Câu 1: Chọn số câu phát biểu sai trong các phát biểu nào sau đây:

(1). Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh.

(2). Tia hồng ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.

(3). Tia hồng ngoại chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên \[{{500}^{o}}C\]

 (4). Tia hồng ngoại mắt người không nhìn thấy được.

A. 1                                 B. 2                              C. 3                                   D. 4.

Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của tia X?

A. Huỷ tế bào                                                  B. Gây ra hiện tượng quang điện.

C. làm ion hoá không khí                              D. Xuyên qua tấm chì dày hàng cm.

Câu 3: Chọn câu đúng.

A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.

B. Tia X do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra.

C. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện

D. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.

B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 0,76 μm.

C. Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh

D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Vật có nhiệt độtrên \[{{3000}^{o}}C\] phát ra tia tử ngoại rất mạnh.

B. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ.

C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia tử ngoại có tác dụng sinh lý.

B. Tia tử ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.

C. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh 

D. Tia tử ngoại có không khả năng đâm xuyên.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tần số của tia sáng vàng.

B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia sáng đỏ.

C. Bức xạ tử ngoại có tần số cao hơn tần số của bức xạ hồng ngoại.

D. Bức xạ tử ngoại có chu kỳ lớn hơn chu kỳcủa bức xạ hồng ngoại.

Câu 8: Để tạo ra chùm tia X, chỉcần phóng một chùm êléctron có vận tốc lớn, cho đập vào:

A. Một vật rắn bất kỳ

B. Một vật rắn có nguyên tử lượng lớn.

C. Một vật rắn, lỏng, khí bất kỳ

D. Một vật rắn hoặc lỏng bất kỳ.

Câu 9:  Phát biểu nào sau  đây là  đúng? Tính chất quan trọng nhất của tia X, phân biệt nó với các sóng điện từ khác là:

A. tác dụng lên kính ảnh 

B. khả năng ion hoá chất khí.

C. Tác dụng làm phát quang nhiều chất 

D. Khả năng đâm xuyên qua vải, gỗ, giấy.

Câu 10: Tia X hay tia Rơnghen là sóng điện từ có bước sóng:

A. ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại   

B. dài hơn tia tử ngoại.

C. không đo được vì không gây ra hiện tượng giao thoa 

D. nhỏ quá không đo được.

Câu 11: Chọn câu sai

A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng 

B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.

D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.

Câu 12: Thân thể con người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây?

A. Tia X                                                                             B. ánh sáng nhìn thấy

C. Tia hồng ngoại                                                           D. Tia tử ngoại.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.

B. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang.

D. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh.

Câu 14: Tia hồng ngoại và tia Rơnghen có bước sóng dài ngắn khác nhau nên chúng

A. có bản chất khác nhau và ứng dụng trong khoa học kỹ thuật khác nhau.

B. bị lệch khác nhau trong từ trường đều 

C. bị lệch khác nhau trong điện trường đều.

D. chúng đều có bản chất giống nhau nhưng tính chất khác nhau.

Câu 15: Tia hồng ngoại và tử ngoại đều

A. có thể gây ra một số phản ứng hoá học   

B. có tác dụng nhiệt giống nhau.

C. gây ra hiện tượng quang điện ở mọi chất   

D. bị nước và thuỷ tinh hấp thụ mạnh.

Câu 16: Chọn đáp án đúng về tia hồng ngoại:

A. Bị lệch trong điện trường và trong từtrường.

B. Các vật có nhiệt độ lớn hơn \[{{0}^{o}}K\] đều phát ra tia hồng ngoại.

C. Chỉ các vật có nhiệt độcao hơn nhiệt độ môi trường mới phát ra tia hồng ngoại.

D. Tia hồng ngoại không có các tính chất giao thoa, nhiễu xạ, phản xạ.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia tử ngoại giúp xác định được thành phần hóa học của một vật.

B. Tia tử ngoại có tác dụng làm phát quang một sốchất.

C. Tia tử ngoại có tác dụng chữa bệnh còi xương 

D. Tia tử ngoại có khả năng làm ion hóa chất khí.

Câu 18: Tia X không có tính chất nào sau đây?

A. Bị lệch hướng trong điện trường, từ trường.  

B.Làm phát quang một sốchất.

C. Có khả năng ion hoá không khí    

D. Làm đen kính ảnh.

Câu 19: Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch phát xạ  là

A. các chất khí ở áp suất thấp, bị kích thích phát 

B. những vật bị nung nóng ở nhiệt độ trên \[{{3000}^{o}}C\]

C. các chất rắn, lỏng hoặc khí có áp suất lớn bị nung nóng.

D. chiếu ánh sáng trắng qua đám khí hay hơi đang phát sáng.

Câu 20: Ở một nhiệt  độnhất  định, nếu một  đám hơi có khả năng phát ra hai ánh sáng  đơn sắc có bước sóng \[{{\lambda }_{1}}\] và \[{{\lambda }_{2}}\]( với \[{{\lambda }_{1}}<{{\lambda }_{2}}\]) thì nó cũng có khả năng hấp thụ

A. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn \[{{\lambda }_{1}}\]

B. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn \[{{\lambda }_{2}}\]

C. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ \[{{\lambda }_{1}}\] đến \[{{\lambda }_{2}}\]

D. hai ánh sáng đơn sắc đó.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

A

C

B

D

C

B

D

A

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

D

D

A

B

A

A

A

D

Bài viết gợi ý: