HỆ THỐNG KIẾN THỨC BÀI

“CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”

  1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm
  • Tác giả: Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. 
  • Tác phẩm: "Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.
  1. Các yếu tố kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
  • Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa
  • Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi đưa về dương thế
  • Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi biến mất.
  1. Nêu ý nghĩa của các chi tiết kì ảo đó
  • Những chi tiết có yếu tố kì ảo góp phần làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, khao khát phục hồi danh dự
  • Thể hiện những ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta
  • Làm kết thúc truyện thêm phần có hậu
  • Cách kết thúc làm nên đặc trưng của thể loại truyền kì
  • Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của truyện
  1. Viết 1 đoạn văn theo lối diễn dịch khoảng nửa trang giấy thi cảm nhận về nhân vật Vũ Nương

Bài làm

       Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một người phụ nữ có tư dung tốt đẹp nhưng lại phải sống một cuộc đời đầy bất công, oan nghiệt. Vũ Nương là người phụ nữ thùy mị, nết na, là người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo. Khi Trương Sinh đi lính, nàng dặn dò, cầu cho chàng được bình an trở về, không mong được “ấn phong hầu” “mặc áo gấm”. Trương Sinh đi được ít lâu thì nàng sinh con, một mình nuôi con vất vả, chăm sóc mẹ già. Khi mẹ mất, nàng lo liệu chu đáo cho mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Tuy Vũ Nương có tấm lòng đáng quý, thủy chung, son sắt như vậy nhưng lại phải sống một cuộc đời nhiều trái ngang. Nàng lấy phải một người chồng thất học, tính tình độc đoán, đa nghi. Rồi chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị chồng nghi oan, không có cơ hội thanh minh. Người chồng độc đoán, xã hội phong khiến nam quyền hà khắc, sự bất công trong xã hội,…tất cả đã đẩy Vũ Nương đến bước đường cùng. Nàng đã chọn cái chết để giải thoát, để chứng minh cho sự trinh bạch của mình. Nàng gieo mình xuống sông tự vẫn. Quan đây ta phần nào hiểu được cuộc đời, số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, từ đó cảm thông sâu sắc đồng thời lên án chế độ phong kiến đã đẩy người phụ nữ vào vực sâu bi thảm.

 

 

 

Bài viết gợi ý: