Câu 1: Khi nói vềánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

B. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.

C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ \[{{3.10}^{8}}m/s\]dọc theo tia sáng.

D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang  điện.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai về hiện tượng phát quang?

A. ánh sáng phát quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

B. mỗi chất phát quang có một quang phổ đặc trưng.

C. phát quang là sự phát sáng của một số chất khi bị kích thích bởi ánh sáng có bước sóng ngắn.

D. sau khi ngừng kích thích sự phát quang cũng sẽ ngừng.

Câu 3: Hiện tượng quang điện ngoài khác hiện tượng quang điện trong ở chỗ:

A. xảy ra trên khối chất chất bán dẫn mà không xảy ra trên khối chất kim loại.

B. chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện \[{{\lambda }_{o}}\]

C. có giới hạn quang điện \[{{\lambda }_{o}}\] phụthuộc vào bản chất của từng khối chất.

D. có êlectrôn bắn ra khỏi khối chất được chiếu ánh sáng thích hợp vào khối chất.

Câu 4: Ánh sáng nhìn thấy có thểgây ra hiện tượng quang điện ngoài đối với kim loại nào dưới đây?

A. Đồng (Cu)              B. Bạc (Ag)                 C. Natri (Na)                D. Kẽm (Zn).

Câu 5:  Một chất quang dẫn có giới hạn quang  điện là 1,88  μm. Lấy c=\[{{3.10}^{8}}m/s\]. Hiện tượng quang điện trong xảy ra khi chiếu vào chất này ánh sáng có tần số nhỏ nhất là

A.\[1,{{452.10}^{14}}Hz\]

B.\[1,{{596.10}^{14}}Hz\]

C.\[1,{{875.10}^{14}}Hz\]

D.\[1,{{956.10}^{14}}Hz\]

Câu 6: Các phôtôn trong một chùm sáng đơn sắc có năng lượng

A. bằng nhau và bước sóng bằng nhau   

B. khác nhau và bước sóng bằng nhau.

C. bằng nhau và tần số khác nhau    

D. bằng nhau và tần sốbằng nhau.

Câu 7: Kim loại Kali có giới hạn quang điện là 0,55 μm. Hiện tượng quang điện không xảy ra khi chiếu vào kim loại đó bức xạ nằm trong vùng

A. tử ngoại                                                                       B. ánh sáng tím 

C. hồng ngoại                                                                  D. ánh sáng màu lam.

Câu  8:  Một  kim  loại  có  giới  hạn  quang  điện  là  0,3 μm .  Lấy\[h=6,{{625.10}^{-34}}J.s\], c=\[{{3.10}^{8}}m/s\]. Năng lượng cần thiết để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại là

A.  4,64 eV                  B.  4,14 eV                   C.  4,41eV                     D.  6,625 eV .

Câu 9: Công thoát electrôn của một kim loại là 2,36eV. Cho \[h=6,{{625.10}^{-34}}J.s\],

c=\[{{3.10}^{8}}m/s\],\[1eV=1,{{6.10}^{-19}}J\]. Giới hạn quang điện của kim loại trên là:

A. 0,53 µm

B.\[8,{{42.10}^{-26}}m\]

C. C. 2,93 µm   

D. 1,24 µm.

Câu  10:  Trong  hiện  tượng  quang  dẫn  của  một  chất  bán  dẫn.  Năng  lượng  cần  thiết  để giải  phóng  một electron liên kết thành electron tự do là E thì bước sóng dài nhất của ánh sáng kích thích gây ra được hiện tượng quang dẫn ở chất bán dẫn đó được xác định từ công thức

A.\[\frac{hc}{E}\]                              B.\[\frac{hE}{c}\]                               C.\[\frac{c}{hE}\]                            D.\[\frac{E}{hc}\]

Câu 11: Một ánh sáng  đơn sắc có  năng lượng của một photon là\[\varepsilon =3,{{3125.10}^{-19}}J\]. Bước sóng của ánh sáng này trong chân không là

A. 0,6 µm                        B. 0,7 µm                    C. 650nm                             D. 0,6m.

Câu 12: Hiện tượng phát sáng nào sau đây không phải là hiện tượng quang - phát quang?

A. Đầu cọc chỉ giới hạn đường được sơn màu đỏ hoặc vàng 

B. Đèn ống thông dụng.

C. Viên dạ minh châu (ngọc phát sáng trong bóng tối) 

D. Con đom đóm.

Câu 13: Năng lượng đểgiải phóng một electron liên kết thành electron dẫn trong chất bán dẫn Ge là 0,66 eV.  Cho \[h=6,{{625.10}^{-34}}J.s\],c=\[{{3.10}^{8}}m/s\].  Giới  hạn  quang  dẫn  (hay  giới  hạn  quang  điện  trong)  của  Ge thuộc vùng ánh sáng

A. lam                    B. tử ngoại                     C. đỏ                     D. hồng ngoại.

Câu 14: Giới hạn quang điện của Canxi, Natri, Kali, Xesi lần lượt là 0,43μm; 0,50 μm; 0,55 μm; 0,66 μm. Cho \[h=6,{{625.10}^{-34}}J.s\],c=\[{{3.10}^{8}}m/s\].Nếu sử dụng ánh sáng  đơn sắc màu lục có lượng tử năng lượng là \[3,{{82.10}^{-19}}J.s\]thì sẽ gây ra được hiện tượng quang điện đối với kim loại bao nhiêu kim loại?

A. 1                                B. 2                                C. 3                                  D. 4.

Câu 15: Khi đi xe ôtô vào ban  đêm, dưới ánh  đèn xe ta thấy rõ các công nhân dọn vệ sinh bên  đường là nhờ họ khoác trên người một loại áo đặc biệt. Loại áo này ứng dụng hiện tượng vật lý nào sau đây?

A. Quang điện trong                                                              B. Quang điện ngoài 

C. Quang phát quang                                                             D. Phát xạ cảm ứng.

Câu 16: Ở trên các  đoạn đường cao tốc, các bóng đèn được gắn với một thiết bị là quang điện trở. Cứ khi trời tối thì các bóng đèn phát sáng. Đó là ứng dụng của hiện tượng:

A. quang − phát quang    B. quang điện ngoài   C. quang điện trong   D. nhiệt điện.

Câu 17: Tại các nơi công cộng nhưsân bay, nhà ga, cửa hàng, bệnh viện,. thì việc tự  động  đóng mở cửa, bật tắt đèn, vòi nước…. thực hiện bằng cách dùng

A. tia laze                                                                                      B. tia X   

C. tia tử ngoại                                                                               D. tia hồng ngoại.

Câu 18: Trong thí nghiệm Hec-xơ( Hertz) về hiện tượng quang điện, nếu giữa đèn hồ quang và tấm kẽm tích điện âm ta đặt một tấm thủy tinh thì hiện tương quang điện không còn xảy ra nữa vì thủy tinh đã

A. hấp thụ toàn bộ ánh sáng từ đèn hồ quang.

B. phản xạ toàn bộ ánh sáng trong đèn hồ quang.

C. ngăn không cho ánh sáng đi qua.

D. hấp thụ tia tửngoại phát ra đèn hồ quang.

Câu 19: Giới hạn quang dẫn của Si là 1,11 µm. Bức xạ nào dưới  đây không gây ra hiện tượng quang dẫn khi chiếu vào Si?

A. 0,52 µm                       B. 1,88 µm                       C. 0,38 µm                       D. 0,76 µm.

Câu 20: Ứng dụng nào sau đây không phải của tia Laze.

A. Đo khoảng cách                                                      B. Phẫu thuật mắt.

C. Máy tính tiền theo mã vạch                                 D. Chụp X - quang.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

D

C

B

D

D

B

A

A

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

 

D

B

C

C

D

D

B

D

Bài viết gợi ý: