MẮT – CÁC TẬT CỦA MẮT CÁCH SỬA (P2)

 

Bài 1: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 20cm đến 50cm.Có thể sửa tật cận thị của người đó bằng hai cách :

- Đeo kính cận L1 để khoảng thấy rõ dài nhất là vô cực (có thể nhìn rõ vật ở rất xa)

- Đeo kính cận L2 để khoảng thấy rõ ngắn nhất   là 25cm (bằng khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt thường ).

a. Hãy xác định số kính (độ tụ)của L1 và L2.

b. Tìm khoảng thấy rõ ngắn nhất khi đeo kính L1 và khoảng thấy rõ dài nhất khi đeo kính L2.

c. Hỏi sửa tật cận thị theo cách nào có lợi hơn ?Vì sao ?

Giả sử kính đeo sát mắt .

Hướng dẫn giải:

a.  Xác định số kính :

- Khi đeo kính L1 :

Qua L1 vật ở vô cực cho ảnh ảo ở điểm cực viễn của mắt cận .

Như vậy : \[d=\infty ;d'=-50cm\Rightarrow \frac{1}{{{f}_{1}}}={}^{1}/{}_{\infty }+\frac{1}{-50}\Rightarrow {{f}_{1}}=-50cm=-0,5m\]

                   \[\Rightarrow {{D}_{1}}=1/{{f}_{1}}=1/-0,5=-2dp\]

- Khi đeo kính  L2 :

Vật ở cách mắt 25cm cho ảnh ảo ở điểm cực cận của mắt

Như vậy : d2=25cm ; d’=-20cm

Suy ra : \[\frac{1}{{{f}_{2}}}=\frac{1}{25}+\frac{1}{-20}\Rightarrow {{f}_{2}}=-100cm=-1m\]

\[{{D}_{2}}=\frac{1}{{{f}_{2}}}=-1dp\]

b. Tìm khoảng thấy rõ :

- Khoảng thấy rõ ngắn nhất khi đeo kính L=1 :

Vật chỉ có thể đặt gần mắt nhất ở vị trí cho ảnh ảo ở điểm cực cận của mắt .

          Như vậy : \[d_{1}^{'}=-20cm,{{f}_{1}}=-50cm\] có \[{{d}_{1}}=\frac{d{{'}_{1}}{{f}_{1}}}{d_{1}^{'}-{{f}_{1}}}=33,3cm\]

Vậy khoảng thấy rõ gần nhất khi đeo kính  L1 là 33,3 cm

- Khoảng nhìn rõ xa nhất khi đeo kính L2

Vật chỉ có thể đặt xa mắt nhất  ở vị trí cho ảnh ảo ở điểm cực viễn của mắt . Như vậy :\[d_{2}^{'}=-50cm,{{f}_{1}}=-100cm\Rightarrow {{d}_{2}}=\frac{d_{2}^{'}{{f}_{2}}}{d_{2}^{'}-{{f}_{2}}}=100cm\]

Vậy khoảng thấy rõ xa nhất khi đeo kính L2 là 100cm .

Bài 2: Một người đứng tuổi khi nhìn các vật ở rất xa  thì không phải đeo kính .Khi đeo kính có độ tụ  1 điốp  sẽ đọc được sách  đặt cách mắt gần nhất là 25cm .

a. Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt người này  khi không đeo kính ?

b. Xác định độ biến thiên độ tụ của mắt khi chuyển từ trạng thái quan sát vật cách mắt 100cm  về trạng thái quan sát vật cách mắt 50cm ?

c.Người này không dùng kính trên mà dùng một kính lúp trênvành ghi X5 để quan sát một vật nhỏ .Mắt đặt cách kính lúp 10cm(Lấy Đ=25cm).Hỏi phải đặt vật trong khoảng noà  trước kính lúp.

Hướng dẫn giải:

a Mắt có điểm cực viễn ở  \[\infty \]

-  Độ tụ của kính :

D=1/fÞ f=1/D=100cm

AB qua TK O được ảnh A’B’ ở CC

Vật cách mắt 25cm ,mắt sát kính  ;ta có d=25cm

Áp dụng ct thấu kính ta tìm được d’ =-100cm/3 tức là OCC=100cm/3.

Vậy khi không đeo kính mắt nhìn rõ trong khoảng từ 100cm/3 đến vô cùng .

b.Xác định DD

- Khi quan sát vật cách mắt 100cm =1m  thì ảnh ở võng mạc ,độ tụ của mắt D1. Ta có :\[{{D}_{1}}=\frac{1}{{{d}^{'}}}+\frac{1}{l}(1)\]

- Khi quan sát vật cách mắt 50cm thì ảnh vẫn ở võng mạc độ tụ của mắt là D2.

\[{{D}_{2}}=\frac{1}{{{d}^{'}}}+\frac{1}{0,5}(2)\]

Với là khoảng cách từ quang tâm của mắt đến võng mạc .\[\Delta D={{D}_{2}}-{{D}_{1}}=1dp\]

Vậy độ tụ tăng lên 1 điốp .

c. Dùng kính lúp :\[{{G}_{\infty }}=5=\frac{25}{f}\Rightarrow f=5cm\].

A1B1 ở CC: d’C=-OCC=-(MCC-MO)=-(100/3-10)=-70/3cm

Suy ra dC=4,12cm

A1B1 ở cực viễn : d’V=-OCV=-(MCV- MO)=-(\[\infty \]-10)=-\[\infty \]

Suy ra dV=f=5cm

Vậy vật phải đặt trong khoảng từ 4,12cm đến 5cm trước kính lúp .

Bài 3: Mắt một người có điểm cực cận  cấch mắt 50cm  và điểm cực viễn cách mắt 500cm .

a. Người đó phải đeo kính gì và có độ tụ bao nhiêu để có thể đọc sách ở cách mắt 25cm?

b. Khi đeo kính trên ,người đó có thể nhìn thấy rõ các vật trong khoảng nào ?

c. Người ấy không đeo kính và soi mặt vào một gương cầu lõm có bán kính R=120cm .Hỏi gương phải đặt cách mắt  bao nhiêu để  mặt người đó có ảnh cùng chiều và ở vị trí cực cận  của mắt .Tính độ bội giác của gương trong trương hợp này

(ý 1, 2 coi kính đeo sát mắt)

Hướng dẫn giải:

a. Tìm đô tụ của kính :

Theo đầu bài kính đặt sát mắt .

Để đọc sách ở gần nhất thì ảnh của dòng chữ phải ở điểm cực cận của mắt .

Ta có : d=25cm ;d’=-(OCc- OOk)=-(50-0)=-50cm

\[f=\frac{d.{{d}^{'}}}{d+{{d}^{'}}}=\frac{25.(-50)}{(25-50)}=50cm\]

\[\to \] thấu kính là thấu kính hội tụ

Độ tụ : D=1/f=1/0,5=2dp

b.  Khoảng thấy rõ của mắt khi đeo kính :

Khi đeo kính có thể nhìn vật ở vị trí xa nhất , ảnh của vật qua kính là ảnh ảo , nằm tại điểm cực viễn của mắt .\[d'=-O{{C}_{V}}=-500cm\]

\[d=\frac{{{d}^{'}}f}{d'-f}=\frac{-500.500}{(-500-50)}\simeq 45,45cm\]

Khoảng nhìn rõ khi đeo kính : \[25cm\le d\le 45,45cm\]

3. Vị trí của gương :

Tiêu cự của gương : f=R/2 =60cm

Để ảnh cùng chiều qua gương cầu lõm thì ảnh là ảo (d’<0) và d

          Khi ở vị trí cực cận ,ta có :

\[d+\left| {{d}^{'}} \right|=d-d'=O{{C}_{c}}=AA'=50cm\Rightarrow d'=d-50\]

Mặt khác :

\[f=\frac{d.d'}{d+d'}\Rightarrow 60=\frac{d(d-50)}{(d+d-50)}\Leftrightarrow {{d}^{2}}-170d+3000=0\]

Giải phương trình trên ta được d1= 20cm , d2=150cm

Nghiệm d2>f bị loại vì cho ảnh thật

Vậy gương phải đặt cách mắt  d=20cm và ảnh cách gương \[\left| d' \right|=30cm\].

Tính độ bội giác của gương :

\[G=\frac{\alpha }{{{\alpha }_{0}}}\simeq \frac{\tan \alpha }{\tan {{\alpha }_{0}}}\]

\[\tan {{\alpha }_{0}}=\frac{AB}{O{{C}_{c}}};AA'=O{{C}_{c}}\]\[\tan \alpha =\frac{A'B'}{AA'}\] 

            Vậy \[G=\frac{A'B'}{AB}=\left| k \right|=\left| \frac{d'}{d} \right|=\frac{30}{20}=1,5\]       

Bài 4: Một người cận thị và một người viễn thị  lần lượt quan sát ảnh  của một vật nhỏ  qua một kính lúp .Khi nhìn qua kính lúp họ đều đặt mắt cách kính lúp một khoảng như nhau .

          Hỏi đối với người nào  vật quan sát phải đặt  gần kính lúp hơn ,khi hai người đó đều ngắm chừng ở điểm cực cận của mắt mình ?

Hướng dẫn giải:

Người quan sát nào đặt vật gần kính lúp hơn: \[OC_{C}^{C}

          Vì d’<0 suy ra ( (-d1’ ) < ( -d2’ )

Theo công thức thấu kính :\[\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{'}}}\Rightarrow \frac{1}{d}=\frac{1}{f}+\frac{1}{-d'}\]

          Vì ( -d1’) < (- d2’ ) nên d1 < d2 : Người cận thị đặt vật gần kính hơn .

Bài 5: Một người cận thị chỉ nhìn rõ những vật trước mắt từ 14cm đến 38cm.Người này quan sát một vật nhỏ AB  qua một kính lúp có tiêu cự 4cm.Mắt đặt cách kính 10cm. Phải đặt vật ở khoảng nào trước kính lúp  để người ấy nhìn rõ ảnh của vật .

Hướng dẫn giải:

a. vật AB nằm trong khoảng nào ?

- Sơ đồ tạo ảnh :

L         M

\[AB\to A_{1}^{'}B_{1}^{'}\to A_{2}^{'}B_{2}^{'}\]

. d1     d1’  d2    d2

- Khi ngắm chừng ở cực cận C C ( d2= OCC= 14cm)

Ta có : d2= a- d1’\[\Rightarrow d_{1}^{'}=a-{{d}_{2}}=10-14=-4cm\]\[\Rightarrow {{d}_{1}}=\frac{d_{1}^{'}{{f}_{L}}}{d_{1}^{'}-{{f}_{L}}}=2cm\]

Ta có : d1’=a- d2= 10-38=-28cm\[\Rightarrow {{d}_{1}}=\frac{d_{1}^{'}{{f}_{L}}}{d_{1}^{'}-{{f}_{L}}}=3,5cm\]

Vậy vật đặt trước kính từ 2cm đến 3,5cm

Bài 6: Mắt một người có điểm cực viễn cách mắt 50cm  và độ biến thiên độ tụ  từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa  là 8đp .

          a. Hỏi điểm cực cận của mắt người ấy cách mắt bao nhiêu ?

           b. Người ấy quan sát một vật nhỏ  bằng cách dùng 1 kính lúp có tiêu cự 5cm .mắt đặt tại vị trí mà độ bội giác của ảnh không phụ thuộc cách ngắm chừng .Hãy xác định vị trí đặt mắt và tính độ bội giác của ảnh khi đó.      

Hướng dẫn giải:

          a.Độ tụ của mắt khi điều tiết tối đa ( vật ở Cc)

\[D\max =\frac{1}{O{{C}_{c}}}+\frac{1}{OV}(\]OV là khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc )

          -  Độ tụ của mắt khi không điều tiết ( vật ở CV)

\[D\min =\frac{1}{O{{C}_{V}}}+\frac{1}{OV}(\]    OV là khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc )

\[\Rightarrow {{D}_{\max }}-{{D}_{\min }}=\frac{1}{O{{C}_{c}}}-\frac{1}{O{{C}_{v}}}=8\]

Từ đó ta tính được OCc=10cm

b.  Xác định vị trí đặt mắt

\[G=k.\frac{D}{\left| d' \right|+l}=\left( \frac{f}{f-d} \right)\left( \frac{D}{\frac{d.f}{f-d}+l} \right)=\frac{f.D}{d(f-l)+f.l}\]         ( vì \[\left| d' \right|>0\])

Muốn G không phụ thuộc vào d thì f-l=o suy ra l=f =5cm

Bài 7: Một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 25cm

a. mắt bị tật gì?

b.Tính độ biến thiên độ tụ của thuỷ tinh thể  khi người này quan sát các vật trong khoảng nhìn rõ của mắt .

c. Người này phải đeo kính hội tụ hay phân kì ,có độ tụ bao nhiêu  để có thể nhìn rõ các vật ở xa vô cùng  mà mắt không phải điều tiết ?Khi đeo kính đó ,người đó có thể nhìn rõ  được  vật gần nhất  cách mắt bao nhiêu ?(Kính đeo sát mắt).

Hướng dẫn giải:

a. Mắt cận thị              TK    

b.  Sơ đồ tạo ảnh :\[AB\to A'B'\](võng mạc )

                                      d          d’

-  vật ở Cc : \[\frac{1}{{{d}_{c}}}+\frac{1}{d{{'}_{1}}}={{D}_{1}}\]

-  Vật ở CV :\[\frac{1}{{{d}_{V}}}+\frac{1}{d_{2}^{'}}={{D}_{2}}\]

          (vì d1’=d2’ =OV( khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc không đổi )

\[\Rightarrow \Delta D={{D}_{1}}-{{D}_{2}}=\frac{1}{0,1}-\frac{1}{0,25}=6dp\]

c. Cần đeo kính phân kì

- tiêu cự của kính phải đeo : fK=-OCV=-25cm

\[\Rightarrow D=\frac{1}{{{f}_{K}}}=-4dp\]

- Vật gần nhất \[\Rightarrow \]ảnh ở CC ,suy ra d’= -OCC=-10cm

\[d=\frac{d'f}{d'-f}=16,7cm\]

Vậy khi đeo kính người này nhìn rõ được vật gần nhất cáh mắt 16,7cm .

Bài 8: a. Một người nhìn rõ những vật cách mắt 15cm đến 50cm .Mắt người này bị tật gì ?Tính độ tụ của kính mà mắt người này phải đeo sát mắt để nhìn thấy vật ở xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết .

b. Vật AB phẳng nhỏ và thật được đặt trên trục chính của một  gương cầu lõm có ảnh nhỏ hơn vật  3 lần . Khi dời vật theo trục chính một đoạn 15cm ,ảnh của vật lần này nhỏ hơn vật 1,5lần và không thay đổi tính chất .Xác định chiều dời vật và tính tiêu cự của gương .

Hướng dẫn giải:

a.  mắt người này bị cận thị vì OCC 15cm <25cm . OCV=50cm

Sơ đồ tạo ảnh :

L       M

\[A(\infty )\to A'\to V\]

\[{{d}_{1}}..........d_{1}^{.'}\]

\[{{d}_{1}}=\infty \to d_{1}^{'}={{f}_{L}}=-O{{C}_{V}}\]

Độ tụ của kính phải đeo   D=1/f =1/-0,5 =-2dp

b. Chiều dồi của vật .

ảnh của vật thật qua gương cầu lồi bao giờ cùng ảo nhỏ hơn vật

nh của vật thật và nhỏ hơn vật qua gương cuầ lõm phải là ảnh thật .

\[{{k}_{1}}=-1/3=\frac{f}{f-{{d}_{1}}}\to {{d}_{1}}=4f\]

\[{{k}_{2}}=-2/3=\frac{f}{f-{{d}_{2}}}\to {{d}_{2}}=\frac{5f}{2}\]

Vì d2 1 vật dời lại gần gương

Tiêu cự của gương

Ta có : \[\Delta d={{d}_{2}}-{{d}_{1}}=-15cm\to \frac{5f}{2}-4f=-\frac{3}{2}f=-15cm\Rightarrow f=10cm\]

Bài 9: Một người có giới hạn nhìn rõ từ điểm cách mắt 15cm đến 100cm .

a. Mắt người đó mắc tật gì?Người đó phải đeo kính gì ?Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để người đó có thể nhìn rõ vật  ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết .

b. Người này không đeo kính và muốn quan sát rõ một vật nhỏ  qua một kính lúp có độ tụ  20điốp.Mắt đặt cách kính 5cm .Hỏi phải đặt vật trong khoảng nào trước kính ?

Hướng dẫn giải:

a. Người đó mắc tật gì ? Đeo kính gì ?

- Kết luận người đó bị tật cận thị .

- Người đó phải đeo kính phân kì

\[f=\frac{{{d}_{1}}d_{1}^{'}}{{{d}_{1}}+d_{1}^{'}}=-100cm=-1m\to D=\frac{1}{f(m)}=-1dp\]

b.  Đặt vật trong khoảng nào   D=20dp vậy flúp=5cm

-Trường hợp cực viến : \[{{d}_{1}}=\frac{d_{1}^{'}f}{d_{1}^{'}-f}=4,75(cm)\]

Với \[d_{1}^{'}=5-100=-95cm\]

- Trường hợp cực cận :\[{{d}_{1}}=\frac{d_{1}^{'}f}{d_{1}^{'}-f}=3,33(cm)\]  với \[d_{1}^{'}=5-15=-10cm\]

Khoảng cách đặt vật từ 3,33cm đến 4,75cm

Bài viết gợi ý: