MẮT – CÁC TẬT CỦA MẮT, CÁCH SỬA (P1)

 

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

          1. Điểm cực cận, điểm cực viễn:

          a. Điểm cực cận CC:

          - Mắt điều tiết tối đa

          - Tiêu cự của mắt fmin

          OCC = Đ: khoảng nhìn rõ ngắn nhất

          b . Điểm cực viễn CV:

          - Mắt không điều tiết

          - Tiêu cự của mắt fmax

              - OCV: khoảng nhìn rõ dài nhất

          2.  Mắt không có tật:  Là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên võng mạc: OCC = Đ \[\approx \] 25cm, OCV = \[\infty \]

          -  Giới hạn nhìn rõ của mắt [CC;CV]

          -  Khi chuyển từ trạng thái quan sát vật ở vị trí cách mắt d1 sang trạng thái quan sát vật ở vị trí cách mắt d2 thì độ biến thiên độ tụ của mắt là:

$\Delta D=\frac{1}{{{d}_{2}}}-\frac{1}{{{d}_{1}}}$

          Lưu ý: d1 và d2 tính bằng đơn vị mét (m)

          Áp dụng: Khi chuyển từ trạng thái không điều tiết sang trạng thái điều tiết tối đa thì:     

$\Delta D=\frac{1}{O{{C}_{C}}}-\frac{1}{O{{C}_{V}}}$

          Lưu ý: OCC và OCV tính bằng đơn vị mét (m)

          Để mắt không nhìn thấy vật khi vật được đặt bất kỳ vị trí nào ở trước kính thì kính đeo cách mắt một khoảng l có độ tụ:

$D<-\frac{1}{O{{C}_{C}}-l}$

          2. Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc.

          - fmax < OV  với OV là khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể tới võng mạc

          -  OCC = Đ < 25cm

          -  OCV có giá trị hữu hạn

          -  Cách sửa (có 2 cách, cách 1 có lợi nhất thường được sử dụng)

          Cách 1:  Đeo thấu kính phân kỳ để nhìn xa như người bình thường, tức là vật ở vô cực cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực viễn.

d = \[\infty \], d’ = - OKCV = - (OCV – l)

          với l = OOK là khoảng cách từ kính tới mắt.

          Tiêu cự của kính fk = d’ = - (OCV – l)

          Kính đeo sát mắt l = 0: fk = - OCV

          Cách 2: Đeo thấu kính phân kỳ để nhìn gần như người bình thường, tức là vật đặt cách mắt 25cm cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực cận.

d = (25- l)cm, d’ = - OKCC = -(OCC - l)

          Tiêu cự của kính:

${{f}_{K}}=\frac{\text{dd}'}{d+d'}<0$

          4.  Mắt viễn thị:

          a. Định nghĩa: Là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm sau võng mạc.

fmax > OV; OCC = Đ > 25cm

          Điểm cực viễn ảo ở sau mắt.

          b.  Cách sửa

      Đeo thấu kính hội tụ để nhìn gần như người bình thường, tức là vật đặt cách mắt 25cm cho ảnh ảo qua kính nằm ở điểm cực cận.

d = (25-l)cm, d’ = - OKCC = l- OCC

          với l = OOK là khoảng cách từ kính tới mắt.

          Tiêu cự của kính:

${{f}_{k}}=\frac{\text{dd}'}{d+d'}>0,{{D}_{k}}=\frac{1}{{{f}_{k}}}=\frac{d+d'}{\text{dd}'}>0$

5  Mắt lão (mắt bình thường khi về già) là mắt không có tật

          fmax = OV, OCC = Đ > 25cm (giống mắt viễn thị), OCV = \[\infty \]

          Cách sửa như sửa tật viễn thị khi ngắm chừng ở cực cận.

          Góc trông vật a: Là góc hợp bởi hai tia sáng đi qua mép của vật và quang tâm của thuỷ tinh thể Với AB là đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính của mắt có góc trông a thì:

                      $\tan \alpha =\frac{AB}{OA}=\frac{AB}{l};\text{ }l=OA$

          Năng suất phân li của mắt aMin Là góc trông nhỏ nhất giữa hai điểm mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó.

   Lưu ý: Để mắt phân biệt được 2 điểm A, B thì A, B \[\in \][CC; CV] và a \[\ge \] amin

B: BÀI TẬP

Bài 1: Mắt một người cận thị có khoảng thấy rõ ngắn nhất là 12,5cm  và có giới hạn nhìn rõ 37,5cm .

a. Hỏi người này phải đeo kính cớ độ tụ bằng bao nhiêu để nhìn rõ được các vật ở vô cực mà không phải điều tiết ?Người đó đeo kính có độ tụ như thế nào thì sẽ không nhìn thấy rõ được bất kì vật nào trước mắt ?Coi kính đeo sát mắt .

b. Người này không đeo kính ,cầm một gương phẳng đặt sát mắt rồi dịch gương lùi dần ra xa mắt và quan sát ảnh của mắt qua gương .Hỏi độ tụ của thuỷ tinh thể thay đổi như thế nào  trong khi mắt nhìn thấy rõ ảnh ?Độ lớn của ảnh và góc trông ảnh có thay đổi không?Nếu có thì tăng hay giảm ?

Hướng dẫn giải:

a. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn :

OCV=12,5cm+37,5cm=50cm.

Kính đặt sát mắt nên tiêu cự của kính là :f=-OCV=-50cm=-0,5m

Độ tụ của kính là D=1/f=1/-0,5=-2điôp

- Nếu kính là thấu kính hội tụ thì ảnh ảo sẽ nằm trước kính từ sát kính đến xa vô cùng  tức là luôn có những vị trí của vật  có ảnh ảo nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt và mắt có thể nhìn rõ được các vật đó .

-Với thấu kính phân kì ảnh của mọi vật  là ảo nằm trong khoảng từ kính đến tiêu điểm ảnh FÞNếu F nằm bên trong điểm cực cận CC thì mắt không thể nhìn rõ được bất cứ vật nào :

OFCÞ-f<12,5cmÞf>-12,5cm=-0,125m

ÞD=1/f<1/-0,125=-8điôp

b. Khi gương lùi đến vị trí mà ảnh của mắt trong gương hiện lên điểm cực cậnCC thì mắt phải điều tiết tối đa , tiêu cự của thuỷ tinh thể nhỏ nhất .Khi đưa ra xa,khoảng cách giữa mắt và ảnh tăng lên  do đó tiêu cự của thuỷ tinh thể tăng dần để ảnh hiện rõ nét trên võng mạc .Khi ảnh hiện lên ở điểm cực viễn CV thì mắt không phải điều tiết , thuỷ tinh thể có tiêu cự lớn nhất .

Ảnh qua gương phẳng có độ cao luôn bằng vật đối xứng với vật qua gương  không phụ thuộc vào khoảng cách từ vật đến gương . Tuy nhiên góc trông ảnh giảm  vì khoảng cách từ ảnh đến mắt tăng lên .

Bài 2:1. Một người khi không đeo kính có thể nhìn rõ các vật đặt gần nhất cách mắt 50cm.Xác định độ tụ của kính mà người đó cần đeo sát mắt để có thể nhìn rõ các vật đặt gần nhất cách mắt 25cm .

2. Đặt một vật phẳng nhỏ AB trước một thấu kính . Trên màn vuông góc với trục chính ,ở phía sau thấu kính ,thu được một ảnh rõ nét lớn hơn vật ,cao 4cm.Giữ vật cố định,dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính 5cm về phía màn thì phải dịch chuyển màn dọc theo trục chính 35cm mới lại thu được ảnh rõ nét cao 2cm .

a. Tính tiêu cự của thấu kính và độ cao của vật AB.

b.Vật AB ,thấu kính và màn đang ở vị trí có ảnh cao 2cm.Giữ vật và màn cố định .Hỏi phải dịch chuyển thấu kính  dọc theo trục chính về phía màn một đoạn bằng bao nhiêu để lại có ảnh rõ nét trên màn? Trong khi dịch chuyển thấu kính thì ảnh của vật AB dịch chuyển như thế nào so với vật?

Hướng dẫn giải:

1. Khi đeo kính ,ngưồi đó nhìn ảnh ảo của vật qua kính .

Vật cách mắt (nghĩa là cách kính)khoảng ngắn nhất d=25cm thì ảnh ở điểm cực cận của mắt ,cách mắt 50cm.Do ảnh là ảo nên d’=-OCC=-50cm .

          Công thức thấu kính :\[\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{'}}}\Rightarrow f=\frac{\text{d}{{\text{d}}^{'}}}{d+{{d}^{'}}}=50cm\]

Độ tụ của kính :D=1/f=1/0,5=2điốp

 

2. a. Tính f và AB .

          Do ảnh A1B1 hứng được trên màn nên đây là ảnh thật và thấu kính là thấu kính hội tụ.

          Khi có ảnh A1B1 ta có :\[\frac{1}{f}=\frac{1}{{{d}_{1}}}+\frac{1}{d_{1}^{'}}(1)\]

          Khi có ảnh A2B2 ta có :\[\frac{1}{f}=\frac{1}{{{d}_{2}}}+\frac{1}{d_{2}^{'}}(2\]

Dịch thấu kính ra xa vật 5cm :d2=d1+5 (3)

Nếu dịch chuyển màn ra xa vật mà có ảnh trên màn thì

d2’=d1’+(35 5) =d1’+30.

Không thoả mãn (1) và (2).

Phải dịch chuyển màn lại gần vật (hv):d2’=d1’- 40(4)

Mặt khác,A1B1=2A2B2 nên k1=2k2.

\[{{k}_{1}}=-\frac{d_{1}^{'}}{{{d}_{1}}}=\frac{f}{f-{{d}_{1}}};{{k}_{2}}=-\frac{d_{2}^{'}}{{{d}_{2}}}=\frac{f}{f-{{d}_{2}}}\]\[\Rightarrow \frac{f}{f-{{d}_{1}}}=2.\frac{f}{f-({{d}_{1}}+5)}(5)\]

Từ (5)Þd1=f+5,d2=f+10;từ (1)Þd1’=(f+5)f/5; từ (2) suy ra :d2’=(f+10)f/10

Thay vào (4):(f+10)f/10=(f+5)/f – 40 suy ra f=-20cm (loại)và f=20cm

d1=f+5=25cm suy ra k1=-4 suy ra AB=1cm

b.Tìm độ dịch chuyển của thấu kính .

Theo trên khi có d2=30cm thì d2’=60cm.Khoảng cách từ AB đến màn khi có ảnh A2B2 là :

L0=d2+d2’=90cm

\[{{L}_{0}}={{d}_{2}}+\frac{{{d}_{2}}f}{{{d}_{2}}-f}=\frac{d_{2}^{2}}{{{d}_{2}}-f}\Rightarrow d_{2}^{2}-{{L}_{0}}{{d}_{2}}+{{L}_{0}}f=0\]

Với L0=90cm và f=20cm ,ta có :

Phương trình có hai nghiệm : \[d_{2}^{2}-90{{d}_{2}}+1800=0\], d21=30cm (đó là vị trí của thấu kính trong trường hợp câu a) ,d22=60cm (đó là vị trí thứ 2 của thấu kính cũng có ảnh rõ nét trên màn )

          Để lại có ảnh rõ nét trên mnà ,phải dịch chuyển thấu kính về phía màn 30cm

Xét sự dịch chuyển của ảnh :

Khoảng cách giữa vật và ảnh thật :

\[L=d+{{d}^{'}}=\frac{{{d}^{2}}}{d-f}\](chỉ xét d>0)

Khảo sát sự thay đổi L theo d:

Ta có đạo hàm :\[{{L}^{'}}=\frac{{{d}^{2}}-2df}{{{(d-f)}^{2}}}=0\] khi d=0(loại) và d=2f

Bảng biến thiên :

          Từ bảng biến thiên thấy khi d=2f=40cm thì khoảng cách giữa vật và ảnh có một giá trị cực tiểu Lmin=4f=80cm<90cm

Như vậy trong khi dịch chuyển thấu kính từ vị ttrí d21=30cm đến d22=60cm thì ảnh của vật dịch chuyển từ màn về phía vật đến vị trí gần nhất cách vật 80cm rồi quay trở lại màn.

Bài 3: Một người không đeo kính có thể nhìn rõ các vật cách mắt xa nhất 210cm .Người ấy dùng một gương cầu lồi hình tròn ,đường kính rìa gương bằng 8cm ,bán kính cong bằng 400cm ,để quan sát các vật ở phía sau mình.Mắt người ấy đặt trên trục chính của gương và cách gương 50cm .

a.Nếu người ấy nhìn thấy rõ trong gương ảnh của một vật nhỏ  thì khoảng cách lớn nhất từ vật đến gương theo phương trục chính bằng bao nhiêu?

b.Một vật hình tròn đặt vuông góc với trục chính của gương ,tâm của vật ở trên trục chính ,cách gương 600cm.Hỏi bán kính lớn nhất của vật bằng bao nhiêu thì người đó có thể thấy rõ ảnh mép ngoài của vật ?

Hướng dẫn giải:

a. Ta có :MA’=MO+OA’=MO+½d’½   (1)

½d’½=MA’-MO=210-50=160cm     (ảnh ảo phải nằm ở CV)

Vậy d’=-160cm

Và OA= d =d’f/(d’-f ) mà f=R/2=400/2=200cm

dmax=800cm=8m .

b. Xác định vị trí của M’ ,ảnh của mắt M tạo bởi gương :

\[O{{M}^{'}}={{d}^{'}}=\frac{df}{d-f}=\frac{\overline{OM}f}{\overline{OM}-f}-40cm\]

Ta có : \[tg\alpha =\frac{OP}{O{{M}^{'}}}=\frac{4}{40}=0,1\]

\[{{R}_{\max }}=\overline{BN}=\overline{B{{M}^{'}}}tg\alpha =64cm\]

Bài 4: Một người mắt không có tật ,có thể nhìn rõ các vật cách  mắt từ 20cm đến vô cực.Người này đặt mắt tại tiêu điểm  của một kính lúp ,quan sát một vật nhỏ qua kính trong trạng thái không điều tiết .Từ vị trí này ,dịch chuyển vật một đoạn lớn nhất  là 0,8cm dọc theo trục chính của kính thì vẫn còn nhìn rõ ảnh.

Tìm tiêu cự của kính lúp và tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt vẫn còn phân biệt được khi nhìn qua kính lúp.Biết năng suất phân li của mắt người này là amin=3.10-4rad.

Hướng dẫn giải:

Ta có :\[d_{1}^{'}=-\infty \to {{d}_{1}}=f\]

         \[MA_{2}^{'}=MO+OA_{2}^{'}\to D=f-d_{2}^{'}\]

hay \[D=f-d_{2}^{'}\] hay \[d_{2}^{'}=f-D=f-20(1)\]

Vì ảnh dịch chuyển cùng chiều với vật nên \[d_{2}^{'}>d_{1}^{'}=-\infty \Rightarrow {{d}_{2}}<{{d}_{1}}\]

Vậy d\[\]2= d1- 0,8 . (2)

Thay (1) vào (2) vào công thức thấu kính :

\[\frac{1}{f}=\frac{1}{d_{2}^{{}}}+\frac{1}{d_{2}^{'}}=\frac{1}{f-0,8}+\frac{1}{f-20}=\frac{f-20+f-0,8}{{{f}^{2}}-20,8f+16}\]

Biến đổi  : \[2{{f}^{2}}-20,8f=f_{{}}^{2}-20,8f+16\Rightarrow f=\pm 4cm(3)\]

Kính lúp là thấu kính hội tụ : f= 4cm

Độ bội giác của kính lúp: \[G=k.\frac{D}{\left| {{d}^{'}} \right|+l}=\frac{(f-{{d}^{'}})}{f}.\frac{D}{(l-{{d}^{'}})}=\frac{D(f-{{d}^{'}})}{f(l-{d}')}=\frac{\alpha }{{{\alpha }_{0}}}(4)\]

\[\Rightarrow {{\alpha }_{0}}=\frac{\alpha f(l-{{d}^{'}})}{D(f-{{d}^{'}})}(5)\]

Để độ bội giác  G lớn nhất, ta phải ngắm chừng ở điểm cực cận  nghĩa là

d’=-D=-20cm .

          Thay số  vào (5) :\[{{\alpha }_{0}}=\frac{\alpha }{5}=0,2\alpha \]

Khi \[\alpha ={{\alpha }_{\min }}={{3.10}^{-4}}rad\] thì \[{{\alpha }_{0}}={{\alpha }_{\min }}={{0,2.3.10}^{-4}}={{0,6.10}^{-4}}(rad)\]

Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật là :

\[\overline{AB{}_{\min }}=D.{{\alpha }_{0\min }}={{0,2.0,6.10}^{-4}}={{12.10}^{-6}}m=12\mu m\].

Bài 5: Một người chỉ nhìn rõ các vật  cách mắt từ  10cm đến 40cm .Mắt người đó mắc tật gì ? Khi đeo sát mắt một kính  có độ tụ D=-2,5điôp thì người đó có thể nhìn rõ những vật nằm trong khoảng nào  trươc mắt?

Hướng dẫn giải:

Mắt người đó  không nhìn được các vật ở xa vô cực nên mắt bị tật cận thị .

Đặt CV là điểm cực viễn của mắt ( theo đề bài OCV= 40cm )  Khi đeo kính L nếu mắt nhìn thấy điểm xa nhất KV  thì có nghĩa là ảnh của KV tạo bởi kính L là điểm cực viễn CV .

Vậy :  OKV= dV và OCV= \[\left| d_{V}^{'} \right|\] hay \[d_{V}^{'}=-O{{C}_{V}}=-40cm\] nên

\[{{d}_{V}}=\frac{d_{V}^{'}f}{d_{V}^{'}-f}\]  với f=1/D =1/-2,5 =-0,4 m= - 40cm

Thay số : \[{{d}_{V}}=\frac{-40(-40)}{-10+40}=13,3cm\]

Vậy khi đeo kính , mắt có thể nhìn rõ các vật trong khoảng (13,3cm  đến vô cùng) .

Bài 6: Một người đeo sát mắt một kính có độ tụ D=-1,25đp thì nhìn rõ những vật nàm cách mắt trong khoảng từ 20cm đến rất xa .mắt người này mắc tật gì?Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt người ấy khi không đeo kính ?

Hướng dẫn giải:

Tiêu cự của thấu kính là :

f =1/D = 1/-1,25 = -0,8 m=-80cm

Vật ở rất xa tức là d=\[\infty\] cho ảnh d’= f=-80cm là ảnh ảo trước thấu kính Tức trước mắt )  là 80cm . Vậy điểm cực viễn cách mắt 80cm <\[\infty\]nên mắt đó là mắt cận thị .

          Vật đặt cách mắt là  d= 20cm cho ảnh cách mắt là d’ :.

.

Bài viết gợi ý: