Câu 1: Chọn phát biểu sai khi nói về sóng âm.

A. Sóng âm chỉ gồm các sóng cơ gây ra cảm giác âm.

B. Sóng âm là tất cả các sóng cơ truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí.

C. Tần số của sóng âm cũng là tần số âm.   

D. Một vật phát ra âm thì gọi là nguồn âm.

Hướng dẫn

Sóng âm là tất cả các sóng cơ truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí, bao gồm cả siêu âm và hạ âm (không gây ra cảm giác âm cho tai người). Đáp án A sai.

Chọn đáp án A

Câu 2: Tốc độ truyền của sóng âm không phụ thuộc vào

A. tính đàn hồi của môi trường     

B. khối lượng riêng của môi trường.

C. nhiệt độ của môi trường      

D. không gian rộng hẹp của môi trường.

Hướng dẫn

Tốc  độ truyền của  sóng âm phụ thuộc vào  tính  đàn hồi của môi trường khối lượng riêng  của môi  trường và nhiệt độ của môi trường → không phụ thuộc vào không gian rộng hẹp của môi trường.

Chọn đáp án D

Câu 3: Đối tượng nào sau đây không nghe được sóng âm có tần số lớn hơn 20 kHz.

A. Loài dơi                 B. Loài chó                   C. Cá heo                 D. Con người.

Hướng dẫn

Sóng âm có tần số lớn hơn 20 kHz là sóng siêu âm, con người không nghe được sóng siêu âm.

Chọn đáp án D

Câu 4: Chọn phát biểu đúng. Tốc độtruyền âm

A. có giá trịcực đại khi truyền trong chân không và bằng \[{{3.10}^{8}}\]m/s.

B. tăng khi mật độ vật chất của môi trường giảm.

C. tăng khi độ đàn hồi của môi trường càng lớn. 

D. giảm khi nhiệt độ của môi trường tăng.

Hướng dẫn

Tốc  độ truyền âm tăng khi nhiệt  độ tăng,  độ  đàn hồi của môi trường lớn, khi mật  độ vật chất môi trường tăng, sóng âm không truyền được trong chân không. Đáp án đúng là C.

Chọn đáp án C

Câu 5: Chọn phát biểu đúng. Sóng âm

A. chỉ truyền trong chất khí.

B. truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí.

C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không.

D. không truyền được trong chất rắn.

Hướng dẫn

Sóng âm truyền được trong chất rắn chất lỏng và chất khí và không truyền được trong chân không.

Chọn đáp án B

Câu 6: Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ  đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ  được sóng cơ học nào?

A. Sóng cơ học có tần số 10 Hz     B. Sóng cơ học có tần số 30 kHz.

C. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0 μs     D. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0 ms.

Hướng dẫn

Sóng âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz.

Sóng cơ học có chu kỳ 2,0 μs có tần số \[f=\frac{1}{T}=500kHz>20kHz\]

Sóng cơ học có chu kỳ 2,0 ms có tần số \[f=\frac{1}{T}=500Hz\]

Do đó tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học có chu kỳ 2,0 ms

Chọn đáp án D

Câu 7: Ở cùng một nhiệt độ thì vận tốc truyền âm có giá trị lớn nhất trong môi trường

A. chân không          B. không khí         C. nước nguyên chất             D. chất rắn.

Hướng dẫn

Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và lớn hơn trong chất khi  ở cùng một nhiệt độ.

Chọn đáp án D

Câu 8: Chọn phát biểu sai khi nói về sóng âm.

A. Vận tốc truyền âm phụ thuộc tính đàn hồi và khối lượng riêng của môi trường.

B.  Sóng âm truyền tới  điểm nào trong không khí thì phần tử không khí tại  đó sẽ dao  động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

C. Sóng âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz.

D. Sóng âm là sự lan truyền các dao động cơ trong môi trường khi, lỏng, rắn.

Hướng dẫn

Trong chất lỏng và chất khí sóng âm là sóng dọc nên các phần tử không khí tại đó sẽ dao động dọc theo phương truyền sóng. Đáp án B sai.

Chọn đáp án B

Câu 9: Điều nào sau đây sai khi nói về sóng âm?

A. Tốc độtruyền âm giảm dần qua các môi trường rắn, lỏng và khí.

B. Sóng âm là sóng có tần số không đổi khi truyền từ chất khí sang chất lỏng.

C. Sóng âm không truyền được trong chân không. 

D. Sóng âm là sóng có tần số từ 16Hz đến 2000 Hz.

Hướng dẫn

Sóng âm là những sóng cơ lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

Sóng âm nghe được: Là sóng âm có tần số trong khoảng từ 16Hz đến 20000Hz gây ra cảm giác thính giác.

Chọn đáp án D

Câu 10: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A.  Ở cùng một nhiệt  độ, tốc  độ truyền sóng  âm trong không khí nhỏ hơn tốc  độ truyền sóng âm trong nước.

B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.

C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.   

D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

Hướng dẫn

Sóng âm trong không khí là sóng dọc → D sai.

Chọn đáp án D

Câu 11: Lượng năng lượng  được sóng âm truyền trong một  đơn vị thời gian qua một  đơn vị diện tích  đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là

A. cường độ âm                                                        B. độ to của âm  

C. mức cường độ âm                                               D. năng lượng âm.

Hướng dẫn

Cường  độ âm là lượng năng lượng  được sóng âm truyền trong một  đơn vị thời gian qua một  đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm.

Chọn đáp án A

Câu 12: Một âm có tần số xác  định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc  độ tương  ứng là \[{{v}_{1}},{{v}_{2}},{{v}_{3}}\].Nhận định nào sau đây là đúng

A.\[{{v}_{2}}>{{v}_{1}}>{{v}_{3}}\]

B.\[{{v}_{1}}>{{v}_{2}}>{{v}_{3}}\]

C.\[{{v}_{3}}>{{v}_{2}}>{{v}_{1}}\]

D.\[{{v}_{2}}>{{v}_{3}}>{{v}_{1}}\]

Hướng dẫn

Vận tốc âm giảm dần trong các môi trường rắn lỏng khí.

Do đó: \[{{v}_{1}}>{{v}_{2}}>{{v}_{3}}\]

Chọn đáp án B

Câu 13: Điều nào sau đây đúng khi nói về sóng âm?

A. Tạp âm là âm có tần số không xác định. 

B. Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm tốt.

C. Vận tốc truyền âm tăng theo thứ tự môi trường: rắn, lỏng, khí.

D. Nhạc âm là âm do các nhạc cụ phát ra.

Hướng dẫn

Nhạc âm là âm có tần số xác định (VD mỗi nốt nhạc Đồ, rê, mi, fa, sol, la, si, đô là nhạc âm). Tạp âm là âm có tần sốkhông xác định (tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng ồn ào ngoài phố…).

Chọn đáp án A

Câu 14: Một người nghe thấy âm do một nhạc cụ phát ra có tần số f = 40 Hz và tại vị trí có cường độ âm là I. Nếu tần số f’=10f và mức cường độ âm I’ = 10I thì người đó nghe thấy âm có

A. độ to tăng 10 lần                                                  B. độ cao tăng 10 lần.

C. độ to tăng lên 10 dB.                                           D. độ cao tăng lên.

Hướng dẫn

Tần số  f ' =10f\[\Rightarrow \]độ cao tăng lên.

Do \[I'=10I\Rightarrow \vartriangle L=\log \frac{I'}{I}=1(B)\Rightarrow \]độ to tăng lên.

Chọn đáp án D

Câu 15: Một nam châm  điện dùng dòng điện xoay chiều có chu kì 80μs.Nam châm tác dụng lên 1 lá thép mỏng làm cho nó dao động điều hòa và tạo ra sóng âm. Sóng âm do nó phát ra truyền trong không khí là

A. âm mà ta người nghe được                                       B. hạ âm.

C. siêu âm                                                                          D. sóng ngang.

Hướng dẫn

Tần số của dòng điện xoay chiều là:\[f=\frac{1}{T}=\frac{1}{{{80.10}^{-6}}}=12,5kHz\]

Khi kích thích bằng dòng  điện xoay chiều, tần số âm lá thép phát ra bằng 2 lần tần số âm dòng  điện kích thích, tức là bằng  25 kHz. Vậy sóng âm do nó phát ra là siêu âm.

Chọn đáp án C

Bài viết gợi ý: