I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Hóa học và vấn đề Lương thực, thực phẩm

  • Do sự bùng nổ dân số và nhu cầu của con người ngày càng cao, do đó vấn đề đặt ra đối với lương thực, thực phẩm là: Không những cần tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng.
  • Hóa học đã góp phần làm tăng số lượng và chất lượng về lương thực, thực phẩm. Nghiên cứu và sản xuất các chất hóa học có tác dụng bảo vệ và phát triển động thực vật như: phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng.... Bằng phương pháp hóa học, tăng cường chế biến thực phẩm nhân tạo hoặc chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.

2. Hóa học và vấn đề May mặc

  • Nếu con người chỉ dựa vào tơ sợi thiên nhiên như bông, đay, gai,...thì không đủ.
  • Ngày nay việc sản xuất ra tơ, sợi hóa học đã đáp ứng được nhu cầu may mặc cho nhân loại.
  • So với tơ tự nhiên (sợi bông, sợi gai, tơ tằm), tơ hóa học như tơ visco, tơ axetat, tơ nilon,....có nhiều ưu điểm nổi bật: dai, đàn hồi, mềm mại, nhẹ, xốp, đẹp và rẻ tiền.
  • Các loại tơ sợi hóa học được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp nên dã đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng và mĩ thuật.

3. Hóa học với việc bảo vệ sức khỏe con người

  • Nhiều loại bệnh không thể chỉ dùng các loại cây cỏ tự nhiên trực tiếp để chữa trị.
  • Ngành Hóa dược đã góp phần tạo ra những loại thuốc tân dược có nhiều ưu thế: sử dụng đơn giản , khỏi bệnh nhanh, hiệu quả đặc biệt đối với một số bệnh do virut và một số bệnh hiểm nghèo...

II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Câu 1. (Trang 196 SGK) 

Chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?

Bài làm:

  • Vai trò của lương thực, thực phẩm:  cần thiết để duy trì sức khỏe
  • Như vậy, lương thực và thực phẩm có vai trò rất quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại hay diệt vong của loài người.

Câu 2. (Trang 196 SGK) 

Hóa học có thể là gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm?

Bài làm:

Để góp phần làm tăng sản lượng lương thực , thực phẩm, Hóa học có những hoạt động sau:

  • Nghiên cứu , sản suất các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật, động vật như :sản suất các thuốc bảo vệ thực vật , phân bón hóa học, các loại thuốc kích thích tăng trưởng.
  • Nghiên cứu nâng cao sản suất những hóa chất bảo quản lương thực , thực phẩm ,để nâng cao sản lượng lương thực , thực phẩm sau khi thu hoạch.
  • Bằng con đường chế biến lương thực , thực phẩm theo công nghệ hóa học để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, hoặc chế biến thực phẩm nhân tạo như tập hợp chất béo nhân tạo,..

Câu 3. (Trang 196 SGK) 

Hóa học có vai trò như thế nào trong việc đáp ứng nhu cầu may mặc và bảo vệ sức khỏe con người?

Bài làm:

  • Hóa học góp phần giải quyết những vấn đề may mặc cho nhân loại :
    • Nâng cao chất lượng, sản lượng các loại tơ.
    • Nghiên cứu, chế tạo nhiều loại thuốc nhuộm.
  • Hóa học với việc bảo vệ sức khỏe con người
    • Sản xuất hàng chục nhìn dược phẩm khác nhau để chữa, phòng ngừa bệnh; nâng cao sức khỏe con người
    • Dược phẩm gồm: thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh, ...

Câu 4. (Trang 196 SGK) 

Hãy lấy một thí dụ về chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe con người?

Bài làm:

Một số chất gây nghiện, chất ma túy có hại cho sức khỏe là thuốc lá, heroin, moocphin, các loại thuốc lắc, ...

Câu 5. (Trang 196 SGK) 

Trong danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm. Bộ Y tế quy định có 5 chất ngọt nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực, thực phẩm, nhưng có quy định liều lượng sử dụng an toàn. Thí dụ chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhận được là 0 – 15 mg/kg trọng lượng cơ thể một ngày. Như vậy, một người nặng 60kg, trong một ngày có thể dùng lượng chất đó tối đa là

A. 12 mg.                                                                

C. 10 mg.

B. 1500 mg.                                                            

D. 900 mg.

Bài làm:

Đáp án D

Như vậy, một người nặng 60kg, trong một ngày có thể dùng lượng chất đó tối đa là 15 . 60 = 900 mg.

 

Bài viết gợi ý: