BÀI 30 Truyền tin qua xinap

 

  1. KHÁI NIỆM XINAP    

 

Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác như: tế bào cơ, tế bào tuyến … có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.

 Có 2 loại xináp: xináp hóa học và xináp điện.

 

  1. CẤU TẠO XINAP

 

-        Xinap gồm màng trước, màng sau, khe xinap và chuỳ xinap. Chùy xinap có các bọc chứa chất trung gian hóa học.

 Chùy xináp gồm: Ti thể, túi chứa chất trung gian hóa học và màng trước xi náp.

– Khe xináp.

– Màng sau xináp và thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học.

– Mỗi xináp chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học.

– Chất trung gian hóa học phổ biến ở động vật là axetincolin và noradrenalin

 

III.   QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINAP

Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau:

-        Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.

-        Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.

-        Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp

 

 

PHẦN II - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

 

Câu.1      Chất trung gian hoá học có vai trò như thế nào trong việc truyền tin qua xináp?

TRẢ LỜI:

-        Chất trung gian hoá học đi qua khe xinap làm thay đổi tính thấm ở màng sau xináp và làm xuất hiện xung thần kinh lan truyền đi tiếp. Enzim có ở màng sau xináp thuỷ phân axêtincholin thành axêtát và côlin. Hai chất này quay trở lại chuỳ xináp và được tái tổng hợp lại thành axêtincôlin chứa trong các bóng xináp.

Câu.2      Hiện tượng chậm xináp là gì?

TRẢ LỜI:

-        Do số lượng kích thích đến màng trước xináp quá nhiều cùng lúc, làm cho các túi chứa chất trung gian hoá học bị vỡ ra và không kịp tái tạo ở màng trước. Dẫn đến các xung thần kinh không thể truyền đi tiếp đến màng sau gọi là hiện tượng chậm xináp.

Câu.3      Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều (từ màng trước đến màng sau)?

TRẢ LỜI:

-        Vì màng sau không có chất trung gian hoá học để đi về phía màng trước và màng trước cũng không có các thụ thể để tiếp nhận chất trung gian hoá học

Câu.4      Trình bày các giai đoạn truyền tin qua xináp

TRẢ LỜI:

Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau:

-        Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.

-        Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.

-        Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp

Câu5   Trình bày tóm tắt quá trình hình thành và dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ. Từ đó hãy giải thích vì sao xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm tới cơ quan đáp ứng?

TRẢ LỜI:

Quá trình hình thành và lan truyền xung thần kinh trên sợi trục:

  1. Quá trình hình thành điện thế hoạt động trên sợi trục thần kinh:

-     Khi bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi, kênh Na+ mở ra, Na+ tràn vào trong  mất phân cực và đảo cực.

-    Kênh Na+ đóng lại nhanh, kênh K+ mở ra, K+ tràn ra ngoài=> tái phân cực.

-   Bơm Na-K hoạt động bơm trả Na+ và K+ về 2 bên màng.

  1. Quá trình lan truyền xung trên sợi trục thần kinh:

- Khi Na+ tràn vào sẽ tạo dòng ion chạy từ điểm kích thích sang vùng kế cận.

-   Dòng ion kích thích và thay đổi tính thấm của màng => Kênh Na+ mở ra và cứ thế tiếp diễn làm cho xung thần kinh được lan truyền dọc sợi trục thần kinh.

  1. Quá trình giữa các sợi thần kinh trong một cung phản xạ:

-     Khi luồng thần kinh truyền tới đầu mút sợi => tính thấm Ca2+ ở màng trước xinap bị thay đổi, Ca2+ đi vào chùy xinap

-  Bóng chứa chất hóa học vỡ ra =>giải phóng chất hóa học vào khe xinap

-    Chất hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap, làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xinap và thông tin được lan truyền.

  1. Xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm tới cơ quan đáp ứng. Vì:

-     Chỉ ở chùy xinap mới có bóng chứa chất hóa học trung gian.

 

-     Chỉ màng sau xinap mới có các cơ quan tiếp nhận các chất này.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Sự lan truyền xung thân fkinh trên sợi có bao miêlin “ngảy cóc” vì

A. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie

B. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng

C. giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện

D. tạo cho tốc độ truyền xung quanh

Câu 2. Trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn tái phân cực vì

A. Nađi vào ồ ạt làm phía ngoài màng tế bào tích điện âm và phái trong màng tế bào tích điện âm

B. Kđi ra ồ ạt làm phía ngoài tế bào tích điện dương và phía trong màng tế bào tích điện âm

C. Nađi vào ồ ạt làm phái ngoài màng tế bào tích điện dương và phái trong màng tế bào tích điện âm

D. Nađi vào ồ ạt làm phía ngoài màng tế bào tích điện âm và phía trong màng tế bào tích điện dương

Câu 3. Trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực vì

A. Kđi vào trong tế bào làm trung hòa điện tích âm phía trong màng tế bào

B. Nađi vào trong tế bào làm trung hòa điện tích âm phía trong màng tế bào

C. Kđi ra ngoài tế bào làm trung hòa điện tích phía ngoài màng tế bào

D. Nađi ra ngoài tế bào làm trung hòa điện tích phía ngoài màng tế bào

Câu 4. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”,

A. chậm và tốn ít năng lượng

B. chậm và tốn nhiều năng lượng

C. nhanh và tốn ít năng lượng

D. nhanh và tốn nhiều năng lượng

Câu 5. Trên sợi trục không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do

A. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực

B. đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực

C. mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực

D. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực

Câu 6. Trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn đảo cực vì

A. Kđi ra nhiều, làm phía ngoài màng tế bào tích điện dương và phía trong màng tế bào tích điện âm

B. Kđi vào còn dư thừa, làm phía trong màng tế bào tích điện dương và mặt ngoài tích điện âm

C. Nara nhiều, làm phía ngoài màng tế bào tích điện dương và phía trong màng tế bào tích điện âm

D. Nađi vào còn dư thừa, làm phía trong màng tế bào tích điện dương và phía ngoài màng tế bào tích điện âm

Câu 7. Cho các trường hợp sau:

(1) Diễn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác

(2) Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo

(3) Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng

(4) Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm nào?

A. (1) và (4)       B. (2), (3) và (4)

C. (2) và (4)       D. (1), (2) và (3)

Câu 8. Xung thần kinh xuất hiện và lan truyền trên trục sợi thần kinh có bao miêlin

(1) tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”

(2) theo lối nhảy cóc nên tốc độ dẫn truyền nhanh

(3) tốn ít năng lượng hơn trên sợi không có bao miêlin

(4) có biên độ giảm dần khi chuyển qua eo Ranvie

(5) không thay đổi điện thế khí lan truyền suốt dọc sợi trục

Tổ hợp nào sau đây là đúng với xung thần kinh có bao miêlin ?

A. (1), (2), (3) và (4)

B. (1), (2), (3) và (5)

C. (1), (2), (4) và (5)

Câu 9. Cường độ kích thích lên sợi trục của một nơron tăng sẽ làm cho

A. biên độ của điện thế hoạt động tăng

B. tần số điện thế hoạt động tạo ra tăng

C. thời gian xuất hiện điện thế hoạt động tăng

D. tốc độ lan truyền điện thế hoạt động tăng

Câu 10. Xung thần kinh xuất hiện

A. khi xuất hiện điện thế hoạt động

B. tại thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động

C. tại thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động

D. sau khi xuất hiện điện thế hoạt động

Câu 11. Có bao nhiếu ý sau đây đúng về bơm Na – K?

(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào

(2) Có nhiệm vụ chuyển Ktừ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Kở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(3) Có nhiệm vụ chuyển Natừ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Naở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ

(4) Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp

(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Natừ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện

Phương án trả lời đúng là:

A. 2       B. 3       C. 4       D. 5

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

B

B

C

C

D

Câu

7

8

9

10

11

 

Đáp án

D

B

B

A

C


 

 

Bài viết gợi ý: