Câu 1: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dung luôn không đổi và hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Điện áp giữa hai đầu

A. cuộn dây luôn vuông pha với điện áp giữa hai bản tụ  điện.

B. cuộn dây luôn ngược pha với điện áp giữa hai bản tụ điện.

C. tụ điện luôn sớm pha π/2 so với cường độvdòng  điện.

D. đoạn mạch luôn cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 2: Khi điện áp giữa hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp sớm pha π/4 đối với dòng điện trong mạch thì

A. cảm kháng bằng điện trở thuần.

B. dung kháng bằng điện trở thuần.

C. hiệu của cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần.

D. tổng của cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần.

Câu 3: Điện áp giữa hai  đầu  đoạn mạch RLC mắc nối tiếp sớm pha 3π/4 so với  điện áp hai  đầu tụ  điện. Phát biểu nào sau đây là đúng với đoạn mạch này?

A. Tổng trở của mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch.

B. Dung kháng của mạch bằng với điện trở thuần.

C. Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch.

D. Cảm kháng của mạch bằng với điện trở thuần.

Câu 4: Cường  độ hiệu dụng của dòng  điện chạy trên  đoạn mạch RLC nối tiếp  không  có tính chất nào dưới đây?

A. Không phụ thuộc vào chu kỳ dòng điện   

B. Tỉ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

C. Phụ thuộc vào tần số dòng điện    

D. Tỉ lệ nghịch với tổng trở của đoạn mạch.

Câu 5: Một đoạn mạch không phân nhánh RLC có dòng điện sớm pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

A. Trong đoạn mạch không thể có cuộn cảm, nhưng có tụ  điện.

B. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trịkhác không.

C. Nếu tăng tần số dòng điện lên một lượng nhỏ thì độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giảm.

D. Nếu giảm tần số của dòng điện một lượng nhỏ thì cường độ hiệu dụng giảm.

Câu 6: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một cuộn dây thuần cảm có cảm kháng \[{{Z}_{L}}\]mắc nối tiếp với tụ điện có dung kháng \[{{Z}_{C}}\].Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.Tổng trở của mạch được xác định bởi biểu thức \[Z={{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}\]

B. Dòng điện chậm pha hơn π/2 so với điện áp giữa hai đầu mạch.

C. Dòng điện nhanh pha hơn π/2 so với điện áp giữa hai đầu mạch.

D. Điện áp giữa hai bản tụvà hai đầu cuộn dây ngược pha nhau.

Câu 7: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng gấp đôi dung kháng. Dùng vôn kế xoay chiều (điện trởrất lớn) đo điện áp giữa hai đầu tụ  điện và  điện áp giữa hai  đầu  điện trởthì sốchỉcủa vôn kế là như nhau.  Độ lệch pha của  điện áp giữa hai  đầu

đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch là

A. π/4                        B. π/6                      C. π/3                      D. –π/3.

Câu 8: Trong mạch R – L – C mắc nối tiếp,  độ lệch pha giữa dòng  điện và hiệu  điện thế giữa hai  đầu đoạn mạch phụ thuộc vào:

A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch  

B. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu mạch.

C. cách chọn gốc tính thời gian    

D. tính chất của mạch điện.

Câu 9: Phát biểu nào sao đây là sai?Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thỏa mãn điều kiện \[{{\omega }^{2}}LC=1\]thì

A. cường độ dòng điện dao động cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch.

B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại.

C. công suất tiêu thụ trong mạch đạt cực đại

D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đại cực đại.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thỏa mãn điều kiện \[{{\omega }^{2}}LC=1\]thì

A. cường độ dòng điện dao động cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch.

B. điện áp giữa hai đầu tụ điện và cuộn cảm bằng nhau.

C. tổng trở của mạch điện đạt giá trị lớn nhất 

D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại.

Câu 11: Trong đoạn mạch R – L – C mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây sai?

A. Hệ số công suất của mạch giảm    

B. Cường độ dòng điện hiệu dụng giảm.

C. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng   

D. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm.

Câu 12: Phát biểu nào sao đây là sai? Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng:

A. giữa hai đầu cuộn cảm lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

B. giữa hai đầu tụ điện lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. giữa hai đầu điện trởlớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

D. giữa hai đầu tụ điện bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm.

Câu 13: Công thức nào sau đây sai đối với mạch R LC nối tiếp?

A.\[U={{U}_{R}}+{{U}_{L}}+{{U}_{C}}\]

B.\[u={{u}_{R}}+{{u}_{L}}+{{u}_{C}}\]

C.\[\overrightarrow{U}=\overrightarrow{{{U}_{R}}}+\overrightarrow{{{U}_{L}}}+\overrightarrow{{{U}_{C}}}\]

D.\[U=\sqrt{U_{R}^{2}+{{\left( {{U}_{L}}-{{U}_{C}} \right)}^{2}}}\]

Câu 14: Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R, cuộn cảm có độtựcảm L và điện trở r và tụ  điện có điện dung C được mắc nối tiếp vào điện áp \[u={{U}_{o}}\cos \omega t\]. Tổng trở của đoạn mạch tính theo công thức:

A.\[Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\]

B.\[Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{r}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\]

C.\[Z=\sqrt{{{(R+r)}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\]

D.\[Z=\sqrt{{{(R+r)}^{2}}+{{\left( \omega L+\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\]

Câu 15: Trong mạch  điện gồm R LC mắc nối tiếp. Gọi Z là tổng trở của mạch.  Độ lệch pha  \[\varphi \] giữa  điện áp hai đầu mạch và cường độ dòng điện trong mạch được tính bởi công thức:

A.\[\tan \varphi =\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}\]

B.\[\tan \varphi =\frac{{{Z}_{C}}-{{Z}_{L}}}{R}\]

C.\[\tan \varphi =\frac{R}{{{Z}_{C}}-{{Z}_{L}}}\]

D.\[\tan \varphi =\frac{R}{{{Z}_{C}}+{{Z}_{L}}}\]

Câu 16: Điều nào sau  đây là  đúng khi nói về  đoạn mạch xoay chiều có  điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm

A. Tổng trở của đoạn mạch tính bởi \[Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L \right)}^{2}}}\]

B. Dòng điện luôn nhanh pha hơn so với điện áp hai đầu đoạn mạch.

C. Điện năng tiêu thụ trên cả điện trở và cuộn dây.

D. Dòng điện tức thời qua điện trởvà cuộn dây là như nhau còn giá trị hiệu dụng khác nhau.

Câu 17: Đặt một điện áp xoay chiều: \[u=160\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)(V)\] vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều gồm hai phần tử mắc nối tiếp. Biểu thức dòng điện trong mạch là \[i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{2} \right)(A)\].  Đoạn mạch nàycó thể gồm những linh kiện:

A. điện trở thuần và cuộn dây thuần cảm   

B. điện trở thuần và tụ điện.

C. điện trở thuần, cuộn dây và tụ điện   

D. tụ điện và cuộn dây thuần cảm.

Câu 18: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mạch điện xoay chiều có tụ  điện mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần?

A. Độ lệch pha giữa hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch và dòng điện trong mạch là \[\varphi \ne \frac{\pi }{2}\]

B. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây cùng pha với hiệu điện thế hai đầu tụ điện.

C. Hệ sốcông suất hai đầu mạch là  \[\cos \varphi =1\]

D. Đoạn mạch không tiêu thụ điện năng.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai? Đối với mạch RLC mắc nối tiếp, ta luôn thấy

A. độ tự cảm L tăng thì cảm kháng của cuộn dây giảm

B. điện trở R tăng thì tổng trở của đoạn mạch tăng.

C. cảm kháng bằng dung kháng thì tổng trở của đoạn mạch bằng R.

D. điện dung C của tụ điện tăng thì dung kháng của đoạn mạch giảm.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai khi trong mạch R LC mắc nối tiếp xảy ra cộng hưởng điện?

A. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch có giá trị cực đại.

B. Cường độ dòng qua mạch cùng pha với hiệu điện thế hai đầu mạch.

C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị bằng nhau.

D. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có giá trị không phụ thuộc vào điện trở R.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

C

A

B

D

A

D

D

C

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

A

C

A

A

D

D

A

D

 

Bài viết gợi ý: