TÓM TẮT CHƯƠNG CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG, SỰ CHUYỂN THỂ
A)Tổng hợp lí thuyết:
1,Chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình:
-Các chất rắn được phân tích thành hai loại: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
-Chất rắn kết tinh:
+Có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.
+Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định, gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
+Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.
-Chất rắn vô định hình:
+Không có cấu trúc tinh thể.
+Không có dạng hình học xác định.
+Không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc động đặc) xác định.
+Có tính đẳng hướng.
2,Sự nở vì nhiệt của chất rắn:
-Công thức tính độ nở dài: $\Delta l=\alpha {{l}_{0}}(t-{{t}_{0}})=\alpha {{l}_{0}}\Delta t$
-Công thức tính độ nở khối: $\Delta V=\beta {{V}_{0}}(t-{{t}_{0}})=\beta {{V}_{0}}\Delta t$
3,Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng:
-Lực căng bề mặt:
Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt của chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó.
$F=\sigma l$
Trong đó:
+$\sigma $ : là hệ số căng mặt ngoài, có đơn vị là N/m
+Hệ số $\sigma $ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng : $\sigma $ giảm khi nhiệt độ tăng.
-Hiện tượng dính ướt và không dính ướt: Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lõm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt.
-Hiện tượng mao dẫn:
+Hiện tượng mức chất lỏng ở bên trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn.
+Các ống trong đó xảy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn.
+Hệ số căng mặt ngoài $\sigma $ càng lớn, đường kính trong của ống càng nhỏ mức chênh lệch chất lỏng trong ống và ngoài ống càng lớn.
4,Sực chuyển thể của các chất:
-Công thức tính nhiệt nóng chảy: $Q=\lambda m$
Với $\lambda $ : là nhiệt nóng chảy riêng (J/kg).
-Công thức tính nhiệt hóa hơi: Q = Lm
Với L : là nhiệt hóa hơi riêng (J/kg).
-Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra: $Q=mc({{t}_{2}}-{{t}_{1}})$
5,Độ ẩm của không khí:
-Độ ẩm tỉ đối của không khí:
$f=\frac{a}{A}.100%$ hoặc $f=\frac{p}{{{p}_{bh}}}.100%$
-Khối lượng hơi nước có trong phòng: m = a.V
B)Bài tập minh họa:
Câu 1: Chọn những câu đúng trong các câu sau:
A.Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng nước trong các ống có tiết diện nhỏ (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên hay hạ xuống so với mực nước trong bình chứa.
B.Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng trong các ống có tiết diện nhỏ (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên so với mực chất lỏng trong bình chứa.
C.Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng trong các ống mao quản (hoặc các khe nhỏ) được dâng lên hay hạ xuống so với mực chất lỏng trong bình chứa.
D.Nếu ống mao dẫn có tiết diện rất nhỏ thì xảy ra hiện tượng mao dẫn.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng trong các câu sau đây:
A.Các phân tử chất rắn kết tinh chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng cố định được gọi là nút mạng.
B.Chất rắn có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nghĩa là các phân tử khác nhau, thì có tính vật lý khác nhau.
C.Tính chất vật lý của chất kết tinh bị thay đổi nhiều là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch.
D.Tính chất dị hướng hay đẳng hướng của chất kết tinh là do mạng tinh thể có một vài chỗ bị sai lệch gọi là lỗ hổng.
Câu 3: Chất rắn vô định hình có đặc điểm và tính chất là:
A.Có tính dị hướng.
B.Có cấu trúc tinh thể.
C.Có dạng hình học xác định.
D.Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
Câu 4: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
A.Có dạng hình học xác định.
B.Có cấu trúc tinh thể.
C.Có tính dị hướng.
D.Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 5: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?
A.Hạt muối
B.Viên kim cương
C.Miếng thạch anh
D.Cốc thủy tinh
Câu 6: Vật rắn tinh thể có đặc tính nào sau đây?
A.Có cấu trúc tinh thể, có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B.Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C.Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D.Có cấu trục mạng tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 7: Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:
A.Khác nhau ở chỗ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thi không.
B.Giống nhau ở điểm là cả hai loại chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C.Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình.
D.Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định.
Câu 8: Vật rắn nào dưới đây là vật rắn vô định hình?
A.Băng phiến B.Thủy tinh
C.Kim loại D.Hợp kim
Câu 9: Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây là sai?
A.Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.
B.Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương, ion âm, có thể là nguyên tử hay phân tử.
C.Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau.
D.Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.
Câu 10: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?
A.Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.
B.Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.
C.Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.
D.Vật vô định hình và vật rắn đa tinh thể.
Câu 11: Chất vô định hình có tính chất nào sau đây?
A.Chất vô định hình có cấu tạo tinh thể.
B.Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C.Sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục.
D.Chất vô định hình có tính dị hướng.
Câu 12: Điều nào sau đây là sai liên quan đến chất kết tinh?
A.Chất đa tinh thể là chất gồm vô số tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.
B.Tính chất vật lý của đa tinh thể như nhau theo mọi hướng.
C.Các chất kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt sẽ luôn có tính chất vật lý giống nhau.
D.Trong 3 câu trên có 1 câu sai.
Câu 13: Đặc tính nào là của chất rắn vô định hình?
A.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
B.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C.Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
D.Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 14: Nếu làm lạnh không khí thì:
A.Độ ẩm tuyệt đối giảm, độ ẩm tương đối giảm.
B.Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối giảm.
C.Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối tăng.
D.Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tuyệt đối giảm.
Câu 15: Tính chất nào sau đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?
A.Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B.Có tính dị hướng hoặc đẳng hướng.
C.Có cấu trúc mạng tinh thể.
D.Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 16: Một thước thép ở 10$^{0}$C có độ dài là 1000 mm. Hệ số nở dài của thép là 12.10$^{-6}{{K}^{-1}}$. Khi nhiệt độ tăng đến 40$^{0}$C, thước thép này dài thêm bao nhiêu?
A.0,36 mm B.36 mm C.42 mm D.15 mm
Câu 17: Một căn phòng có thể tích 120m$^{3}$, không khí trong phòng có nhiệt độ 25$^{0}$C, điểm sương 15$^{0}$C. Để làm bão hòa hơi nước trong phòng, lượng hơi nước cần có là:
A.23g B.10,2g C.21,6g D.Một giá trị khác
Câu 18: Một thanh ray dài 10 m được lắp trên đường sắt ở nhiệt độ 20$^{0}$C. Phải để hở một khe ở đầu thanh với bề rộng là bao nhiêu, nếu thanh ray nóng đến 50$^{0}$C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. Hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là $\alpha ={{12.10}^{-6}}$. Chọn kết quá nào sau đây :
A.$\Delta l=3,{{6.10}^{-2}}$ m B.$\Delta l=3,{{6.10}^{-3}}$ m
C.$\Delta l=3,{{6.10}^{-4}}$ m D.$\Delta l=3,{{6.10}^{-5}}$ m
Câu 19: Hai thanh kim loại , một bằng sắt và một bằng kẽm ở 0$^{0}$C có chiều dài bằng nhau, còn ở 100$^{0}$C thì chiều dài chênh lệch nhau 1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là ${{\alpha }_{1}}=1,{{14.10}^{-5}}{{K}^{-1}}$ và của kẽm là ${{\alpha }_{2}}=3,{{4.10}^{-5}}{{K}^{-1}}$. Chiều dài của thanh ở 0$^{0}$C là:
A.0,442 mm B.4,42 mm
C.44,2 mm D.442 mm
Câu 20: Một tấm kim loại hình vuông ở 0$^{0}$C có độ dài mỗi cạnh là 40 cm. Khi bị nung nóng, diện tích của tấm kim loại tăng thêm 1,44 cm$^{2}$. Xác định nhiệt độ của tấm kim loại? Biết hệ số nở dài của kim loại này là 12.10$^{-6}{{K}^{-1}}$.
A.2500$^{0}$C B.3000$^{0}$C C.37,5$^{0}$C D.250$^{0}$C
Đáp án:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
D |
A |
D |
D |
A |
B |
C |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
C |
D |
C |
D |
A |
D |
B |
D |
C |