Câu 1: Thiết bị nào sau đây không có trong máy phát thanh, phát hình bằng vô tuyến điện.

A. Máy biến áp                                                           B. Máy tách sóng 

C. Mạch dao động                                                     D. Mạch trộn sóng.

Câu 2: Thiết bị nào sau đây không có trong máy thu thanh, thu hình bằng vô tuyến điện.

A. Mạch khuếch đại                                                   B. Mạch trộn sóng 

C. Mạch dao động                                                      D. Mạch tách sóng.

Câu 3: Kí hiệu các mạch (bộphận) nhưsau: (1) Mạch tách sóng; (2) Mạch khuếch đại âm tần; (3) Mạch khuếch đại cao tần; (4) Mạch biến điệu. Trong sơ đồ khối của máy thu thanh vô tuyến điện, không có mạch nào kể trên.

A. (1) và (2)                   B. (3)                     C. (3) và (4)                       D. (4).

Câu 4: Sóng điện từ nào bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li.

A. Sóng dài                                                                 B. Sóng trung   

C. Sóng ngắn                                                              D. Sóng cực ngắn.

Câu 5: (ĐH-2009) Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm L và tụ  điện có điện dung thay đổi được từ \[{{C}_{1}}\] đến \[{{C}_{2}}\].Mạch dao động này có chu kì dao động riêng thay đổi được từ

A. từ \[4\pi \sqrt{L{{C}_{1}}}\] đến \[4\pi \sqrt{L{{C}_{2}}}\]

B. từ \[2\pi \sqrt{L{{C}_{1}}}\] đến \[2\pi \sqrt{L{{C}_{2}}}\]

C. từ \[2\sqrt{L{{C}_{1}}}\] đến \[2\sqrt{L{{C}_{2}}}\]

D. từ \[4\sqrt{L{{C}_{1}}}\] đến \[4\sqrt{L{{C}_{2}}}\]

Câu 6: (TN-2014) Trong sơ  đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến  đơn giản không có phận nào sau đây?

A. Mạch khuếch đại âm tần                                               B. Mạch biến điệu. 

C. Loa                                                                                     D. Mạch tách sóng.

Câu 7: Sòng điện từ nào sau đây có thể đi vòng quanh Trái đất.

A. Sóng dài                                                                        B. Sóng trung 

C. Sóng ngắn                                                                     D. Sóng cực ngắn.

Câu 8 : Chọn phát biểu sai khi nói vềtính chất của sóng điện từ.

A. Sóng điện từ phản xạ được trên các mặt kim loại.

B. Sóng điện từ có thể giao thoa được với nhau.

C. Sóng điện từ có thể tạo ra được hiện tượng sóng dừng.

D. Sóng điện từ không có hiện tượng nhiễu xạ.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện từ trường

A. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau.

B. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên liên quan mật thiết với nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất gọi là điện từ trường.

C. Tốc độ lan truyền của điện từ trường trong chất rắn lớn nhất, trong chất khí bé nhất và không lan truyền được trong chân không.

D. chúng luôn dao động vuông pha với nhau.

Câu 10:  Kí hiệu các mạch (bộphận) nhưsau: (1) Mạch tách sóng; (2) Mạch khuếch  đại; (3) Mạch biến điệu; (4) Mạch chọn sóng. Trong các máy thu thanh, máy thu hình, mạch nào nêu trên hoạt  động dựa trên hiện tượng cộng hưởng dao động điện từ

A. (1)                                 B. (4)                                C. (2) và (3)                                D. (1) và (4).

Câu 11: (CĐ-2011) Trong mạch dao  động lí tưởng gồm tụ  điện có  điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đang có dao  động  điện từ tự do. Biết hiệu  điện thế cực  đại giữa hai bản tụ là \[\frac{{{U}_{o}}}{2}\]. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng

A.\[\frac{{{U}_{o}}}{2}\sqrt{\frac{3L}{C}}\]

B.\[\frac{{{U}_{o}}}{2}\sqrt{\frac{5C}{L}}\]

C.\[\frac{{{U}_{o}}}{2}\sqrt{\frac{5L}{C}}\]

D.\[\frac{{{U}_{o}}}{2}\sqrt{\frac{3C}{L}}\]

Câu 12: (ĐH-2008) Trong một mạch dao động LC không có điện trở thuần, có dao động điện từ tự do (dao động riêng). Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện cực đại qua mạch lần lượt là \[{{U}_{o}}\] và \[{{I}_{o}}\] Tại thời  điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị \[\frac{{{I}_{o}}}{2}\]  thì độ lớn hiệu điện thế giữa hai bản tụ

điển là

A.\[\frac{3}{4}{{U}_{o}}\]                      B.\[\frac{\sqrt{3}}{2}{{U}_{o}}\]                   C.\[\frac{1}{2}{{U}_{o}}\]                      D.\[\frac{\sqrt{3}}{4}{{U}_{o}}\]

Câu 13: (ĐH-2009) Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động  điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian

A. luôn ngược pha nhau                                           B. với cùng biên độ

C. luôn cùng pha nhau                                              D. với cùng tần số.

Câu  14:  (ĐH-2012)  Tại  Hà  Nội,  một  máy  đang  phát  sóng  điện  từ.  Xét  một  phương  truyền  có  phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời  điểm t, tại  điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ  đang có độlớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có

A. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây   

B. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.

C. độ lớn bằng không     

D. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.

Câu 15:(CĐ-2007) Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?

A. Phản xạ                                                        B. Truyền được trong chân không.

C. Mang năng lượng                                       D. Khúc xạ.

Câu 16 : (CĐ-2007) Sóng  điện từ là quá trình lan truyền của  điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Véctơcường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độlớn.

B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha.

C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha nhau π/2.

D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu

Câu 17: Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kỳ dao động của mạch

A. tăng 4 lần.               B. tăng 2 lần.               C. giảm 4 lần.             D. giảm 2 lần.

Câu 18: Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch

A. không đổi.                B. tăng 2 lần.               C. giảm 2 lần.                 D. tăng 4 lần.

Câu 19: Mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm lên 16 lần và giảm điện dung 4 lần thì chu kỳ dao động của mạch dao động sẽ

A. tăng 4 lần.               B. tăng 2 lần.               C. giảm 2 lần.              D. giảm 4 lần

Câu 20:  Mạch dao động điện từ  gồm cuộn cảm L và tụ  điện C. Khi tăng độ  tự  cảm lên 8 lần và giảm điện dung 2 lần thì tần số dao động của mạch sẽ

A. tăng 4 lần.              B. tăng 2 lần.               C. giảm 2 lần.                D. giảm 4 lần

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

C

C

B

B

C

D

B

B

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

D

B

B

D

B

A

B

C

Bài viết gợi ý: