I.TÓM TẮT

1. Kiến thức cần nắm

1.1. Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng thuốc tím (kali pemanganat)

Kali pemanganat   \[\overset{{{t}^{0}}}{\mathop{\to }}\,\]  Kali manganat + manganđioxit +oxi

1.2. Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxihiđroxit (nước vôi trong)

Canxihiđroxit   +   natricacbonat  \[\overset{{{t}^{0}}}{\mathop{\to }}\,\] Canxicacbonat +   natrihiđroxit

2. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

1) Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.

2) Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.

3) Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.

4) Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.

5) Phải mang kính bảo hộ.

6) Phải cột tóc gọn lại.

7) Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.

8) Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.

9) Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.

10) Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.

11) Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

12) Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.

13) Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.

II. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím)

  • chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không?
  • Quan sát màu của dung dịch trong hai ống nghiệm.

Bài làm:

Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím)

Dụng cụ và hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, đóm,…
  • Hóa chất: kali pemanganat (thuốc tím)

Cách tiến hành:

  • Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia làm ba phần.
  • Bỏ một phần vào nước đứng trong ống nghiệm (1), lắc cho tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).
  • Bỏ hai phần vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng (làm như cách đun nóng ở thí nghiệm 2, bài thực hành  1). Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan.

Hiện tượng - giải thích:

  • Ống nghiệm (1): thuốc tím tan hết trong nước tạo thành dung dịch có màu tím.
  • Ống nghiệm (2): Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan thì thấy chất rắn không tan hết, dung dịch có màu tím nhạt hơn so với ống nghiệm (1).

Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit

  • Quan sát thấy gì trong mỗi ống nghiệm?
  • Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học ? Giải thích.
  • Ghi lại hiện tượng trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình phản ứng.

Cho biết : a) Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước ;

                 b) Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hidroxit.

Bài làm:

Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit

Dụng cụ và hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệm, công tơ hút, kẹp gỗ,…
  • Hóa chất: dung dịch canxi hidroxit, dung dịch natri cacbonat.

Cách tiến hành:

  • Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hidroxit).
  • Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong. Quan sát thấy gì trong mỗi ống nhiệm?

Hiện tượng – giải thích:

  • Ta thấy ống nghiệm (1) đều không hiện tượng gì, còn ống nghiệm (2) đều thấy xuất hiện kết tủa trắng.

 

Bài viết gợi ý: