Câu 1: Đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện có tần số góc \[{{\omega }^{2}}LC=1\] chạy qua đoạn mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch này
A. phụ thuộc điện trở thuần của đoạn mạch
B. bằng 0.
C. phụ thuộc tổng trở của đoạn mạch
D. bằng 1.
Câu 2: Đặt điện áp \[u={{U}_{o}}\cos \omega t\]vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết điện áp giữa hai đầu điện trở thuần và điện áp giữa hai bản tụ điện có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Phát biểu nào sau đây là sai.
A. Cường độ dòng điện qua mạch trễ pha π/3 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
C. Cường độ dòng điện qua mạch sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
D. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần trễpha π/4 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 3: Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc ω chạy qua thì tổng trở của đoạn mạch là
A.\[\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \frac{1}{C\omega } \right)}^{2}}}\]
B.\[\sqrt{{{R}^{2}}-{{\left( \frac{1}{C\omega } \right)}^{2}}}\]
C.\[\sqrt{{{R}^{2}}+C{{\omega }^{2}}}\]
D.\[\sqrt{{{R}^{2}}+\frac{1}{C\omega }}\]
Câu 4: Đặt điện áp xoay chiều \[u={{U}_{o}}\cos \omega t\] có \[{{U}_{o}}\]không đổi và ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Thay đổi ω thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi \[\omega ={{\omega }_{1}}\]bằng cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch khi \[\omega ={{\omega }_{2}}\].Hệ thức đúng là
A.\[{{\omega }_{1}}{{\omega }_{2}}=\frac{1}{\sqrt{LC}}\]
B.\[{{\omega }_{1}}+{{\omega }_{2}}=\frac{1}{\sqrt{LC}}\]
C.\[{{\omega }_{1}}{{\omega }_{2}}=\frac{1}{LC}\]
D.\[{{\omega }_{1}}{{\omega }_{2}}=\frac{1}{{{\left( LC \right)}^{2}}}\]
Câu 5: Một điện trởthuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch người ta phải
A. mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.
B. mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở.
C. thay điện trở nói trên bằng một tụ điện.
D. thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm.
Câu 6: Đặt điện áp \[u=U\sqrt{2}\cos \omega t\](V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần 2R, cuộn thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Biết \[{{\omega }^{2}}LC=1\]. Tổng trở của đoạn mạch này bằng
A. R B. 0,5R C. 3R D. 2R.
Câu 7: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trởthuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu \[{{u}_{R}},{{u}_{L}},u\]tương ứng là điện áp tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các điện áp này là
A.\[{{u}_{R}}\] sớm pha π/2 so với \[{{u}_{L}}\]
B. \[{{u}_{L}}\]sớm pha π/2 so với \[{{u}_{C}}\]
C.\[{{u}_{R}}\] trễ pha π/2 so với \[{{u}_{C}}\]
D. \[{{u}_{C}}\] trễ pha πso với \[{{u}_{L}}\]
Câu 8: Trong đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện nhanh pha so với hiệu điện thế. Điều khẳng định nào sau đây đúng:
A. Đoạn mạch chỉ có cuộn cảm L
B. Đoạn mạch gồm R và C.
C. Đoạn mạch gồm L và C.
D. Đoạn mạch gồm R và L.
Câu 9: Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua mạch sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu mạch khi
A. Z = R B.\[{{Z}_{L}}>{{Z}_{C}}\] C.\[{{Z}_{L}}<{{Z}_{C}}\] D.\[{{Z}_{C}}=R\]
Câu 10: Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, hiệu điện thế ở hai đầu điện trở thuần R cùng pha với hiệu điện thế ở hai đầu mạch khi
A.\[{{Z}_{L}}={{Z}_{C}}\] B.\[{{Z}_{L}}>{{Z}_{C}}\] C. \[{{Z}_{L}}<{{Z}_{C}}\] D.\[{{Z}_{L}}=R\]
Câu 11: Trong đoạn mạch xoay chiều có các phần tử mắc nối tiếp, nếu cường độ dòng điện i vuông pha với hiệu điện thế u thì trong mạch:
A. không có điện trở thuần R.
B. không có cuộn cảm L.
C. không có tụ điện C.
D. chỉ có cuộn cảm L.
Câu 12: Một cuộn dây có điện trở thuần R, hệ số tự cảm L mắc vào hiệu điện thế xoay chiều \[u={{U}_{o}}\cos \omega t(V)\]Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua cuộn dây được xác định bằng hệ thức nào?
A.\[I=\frac{{{U}_{o}}}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L \right)}^{2}}}}\]
B.\[I=\frac{U}{\sqrt{{{R}^{2}}+\omega L}}\]
C.\[I=\frac{U}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L \right)}^{2}}}}\]
D.\[I=U\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L \right)}^{2}}}\]
Câu 13: Chọn câu sai.Một đoạn mạch có ba thành phần R, L, C mắc nối tiếp nhau, mắc vào hiệu điện thế xoay chiều khi có cộng hưởng thì:
A.\[{{\omega }^{2}}LC=1\]
B.\[R=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( L\omega -\frac{1}{C\omega } \right)}^{2}}}\]
C.\[i=\frac{{{U}_{o}}}{R}\cos \omega t\]
D.\[{{U}_{R}}={{U}_{C}}\]
Câu 14: Cho đoạn mạch gồm cuộn dây thuần cảm L ghép nối tiếp với tụ điện C. Tần số góc của hiệu điện thế đặt vào 2 đầu mạch là ω. Điều nào sau đây là sai?
A. Mạch không tiêu thụ công suất
B. Tổng trở của đoạn mạch:\[Z=\left| L\omega -\frac{1}{C\omega } \right|\]
C. Tổng trở của đoạn mạch: \[Z=L\omega -\frac{1}{C\omega }\] nếu \[{{\omega }^{2}}LC>1\]
D. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng 1.
Câu 15: Một đọan mạch gồm một cuộn cảm thuần L nối tiếp với một tụ điện có điện dung C. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều \[u={{U}_{o}}\cos \omega t(V)\] Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch được xác định bằng hệ thức sau đây:
A.\[I=\frac{U}{\sqrt{{{\left( \omega L \right)}^{2}}+{{\left( \frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}}\]
B.\[I=\frac{U}{\sqrt{2}\sqrt{{{\left( \omega L \right)}^{2}}+{{\left( \frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}}\]
C.\[I=\frac{{{U}_{o}}}{\sqrt{2}\left| \omega L-\omega C \right|}\]
D.\[I=\frac{{{U}_{o}}}{\sqrt{2(\omega L-\omega C)}}\]
Câu 16: Mạch xoay chiều gồm R, L, C nối tiếp có \[{{U}_{{{O}_{L}}}}=2{{U}_{{{O}_{C}}}}\].So với dòng điện, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch sẽ
A. sớm pha hơn B. trễ pha hơn
C. cùng pha D. có pha phụ thuộc vào R.
Câu 17: Mạch RLC nối tiếp có L thay đổi \[u={{U}_{o}}\cos \omega t(V)\]ổn định. Khi P cực đại thì L có giá trị
A.\[L=\frac{1}{C{{\omega }^{2}}}\] B.0 C.\[L=\frac{1}{2C{{\omega }^{2}}}\] D.\[L=\frac{1}{\sqrt{2}C{{\omega }^{2}}}\]
Câu 18: (CĐ-2014) Đặt điện áp \[u={{U}_{o}}\cos \omega t(V)\]vào hai đầu điện trở thuần R. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu R có giá trịcực đại thì cường độ dòng điện qua R bằng
A.\[\frac{{{U}_{o}}}{R}\] B.\[\frac{{{U}_{o}}\sqrt{2}}{R}\] C.\[\frac{{{U}_{o}}\sqrt{2}}{2R}\] D.0
Câu 19: Đặt điện áp xoay chiều \[u={{U}_{o}}\cos 2\pi ft(V)\] với \[{{U}_{o}}\]và f không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Điều chỉnh biến trở R tới giá trị \[{{R}_{o}}\]để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy qua
mạch khi đó bằng
A.\[\frac{{{U}_{o}}}{2{{R}_{o}}}\] B.\[\frac{{{U}_{o}}}{{{R}_{o}}}\] C.\[\frac{\sqrt{2}{{U}_{o}}}{{{R}_{o}}}\] D.\[\frac{\sqrt{2}{{U}_{o}}}{2{{R}_{o}}}\]
Câu 20: Động cơ không đồng bộ 3 pha hoạt động bằng dòng xoay chiều tần số 50 Hz. Tại vị trí tâm trục quay của rôto, mỗi cuộn dây tạo ra từ trường có cảm ứng từ cực đại bằng \[{{B}_{o}}\]. Nếu tại một thời điểm, cảm ứng từ tổng hợp do 3 cuộn dây gây ra tại trục quay là \[1,5{{B}_{o}}\], thì sau thời điểm đó 0,01 s, cảm ứng từ tổng hợp tại đó có độ lớn bằng
A. \[{{B}_{o}}\] B.\[0,75{{B}_{o}}\] C. \[1,5{{B}_{o}}\] D.\[0,5{{B}_{o}}\]
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
D |
A |
C |
C |
C |
D |
B |
C |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
C |
D |
D |
C |
A |
A |
A |
A |
C |