Kinh độ:
Kinh độ, được ký hiệu bằng chữ cái tiếng Hy Lạp lambda (λ), là giá trị tọa độ địa lýtheo hướng đông-tây, được sử dụng phổ biến nhất trong bản đồ học và hoa tiêutoàn cầu. Một đường kinh độ được gọi là kinh tuyến và nó tạo thành một nửa đường tròn lớn. Hiểu theo cách đơn giản là kinh độ là các đường thẳng, thay vì vĩ tuyến và vĩ độ nằm ngang.
Vĩ độ:
Vĩ độ, thường được ký hiệu bằng chữ cái phi ({\displaystyle \phi \,\!}) trong bảng chữ cái Hy Lạp, là giá trị xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất (hay cáchành tinh khác) ở phía bắc hay phía nam của xích đạo. Vĩ tuyến là các đường nằm ngang được chỉ ra trên các bản đồ chạy theo hướng đông-tây. Về mặt toán học, vĩ độ là giá trị góc tính bằng độ (ký hiệu °) và/hoặc các đơn vị nhỏ hơn (như phút, giây v.v) nằm trong khoảng từ 0° ở xích đạo tới 90° ở hai cực (90° vĩ bắc đối với Bắc cực hay 90° vĩ nam choNam cực của Trái Đất). Góc phụ nhau của vĩ độ gọi là độ dư vĩ. Có thể hiểu đơn giản là vĩ độ là các đường nằm ngang.