” (Kim Lân)

Bài làm

             Qua truyện ngắn “Làng”, diễn biến tâm trạng nhan vật ông Hai đã được nhà văn Kim Lân diễn tả thật cụ thể, sinh động. Ông Hai là một người yêu làng tha thiết, ông hay kể, hay khoe về làng của mình một cách háo hức, say mê. Khi kháng chiến bùng nổ, vì điều kiện hoàn cảnh gia đình, ông Hai buộc phải đi tản cư, ở nơi tản cư, ông nhớ da diết cái làng thân yêu của mình. Ông thường xuyên ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức về làng. Mọt hôm như bao hôm khác, ông cũng tới phòng thông tin để “nắm bắt tình hình, bao nhiêu tin hay làm ruột gan ong lão cứ như múa cả lên”. Từ phòng thông tin ra, ông định rẽ vào quán của vợ, ông gặp một đám người tản cư mới ở dưới xuôi lên, vui mừng lân la trò chuyện, vừa nhắc đến làng chợ Dầu, ông háo hức hỏi thăm nhưng rồi một người đàn bà đã nói cho ông một cái tin sét đánh: làng Chợ Dầu theo Tây. Thoạt nghe, ông sững sờ, hốt hoảng, bàng hoàng như không thể tin nổi vào tai mình nữa. Người ta cứ lao xao bàn tán, ông nén lại cơn đau, đánh trống lảng trở về nhà trong nỗi xấu hổ. Ông cứ cúi gằm mặt mà đi, ông sợ có người nhận ra mình là người làng chợ Dầu mà ngày xưa ông từng tự hào, giờ đây làng lại theo Tây, trở thành kẻ bán nước. Về đến nhà, ông chán chường, mệt mỏi. Tâm trạng ấy kéo dài trong ông, bủa vây ông làm ông buồn bã đến mức nhìn lũ con mà cũng tủi thân rơi nước mắt “Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...” Và cả tối hôm ấy, ông Hai và bà Hai cũng chẳng ai dám nói chuyện với ai....lòng nặng trĩu như đám mây xám xịt chuẩn bị rơi xuống những giọt mưa sầu. Mấy hôm sau, ông Hai cũng chẳng dám đi đâu, chỉ ru rú xó nhà trong nỗi đau khổ, tủi nhục, cảm giác như mình là kẻ có tội, nỗi ấm ảnh, dằn vặt cứ đeo bám chẳng dứt ra được. Chả biết phải làm sao, ông đành tâm sự với đứa con út cho vơi đi được phần nào. Qua những lời tâm sự ấy, ta càng thấy rõ tình yêu sâu đậm của ông đối với làng chợ Dầu, một tình cảm trung thành, nguyên sơ với cách mạng, với cụ Hồ, với kháng chiến. Cho đến một hôm, có người đàn ông đến kéo ông Hai đi ngay lập tức, đến tối mịt mới về với đôi mắt hung đỏ, chắc rằng ông đã khóc trong hạnh phúc, ông đã nghe tin cải chính, làng chợ Dầu không hề theo giặc. Với vẻ mặt rạng rỡ, ông còn lấy bánh chia cho các con. Ông lại sang hàng xóm, sang bác Thứ khoe “Tây đốt nhà tôi rồi...”. Ông khoe khắp nơi cho hả nỗi vui sướng. Ông chính là nhân vật điển hình, tiêu biểu cho người nông dân năm đầu kháng chiến chống Pháp có tình yêu quê hương sâu nặng.

Bài viết gợi ý: