AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
- HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG -
Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu - dưới chân núi Kim Phụng): Sông Hương nhìn từ nguồn cội.
- Đoạn 2 (tiếp – quê hương xứ sở): Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế.
- Đoạn 3 (còn lại): Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đòi và thi ca..
Câu 2 : Ý nghĩa nhan đề "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
Câu 3 : Sông Hương ở vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào ? Những hình ảnh , chi tiết , những liên tưởng và thủ pháp nghê thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả ?
Sông Hương ở thượng lưu được tác giả miêu tả như một dòng sông có vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại” nhưng cũng có lúc dịu dàng và say đắm.
- Nhà văn khắc họa dòng sông tươi đẹp và thơ mộng với những hình ảnh đầy ấn tượng: “một bản trường ca của rừng già”; “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác”, cuộn xoáy như một cơn lốc” nhưng có có lúc thơ mộng: “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Hình ảnh so sánh giúp bút kí như trở thành 1 tác phẩm lớn đồ sộ .
- Sử dụng nhiều phép tu từ: so sánh kết hợp nhân hóa: “sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”, “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng...”Câu văn thể hiện 1 sự liên tuoửng rộng . Cô gai Digan - 1 tộc nguoif ưu tự do hồn nhiên . Cách so sánh này khiến dòng sông không còn là một dòng sông vô tri vô giác mà đã trở thành 1 sinh thể sống đầy cá tính
Câu 4: Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả ? Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đó ?
Khi ra khỏi rừng sông Hương nhanh chóng mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuê “đã chế ngự sức mạnh bản năng ở ngoài con gái” để “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa sứ sở”.
Qya những câu văn miêu tả thủy trình của dòng sông đã giúp HPNT thê hiện sự am hiểu địa lí thủy trinhfcuar dòng sông : “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi” những ngọn đồi này “tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc”, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
"Sớm xanh , trưa vàng , chiều tím" đó phải chăng là màu tím trong thơ của Thanh Hải :'Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc" hay trong thơ của Lê Anh Xuân :'Con ssong xưa tuổi thơ ta tắm/Vẫn cònđây nước chẳng đổi màu/Hoa lục bình trôi tím dòng sông " Nhưng có lẽ màu tím tring "chiều tím' thì chỉ có riêng Huế mới có mà không nơi nào có đươc
* Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương trở nên vui tươi hẳn lên và đặc biệt chậm rãi, êm dịu.
- “Phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non...Đấy là điệu slow tình cảm riêng dành cho Huế”.
Khi chảy vào lòng thành phố Huế sông Hương mềm mại trở nên duyên dáng hài hòa , bình dị
- Tác giả so sánh những nét đặc trưng của sông Hương với những dòng sông: sông Xen, sông Đa – nuýp, đặc biệt sông Nê – va thể hiện niềm tự hào của tác giả với xứ Huế
Câu 6 : Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương trong lịch sử và thơ ca ? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả?
Qua cái nhìn và cảm nhận của âm nhạc , khoa hoc và lịch sử sông Hương đã trở thành 1 con sông đẹp và cổ kính vô cùng
- “điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố” của dòng sông Hương bộc lộ khát vọng cao đẹp của con người là muốn đem cái đẹp để xây dựng, bồi đắp văn hóa và lịch sử nước nhà.
Qua cách cảm nhận về âm nhạc dòng sống êm đềm như 1 điệu slow chậm dãi trữ tình sau lắng . Chất nhạc củ dòng sông còn được thể hiên ở lưu tốc dòng ông . Dong sông trôi đi chậm " Cơ hồ chỉ còn là môt mặt hồ yên tĩnh"
Câu 7: Qua đoạn trích , A(c) có nhận xét gì về nét riêng trong văn phong của tác giả ?
Nét đặc sắc trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Sông Hương là một dòng sông đẹp 1 dòng sông trữ tình thơ mộng và cũng là dòng sông của lịch sử thi ca....
- So Sánh liên tưởng độc đáo cùng với những hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn hóa, nghệ thuật... kết hợp vơi sự am hiểu thủy trình dòng sông và vốn từ vựng vô cùng phong phú ngôn ngữ biểu cảm mươt pha hòa cả chất nhạc.