Câu 1: Đặt điện áp \[u=220\sqrt{2}\cos 100\pi t\]  (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB có giá trị hiệu dụng bằng nhau nhưng lệch pha nhau \[\frac{2\pi }{3}\].Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM bằng

A.\[220\sqrt{2}V\]                       B.\[\frac{220}{\sqrt{3}}V\]                         C. 220 V.                             D.110 V.

Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần \[R=100\sqrt{3}\Omega \]  mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn MB chỉ có tụ điện có điện dung \[C=\frac{0,05}{\pi }mF\]. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha nhau \[\frac{\pi }{3}\]. Giá trị L bằng

A.\[\frac{2}{\pi }H\]                            B.\[\frac{1}{\pi }H\]                            C.\[\frac{\sqrt{3}}{\pi }H\]                               D.\[\frac{3}{\pi }H\]

Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn đoạn mạch MB và AM thỏa mãn: \[{{U}_{MB}}={{U}_{AM}}\sqrt{3}\] , điện áp giữa hai đầu AM lệch pha \[\frac{\pi }{3}\] so với cường độ dòng điện trong mạch. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu AM so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch trên là

A.0                                 B.\[\frac{\pi }{2}\]                                   C.\[-\frac{\pi }{3}\]                                  D.\[\frac{2\pi }{3}\]

Câu 4: Đặt điện áp \[u={{U}_{o}}\cos \omega t\] ( \[{{U}_{o}}\]  và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB theo thứ tự gồm một tụ điện, một cuộn cảm thuần và một điện trở thuần mắc nối tiếp. Gọi M là điểm nối giữa tụ điện và cuộn cảm. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu AM bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB và cường độ dòng điện trong đoạn mạch lệch pha \[\frac{\pi }{12}\] so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Điện áp đoạn mạch MB lệch pha so với dòng điện góc

A. \[\frac{\pi }{12}\]                             B.\[\frac{\pi }{6}\]                              C.\[\frac{\pi }{3}\]                                 D.\[\frac{\pi }{4}\]

Câu 5: Đặt điện áp \[u=220\sqrt{2}\cos 100\pi t(V)\] vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với điện trở thuần R, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB có giá trị hiệu dụng bằng nhau nhưng lệch pha nhau \[\frac{2\pi }{3}\] . Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM bằng

                                          

A.\[220\sqrt{2}V\]                         B.\[\frac{220}{3}V\]                             C. 220 V.                          D. 110 V

Câu 6: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm các đoạn mạch AM, MN, NB mắc nối tiếp. Đoạn AM chỉ có R, đoạn MN chỉ có cuộn cảm với \[R=2r;L=\frac{1}{\pi }H\], đoạn NB chỉ có tụ điện \[C=\frac{{{10}^{-4}}}{2\pi }F\] . Biết điện áp trên đoạn MN lệch pha π/2 so với điện áp hai đầu mạch AB. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM là 100 V. Tính điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AN, biết tần số của điện áp là 50 Hz?

A.\[\frac{220}{\sqrt{3}}V\]                         B.\[\frac{100}{\sqrt{3}}V\]                        C.\[100\sqrt{3}V\]                         D.100V

Câu 7: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch AB (chứa cuộn cảm thuần) như hình  vẽ  thì  thấy  điện  áp  hai  đầu  đoạn  mạch  AN  và  MB  lần  lượt  là \[{{u}_{AN}}=100\cos \left( 100\pi t \right)V\] và \[{{u}_{MB}}=100\sqrt{3}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)V\]. Điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch AB là

                                        

A. 250 V                       B.\[25\sqrt{14}V\]                    C.\[25\sqrt{7}V\]                     D.\[50\sqrt{7}V\]

Câu 8: (10) Đặt điện áp \[u=180\sqrt{2}\cos \omega t(V)\] (với \[\omega \] không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB (hình vẽ). R là điện trở thuần, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch MB và độ lớn góc lệch pha của cường độ dòng điện so với điện áp u khi \[L={{L}_{1}}\]  là U và \[{{\varphi }_{1}}\] , còn khi \[L={{L}_{2}}\] thì tương ứng là \[\sqrt{8}U\] và \[{{\varphi }_{2}}\]. Biết \[{{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}}={{90}^{o}}\] . Giá trị U bằng

                                              

A. 135V.                                                                                            B. 180V. 

C. 90 V.                                                                                             D. 60 V

Câu 9: Đặt điện áp xoay chiều tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần \[R=100\sqrt{3}\Omega \]  mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn MB chỉ có tụ điện có điện dung \[C=\frac{0,05}{\pi }\left( mF \right)\]). Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha nhau \[\frac{\pi }{3}\]. Giá trị L bằng

A.\[\frac{2}{\pi }H\]                             B.\[\frac{1}{\pi }H\]                              C.\[\frac{\sqrt{3}}{\pi }H\]                               D. \[\frac{3}{\pi }H\]

Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều \[u=120\sqrt{6}\cos \omega t(V)\] vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM là cuộn dây có điện trở thuần r và có độ tự cảm L, đoạn MB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Điện áp hiệu dụng trên đoạn MB gấp đôi điện áp hiệu dụng trên R và cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là 0,5 A. Điện áp trên đoạn MB lệch pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch là \[\frac{\pi }{2}\] Công suất tiêu thụ toàn mạch là

A. 150 W.                                  B. 20 W.                                  C. 90 W.                                    D. 100 W.

Câu 11: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm các đoạn mạch AM, MN, NB mắc nối tiếp. Đoạn AM có cuộn dây, đoạn MN chỉ có tụ điện, đoạn NB chỉ có điện trở. Biết \[{{U}_{MN}}=120V,{{u}_{AM}}\] lệch pha \[{{150}^{o}}\] so với \[{{u}_{MN}},{{u}_{AN}}\]  lệch pha \[{{30}^{o}}\] so với \[{{u}_{MN}};{{U}_{AN}}={{U}_{AM}}={{U}_{NB}}\] . Tính \[{{U}_{AB}},{{U}_{L}}\]

A.\[{{U}_{AB}}=100V,{{U}_{L}}=60V\]

B.\[{{U}_{AB}}=90V,{{U}_{L}}=60V\]

C.\[{{U}_{AB}}=120V,{{U}_{L}}=60V\]

D.\[{{U}_{AB}}=120V,{{U}_{L}}=30V\]

Câu 12: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Gọi \[{{U}_{L}},{{U}_{R}}\] và \[{{U}_{C}}\]  lần lượt là các điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha \[\frac{\pi }{2}\] so với hai đầu điện áp giữa giữa hai đầu đoạn mạch NB (đoạn mạch NB gồm R và C). Hệ thức nào dưới đây đúng

A.\[U_{L}^{2}=U_{R}^{2}+U_{C}^{2}+{{U}^{2}}\]

B.\[{{U}^{2}}=U_{R}^{2}+U_{L}^{2}+U_{C}^{2}\]

C.\[U_{R}^{2}=U_{L}^{2}+U_{C}^{2}+U\]

D.\[U_{C}^{2}=U+U_{R}^{2}+U_{L}^{2}\]

Câu 13:  Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM có điện trở  thuần  50\[\Omega \] mắc  nối  tiếp  với  cuộn  cảm  thuần  có  độ  tự  cảm \[\frac{1}{\pi }H\] ,  đoạn  mạch  MB  chỉ  có  tụ  điện.  Đặt  điện  áp \[u={{U}_{o}}\cos 100\pi t\](V)  vào hai đầu đoạn mạch AB thì thấy điện áp hai đầu đoạn mạch AB lệch pha \[\frac{\pi }{2}\] so với điện áp hai đầu đoạn mạch AM. Giá trị của điện dung của tụ điện bằng

A.\[\frac{{{4.10}^{-5}}}{\pi }F\]                      B.\[\frac{{{8.10}^{-5}}}{\pi }F\]                       C.\[\frac{{{2.10}^{-5}}}{\pi }F\]                    D.\[\frac{{{10}^{-5}}}{\pi }F\]

Câu 14: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AM (chứa tụ C nối tiếp với điện trở R) nối tiếp với đoạn mạch MB (chứa cuộn cảm thuần) thì điện áp hiệu dụng hai đầu AM gấp \[\sqrt{7}\] lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB và điện áp giữa hai đầu MB lệch pha \[\frac{2\pi }{3}\] so với hai đầu đoạn mạch. Tỉ số điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch và hai đầu cuộn cảm là

A. 0,5.                                 B. 2.                                   C.\[\frac{1}{3}\]                                  D.3

Câu 15: Đặt điện áp \[u=U\sqrt{2}\cos 100\pi t(V)\]  vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn AM và MB mắc nối tiếp. Trong đoạn AM có điện trở thuần \[{{R}_{1}}=50\Omega \] mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung \[C=\frac{{{10}^{-3}}}{5\pi }F\] . Trong đoạn MB có điện trở thuần \[{{R}_{2}}\] mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có tự cảm L . Điện áp giữa hai điểm A, M lệch pha một góc \[\frac{7\pi }{12}\] so với điện áp giữa hai điểm M,B. Độ lệch pha của điện áp giữa hai điểm M,B so với cường độ dòng điện trong mạch là

A.\[\frac{\pi }{6}\]                                  B.\[\frac{\pi }{3}\]                                   C.\[-\frac{\pi }{3}\]                                D.\[-\frac{\pi }{6}\]

Câu 16:  Đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM có điện trở \[{{R}_{1}}=20\Omega \] mắc nối tiếp với tụ điện C, đoạn mạch MB có điện trở R2 mắc với cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi thì cường độ dòng điện trong mạch sớm pha \[\frac{\pi }{12}\] so  với  điện  áp  của  hai  đầu  đoạn  mạch. điện  áp  hai  đầu  AM  và  MB  có  giá  trị hiệu  dụng  thỏa  mãn \[{{U}_{AM}}=\sqrt{3}{{U}_{MB}}\] và lệch pha nhau \[\frac{\pi }{2}rad\] . Giá trị của \[{{R}_{2}}\] là

A. 30\[\Omega \]                            B.20\[\Omega \]                               C.\[20\sqrt{3}\Omega \]                          D.\[\frac{20}{\sqrt{3}}\Omega \]

Câu 17: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm các đoạn mạch AM, MN, NB mắc nối tiếp. Đoạn AM có cuộn dây, đoạn MN chỉ có điện trở R, đoạn NB chỉ có tụ điện C. Biết \[{{U}_{AB}}={{U}_{AN}}=\sqrt{3}{{U}_{MN}}\]. Độ lệch pha giữa điện áp tức thời đoạn AN với AB bằng độ lệch pha giữa điện áp hai đầu AM và cường độ dòng điện. Tính hệ số công suất của mạch?

A.\[\frac{\sqrt{2}}{2}\]                                   B. 0,5                                 C. 1                                   D.\[\frac{\sqrt{3}}{2}\]

Câu 18: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm các đoạn mạch AM, MN, NB mắc nối tiếp. Đoạn AM chỉ có R = 80 Ω, đoạn MN chỉ có tụ điện với C, đoạn NB chỉ có cuộn cảm. Đặt điện áp xoay chiều 240 V – 50 Hz vào hai đầu mạch AB thì dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng \[\sqrt{3}A\] , điện áp hiệu dụng \[{{U}_{MB}}=80\sqrt{3}V\] , điện áp tức thời trên AN và MB lệch pha nhau \[{{90}^{o}}\].Tính độ lệch pha giữa điện áp tức thời trên đoạn mạch AN và AB?

A.\[{{120}^{o}}\]                             B. \[{{90}^{o}}\]                                    C.\[{{60}^{o}}\]                                   D.\[{{30}^{o}}\]

Câu 19: Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp 65 V – 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM là 1 (V), trên đoạn MN là 13 (V) và trên đoạn NB là 65 (V). Hệ số công suất của toàn mạch là

A. 7/25                          B. 5/13                            C. 12/13                          D. 7/13

Câu 20: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm các đoạn mạch AM, MN, NB mắc nối tiếp. Đoạn AM có cuộn dây, đoạn MN chỉ có điện trở R, đoạn NB chỉ có tụ điện C. Biết \[{{U}_{AB}}={{U}_{AN}}=\sqrt{3}{{U}_{MN}}=60\sqrt{3}V\];\[I=\sqrt{3}A\].Độ lệch pha giữa điện áp tức thời đoạn AN với AB bằng độ lệch pha giữa điện áp hai đầu AM và cường độ dòng điện. Tính điện trở của cuộn dây?

A.\[10\sqrt{3}\Omega \]                            B. 15 Ω                          C. 10 Ω                           D.\[15\sqrt{3}\Omega \]

 Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

D

C

C

C

B

D

B

C

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

B

B

B

D

D

B

B

A

Bài viết gợi ý: