Câu 1: Mạch dao động gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số góc riêng của mạch xác định bởi
A.\[\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\] B.\[\omega =\frac{1}{LC}\] C.\[\omega =\sqrt{LC}\] D.\[\omega =LC\]
Câu 2: Trong mạch dao động LC lí tưởng, so với cường độ dòng điện trong mạch thì điện tích của mạch biến thiên cùng tần số và
A. trễ pha góc π/2 B. sớm pha góc π/2 C. cùng pha D. ngược pha.
Câu 3: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Nếu gọi u là hiệu điện thế giữa bản A và bản B của tụ điện thì điện tích của bản B biến thiên
A. trễ pha π/2 so với u B. sớm pha π/2 so với u.
C. ngược pha so với u D. cùng pha so với u.
Câu 4: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Nếu chỉ tăng độ tự cảm của cuộn cảm trong mạch dao động lên 4 lần thì tần số dao động điện từ trong mạch sẽ
A. tăng 4 lần B. giảm 2 lần C. tăng 2 lần D. giảm 4 lần.
Câu 5: Cho mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ điều hòa với chu kì T. Ban đầu dòng điện chạy trong mạch có giá trị cực đại. Thời điểm t = T/2, dòng điện tức thời có độ lớn
A. bằng không
B. bằng nửa giá trịcực đại
C. cực đại
D. cực tiểu.
Câu 6: Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên mỗi bản tụ là \[{{Q}_{o}}\]và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là \[{{I}_{o}}\]. Chu kì dao động điện từ của mạch là
A.\[T=2\pi \frac{{{Q}_{o}}}{{{I}_{o}}}\] B.\[T=2\pi {{Q}_{o}}{{I}_{o}}\] C.\[T=2\pi \frac{{{I}_{o}}}{{{Q}_{o}}}\] D.\[T=2\pi LC\]
Câu 7: Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do hiện tượng nào sau đây?
A. Hiện tượng cộng hưởng điện B. Hiện tượng từ hoá.
C. Hiện tượng cảm ứng điện từ D. Hiện tượng tự cảm.
Câu 8: Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị \[{{C}_{1}}\] thì tần số dao động riêng của mạch là \[{{f}_{1}}\] . Khi điện dung có giá trị \[{{C}_{2}}=4{{C}_{1}}\]thì tần số dao động điện từ riêng trong mạch là
A.\[{{f}_{2}}=4{{f}_{1}}\] B.\[{{f}_{2}}=\frac{{{f}_{1}}}{2}\] C.\[{{f}_{2}}=2{{f}_{1}}\] D.\[{{f}_{2}}=\frac{{{f}_{1}}}{4}\]
Câu 9: Một mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm và tụ điện thì hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện \[{{U}_{o}}\]liên hệ với cường độ dòng điện cực đại \[{{I}_{o}}\]bởi biểu thức:
A.\[{{U}_{o}}=\frac{1}{\pi }\sqrt{\frac{L}{C}}\] B.\[{{U}_{o}}={{I}_{o}}\sqrt{\frac{L}{C}}\] C.\[{{U}_{o}}=\sqrt{\frac{L}{C}{{I}_{o}}}\] D.\[{{U}_{o}}=\frac{L}{C}{{I}_{o}}\]
Câu 10: Một mạch dao động gồm có cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Nếu gọi \[{{I}_{\max }}\] là dòng điện cực đại trong mạch thì hệ thức liên hệ điện tích cực đại trên bản tụ \[{{Q}_{\max }}\] và \[{{I}_{\max }}\]
A.\[{{Q}_{\max }}=\sqrt{LC}{{I}_{\max }}\]
B.\[{{I}_{\max }}=\sqrt{LC}{{Q}_{\max }}\]
C.\[{{Q}_{\max }}=\frac{1}{\sqrt{LC}}{{I}_{\max }}\]
D.\[{{Q}_{\max }}=\frac{1}{LC}{{I}_{\max }}\]
Câu 11: Gọi tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí là c. Mạch dao động lí tưởng LC có thể phát ra sóng vô tuyến truyền trong không khí với bước sóng
A.\[2\pi c\sqrt{LC}\]
B. \[2\pi \sqrt{LC}\]
C.\[4\pi c\sqrt{LC}\]
D.\[2\pi c.LC\]
Câu 12: Một mạch LC đang dao động tựdo, người ta đo được điện tích cực đại trên 2 bản tụ điện là \[{{q}_{o}}\] và dòng điện cực đại trong mạch là \[{{I}_{o}}\]. Nếu dùng mạch này làm mạch chọn sóng cho máy thu thanh, thì bước sóng mà nó bắt được tính bằng công thức
A.\[\lambda =2\pi c\sqrt{{{q}_{o}}{{I}_{o}}}\]
B.\[\lambda =2\pi c\frac{{{q}_{o}}}{{{I}_{o}}}\]
C.\[\lambda =\frac{{{I}_{o}}}{{{q}_{o}}}\]
D.\[\lambda =2\pi c{{q}_{o}}{{I}_{o}}\]
Câu 13: Trong máy thu thanh vô tuyến, bộ phận dùng để biến đổi trực tiếp dao động điện thành dao động âm có cùng tần số là
A. micrô B. mạch chọn sóng C. mạch tách sóng D. loa.
Câu 14: Điện tích của tụ điện trong mạch dao động LC biến thiên theo phương trình \[q={{q}_{o}}\cos \left( \frac{2\pi }{T}t+\pi \right)\]Tại thời điểm t = T/4, ta có:
A. Hiệu điện thế giữa hai bản tụbằng 0
B. Dòng điện qua cuộn dây bằng 0.
C. Điện tích của tụ cực đại
D. Năng lượng điện trường cực đại.
Câu 15: Trong mạch dao động LC lý tưởng, gọi i và u là cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây tại một thời điểm nào đó, \[{{I}_{o}}\]là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa i, u và \[{{I}_{o}}\] là:
A.\[\left( I_{o}^{2}+{{i}^{2}} \right)\frac{L}{C}={{u}^{2}}\]
B.\[\left( I_{o}^{2}-{{i}^{2}} \right)\frac{C}{L}={{u}^{2}}\]
C.\[\left( I_{o}^{2}-{{i}^{2}} \right)\frac{L}{C}={{u}^{2}}\]
D.\[\left( I_{o}^{2}+{{i}^{2}} \right)\frac{C}{L}={{u}^{2}}\]
Câu 16: Hãy chọn số lượng câu không đúng trong các phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện.
(1). Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
(2). Sóng điện từ là sóng ngang vì nó luôn truyền ngang.
(3). Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
(4). Sóng điện từ mang năng lượng.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 17: Chọn phát biểu sai khi nói về điện từ trường.
A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
B. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.
C. Điện trường xoáy là điện trường mà đường sức là những đường cong.
D. Từ trường xoáy là từ trường mà cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện trường.
Câu 18: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, véctơ cảm ứng từ \[\overrightarrow{B}\] và véctơ cường độ điện trường \[\overrightarrow{E}\]luôn luôn
A. truyền trong mọi môi trường với tốc độ bằng \[{{3.10}^{8}}m/s\]
B. dao động điều hoà cùng tần sốvà cùng pha nhau.
C. vuông góc nhau và dao động lệch pha nhau một góc π/2.
D. vuông góc nhau và trùng với phương truyền sóng.
Câu 19: Tại đài truyền hình Vũng Tàu có một máy phát sóng điện từ. Xét một phương truyền nằm ngang, hướng từ Tây sang Đông. Gọi M là một điểm trên phương truyền đó. Ởthời điểm t, vecto cường độ điện trường tại M có độ lớn cực đại và hướng từ trên xuống. Khi đó vecto cảm ứng tại M có
A. độ lớn bằng không
B. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
C. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc
D. độ lớn cực đại và hướng về phía Nam.
Câu 20: Một sóng điện từ đang lan truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Biết cường độ điện trường cực đại là 10 V/m và cảm ứng từ cực đại là 0,15 T. Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc, ở một thời điểm t nào đó khi cường độ điện trường là 6 V/m và đang có hướng Đông, thì cảm ứng từ lúc đó có độ lớn và hướng là
A. 0,12T và hướng lên
B. 0,12T và hướng xuống.
C. C. 0,09T và hướng lên
D. 0,09T và hướng xuống
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
C |
B |
C |
A |
D |
B |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
B |
D |
A |
C |
A |
D |
B |
C |
D |