BÀI TẬP ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM (PHẦN 1)
Câu 1: Hai lực trực đối cân bằng là:
A.Tác dụng vào cùng một vật.
B.Không bằng nhau về độ lớn.
C.Bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá.
D.Có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau.
Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực:
A.Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
B.Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại.
C.Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.
D.Lực và phản lực không thể cân bằng nhau.
Câu 3: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
A.Không đẩy gì cả.
B.Đẩy lên.
C.Đẩy xuống.
D.Đẩy sang bên.
Câu 4: Chọn câu sai:
A.Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do vệ tinh chịu hai lực cân bằng nhau.
B.Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau.
C.Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động.
D.Vecto hợp lực có hướng trùng với hướng của vecto gia tốc vật thu được.
Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?
A.Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
B.Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn.
C.Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật biến dạng.
D.Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng.
Câu 6: Có lực hướng tâm khi:
A.Vật chuyển động thẳng đều.
B.Vật đứng yên.
C.Vật chuyển động thẳng.
D.Vật chuyển động cong.
Câu 7: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc?
A.Lớn hơn B.Nhỏ hơn
C.Không thay đổi D.Bằng 0
Câu 8: Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trời và do Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất?
A.Hai lực này cùng phương, cùng chiều.
B.Ha lực này cùng chiều, cùng độ lớn.
C.Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
D.Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.
Câu 9: Lực và phản lực không có tính chất sau:
A.Luôn xuất hiện từng cặp.
B.Luôn cùng loại.
C.Luôn cân bằng nhau.
D.Luôn cùng giá, ngược chiều.
Câu 10: Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào:
A.Khối lượng của Trái Đất.
B.Môi trường giữa hai vật.
C.Thể tích của hai vật.
D.Khối lượng và khoảng cách giữa hai vật.
Câu 11: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
B.Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
C.Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
D.Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A.Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.
B.Lực ma sát nghỉ luôn luôn trực đối với lực đặt vào vật.
C.Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.
D.Khi vật chuyển động hoặc có xu hướng chuyển động đối với mặt tiếp xúc với nó thì phát sinh lực ma sát.
Câu 13: Chọn phát biểu đúng:
A.Lực ma sát luôn ngăn cản chuyển động của vật.
B.Hệ số ma sát trượt lớn hơn hệ số ma sát nghỉ.
C.Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích tiếp xúc.
D.Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.
Câu 14: Chọn câu đúng? Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính làm vỡ kính.
A.Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
B.Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
C.Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
D.Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Câu 15: Chọn phát biểu đúng? Tổng hợp lực là:
A.Là phân tích nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống như các lực ấy.
B.Là thay thế các lực đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.
C.Là phân tích các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.
D.Là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng các lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.
Câu 16: Một hợp lực 1 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
A.0,5m B.2m C.1m D.4m
Hướng dẫn
Ta có: F = ma nên $a=\frac{F}{m}=\frac{1}{2}\frac{m}{{{S}^{2}}}$
$S={{v}_{0}}t+\frac{1}{2}a{{t}^{2}}=0+\frac{1}{2}.\frac{1}{2}{{.2}^{2}}$ = 1m
Chọn đáp án C.
Câu 17: Mặt trăng có khối lượng 7,5.10$^{22}$ kg, Trái Đất có khối lượng 6.10$^{24}$kg. Khoảng cách giữa các tâm của chúng là 384000 km. Lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn :
A.${{10}^{20}}$ N B.${{10}^{22}}$ N C.2.10$^{22}$ N D.2.10$^{20}$ N
Hướng dẫn
${{F}_{hd}}=G.\frac{{{M}_{1}}{{M}_{2}}}{{{r}^{2}}}=\frac{6,{{67.10}^{-11}}.{{(7,{{5.10}^{22}}{{.6.10}^{24}})}^{2}}}{{{({{384.10}^{6}})}^{2}}}={{2.10}^{20}}$ N
Chọn đáp án D.
Câu 18: Một ô tô khối lượng 1000 kg đang chạy với vận tốc 72 km/h. Muốn xe dừng lại trong 10s thì phải tác dụng vào xe một lực hãm bằng bao nhiêu?
A.3000N B.1500N C.1000N D.2000N
Hướng dẫn
Ta có: $v={{v}_{0}}+at\Rightarrow a=\frac{v-{{v}_{0}}}{t}=\frac{0-20}{10}=-2m/{{s}^{2}}$
Vậy độ lớn lực tác dụng là: F = ma = 1000.2 = 2000N
Chon đáp án D.
Câu 19: Lò xo có độ cứng k$_{1}$ = 400 N/m ; lò xo 2 có độ cứng là k$_{2}$ = 600 N/m. Hỏi nếu ghép nối tiếp 2 lò xo thì độ cứng là bao nhiêu?
A.200 N/m B.250 N/m C.240 N/m D.300 N/m
Hướng dẫn
Hai lò xo ghép nối tiếp $\Rightarrow \frac{1}{k}=\frac{1}{{{k}_{1}}}+\frac{1}{{{k}_{2}}}\Rightarrow k$ = 240 N/m
Chọn đáp án C.
Câu 20: Một lực tác dụng vào vật trong thời gian 0,6 s thì vận tốc của vật giảm từ 9 m/s đến 6 m/s. Nếu tăng độ lớn của lực lên gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực thì trong bao lâu nữa vật đó dừng lại?
A.0,9s B.0,6s C.1,2s D.0,3s
Hướng dẫn
Ta có: $v={{v}_{0}}+{{a}_{1}}t\Rightarrow {{a}_{1}}=\frac{v-{{v}_{0}}}{t}=5m/{{s}^{2}}$
${{F}_{2}}=2{{F}_{1}}\Rightarrow {{a}_{2}}=2{{a}_{1}}=10m/{{s}^{2}}$
$\Rightarrow t=\frac{v-{{v}_{0}}}{{{a}_{2}}}$ = 0,6s
Chọn đáp án B.
Câu 21: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250 N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02 s thì bóng sẽ bay đi với vận tốc bằng bao nhiêu?
A.0,01 m/s B.2,5 m/s C.0,1 m/s D.10 m/s
Hướng dẫn
Ta có: $a=\frac{F}{m}=\frac{250}{0,5}=500m/{{s}^{2}}$
$v={{v}_{0}}+at=500.0,02$ = 10 m/s
Chọn đáp án D.
Câu 22: Một quả bóng, khối lượng 500g bay với tốc độ 20 m.s đập vuông góc vào bức tường và bay ngược lại với tốc độ 20 m/s. Thời gian va đập là 0,02s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn và hướng:
A.1000N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng.
B.500N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng.
C.1000N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng.
D.200N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng.
Hướng dẫn
Ta có: $a=\frac{v-{{v}_{0}}}{t}=1000N$
Vậy F = ma = 500N
Chọn đáp án B.
Câu 23: Một vật A có khối lượng 1 kg chuyển động với tốc độ 5 m/s va chạm vào một vật B có khối lượng 3 kg đứng yên. Sau va chạm vật A chuyển động ngược trở lại với tốc độ 1 m/s , cho vật B chuyển động với tốc độ bao nhiêu?
A.2 m/s B.3 m/s C.4 m/s D.5 m/s
Hướng dẫn
Gọi t là thời gian tương tác giữa hai vật. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật A trước va chạm.
Áp dụng định luật III Niuton ta có:
${{F}_{AB}}=-{{F}_{BA}}\Rightarrow {{m}_{A}}.{{a}_{A}}={{m}_{B}}.{{a}_{B}}$
$\Rightarrow {{m}_{A}}.\frac{{{v}_{A}}-{{v}_{0A}}}{\Delta t}={{m}_{B}}.\frac{{{v}_{B}}-{{v}_{0B}}}{\Delta t}$
$\Leftrightarrow 1.\frac{-1-5}{\Delta t}=3.\frac{{{v}_{B}}-0}{\Delta t}\Rightarrow {{v}_{B}}$ = 2 m/s
Chọn đáp án A.
Câu 24: Một vật chịu 4 lực tác dụng. Lực F$_{1}$ = 40N hướng về phía đông, lực F$_{2}$ = 50N hướng về phía bắc, lực F$_{3}$ = 70 N hướng về phía tây, lực F$_{4}$ = 90 N hướng về phía nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu?
A.50N B.120N C.170N D.250N
Hướng dẫn
Ta có: F$_{13}$ = 70 – 40 = 30N
F$_{24}$ = 90 – 50 = 40N
$\Rightarrow {{F}_{2}}=F_{13}^{2}+F_{24}^{2}\Rightarrow F=$ 50 N
Chọn đáp án A.
Câu 25: Đĩa nằm ngang quay quanh trục thẳng đứng với tần số n = 30 vòng/phút. Vật đặt trên mặt đĩa cách trục 20 cm, hệ số ma sát giữa đĩa và vật là bao nhiêu để vật không trượt trên đĩa.
A.$\mu $ bằng 0,1.
B.$\mu $ lớn hơn 0,1.
C.$\mu $ nhỏ hơn 0,2.
D.$\mu $ lớn hơn 0,2.
Hướng dẫn
r = 0,2 m ; $\omega =\frac{30.2\pi }{60}$ (rad/s)
Lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.
$\Rightarrow {{F}_{msn}}=m\omega 2r$
Để vật không trượt thì ${{F}_{msn}}<{{F}_{mst}}\Leftrightarrow m\omega 2r<\mu mg\Rightarrow \mu $ > 0,2
Chọn đáp án D.
Đáp án:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
B |
A |
B |
D |
B |
C |
A |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
B |
A |
B |
B |
C |
D |
D |
C |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
|
||||
D |
B |
A |
A |
D |
|