Câu 1: Sóng ngang là sóng có phương dao  động của các phần tử môi trường và phương truyền sóng hợp với nhau 1 góc

A.\[{{180}^{o}}\]                     B.\[{{90}^{o}}\]                     C.\[{{0}^{o}}\]                         D.\[{{60}^{o}}\]

Hướng dẫn

Sóng ngang  là sóng  có  phương dao  động  của  các phần tử  môi trường vuông  góc với phương truyền sóng

Chọn đáp án B

Câu 2: Chọn phát biểu sai khi nói về sóng cơ?

A. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

B. Sóng cơ truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.

C. Sóng cơ được chia làm 2 loại: sóng ngang và sóng dọc.

D. Khi sóng cơ truyền đi thì vật chất sẽ bị kéo theo.

Hướng dẫn

Khi sóng cơ lan truyền đi thì vật chất chỉ dao động tại chỗ,là sự lan truyền năng lượng.

Chọn đáp án B

Câu 3: Chọn phát biểu sai.

A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.

B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động.

C. Sóng dọc dao động theo phương ngang, sóng ngang theo phương thẳng đứng.

D. Phương trình của sóng hình sin khác với phương trình của dao động điều hòa.

Hướng dẫn

Sóng  dọc  dao  động  trùng  với  phương  truyền  sóng,  sóng  ngang  dao  động  vuông  góc  với  phương truyền sóng.

Chọn đáp án C

Câu 4: Trong quá trình giao thoa sóng, dao động tổng hợp tại M chính là sự tổng hợp các sóng thành phần. Gọi Δ ϕ là độlệch pha của hai sóng thành phần tại M, với k là số nguyên). Với  \[k=0,\pm 1,\pm 2,...\]Biên độ dao động tại M đạt cực đại khi

A.\[\vartriangle \varphi =(2k+1)\frac{\pi }{2}\]

B.\[\vartriangle \varphi =2k\pi \]

C.\[.\vartriangle \varphi =(2k+1)\frac{\pi }{4}\]

D.\[\vartriangle \varphi =(2k+1)\pi \]

Hướng dẫn

Tại M dao động với biên độ cực đại nếu 2 sóng gửi đến đó ngược pha nhau: \[\vartriangle \varphi =2k\pi \].

Chọn đáp án B

Câu 5: Khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì

A. sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe. 

B. sóng gặp khe bị phản xạ trở lại.

C. sóng truyền qua khe giống như khe là một tâm phát sóng mới.

D. sóng gặp khe sẽ dừng lại

Hướng dẫn

Khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì sóng truyền qua khe giống nhưkhe là một tâm phát sóng mới.

Chọn đáp án C

Câu 6: Một  sóng  cơ học  lan  truyền  trong  một  môi  trường  A  với  vận  tốc \[{{v}_{A}}\] và  khi  truy ền  trong  môi trường B có vận tốc \[{{v}_{B}}=\frac{1}{2}{{v}_{A}}\].Tần số sóng trong môi trường B sẽ

A. lớn gấp 2 lần tần số trong môi trường A.  

B. bằng tần số trong môi trường A.

C. bằng 1/2 tần số trong môi trường A.  

D. bằng 1/4 tần số trong môi trường A.

Hướng dẫn

Tần số của sóng không thay đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.

Chọn đáp án B

Câu 7: Nhận xét nào sau đây sai. Sóng cơ học

A. có tính tuần hoàn theo thời gian.  

B. vận tốc dao động của các phần tử biến thiên tuần hoàn.

C. có tính tuần hoàn theo không gian. 

D. tốc độ truyền pha dao động biến thiên tuần hoàn.

Hướng dẫn

Tốc  độ  truyền pha dao  động  là  tốc  độ  truyền  sóng cơ trong môi trường  phụ  thuộc  vào  bản chất  của môi trường \[{{v}_{r}}>{{v}_{l}}>{{v}_{k}}\].

Chọn đáp án D

Câu 8: Điều nào sau đây là sai khi nói về đồ thị của sóng?

A. Đường hình sin thời gian của một điểm là đồ thị dao động của điểm đó.

B. Đồ thị dao động của một điểm trên dây là một đường sin có cùng chu kì T với nguồn.

C. Đường hình sin không gian vào một thời điểm biểu thị dạng của môi trường vào thời điểm đó.

D. Đường hình sin không gian có chu kì bằng chu kì T của nguồn.

Hướng dẫn

Sóng cơ  học biến thiên điều hòa theo  cả  không gian  và thời gian.  Đường  hình sin không gian có  chu kỳ là bước sóng λ.

Chọn đáp án D

Câu 9: Tốc độ truyền sóng cơ (thông thường) không phụ thuộc vào

A. tần số và biên độcủa sóng    

B. nhiệt độ của môi trường và tần số của sóng.

C. bản chất của môi trường lan truyền sóng   

D. biên độ của sóng và bản chất của môi trường.

Hướng dẫn

Tốc độ truyền sóng cơ không phụ thuộc vào tần số và biên độ của sóng, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của môi trường lan truyền sóng.

Chọn đáp án A

Câu 10: Chọn phương án sai.Bước sóng là

A. quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.

B. khoảng cách giữa hai ngọn sóng gần nhất trên cùng một phương truyền sóng.

C. khoảng cách giữa hai điểm của sóng có li độ bằng không ở cùng một thời điểm.

D. khoảng cách giữa hai điểm của sóng gần nhất có cùng pha dao động.

Hướng dẫn

Khoảng cách giữa hai điểm của sóng có li độ bằng không ở cùng một thời điểm \[k\frac{\lambda }{2}\].

Chọn đáp án C

Câu 11: Biên độ sóng tại một điểm nhất định trong môi trường sóng truyền qua

A. là biên độ dao động của các phần tử vật chất tại đó 

B. tỉ lệ năng lượng của sóng tại đó.

C. chỉ là biên độ dao động của nguồn   

D. tỉ lệ với bình phương tần số dao động.

Hướng dẫn

Biên độ sóng tại một  điểm nhất  định trong môi trường sóng truyền qua là  biên độ dao động của phần tử vật chất tại đó →A đúng.

Biên độ tại điểm đó tỉ lệ với \[\sqrt{E}\] tại đó →B sai.

Biên độ có thể giảm dần do mất bớt năng lượng →C sai.

Biên độ sóng không phụ thuộc vào tần số dao động →D sai.

Chọn đáp án A

Câu 12: Một sóng ngang có bước sóng X truyền trên sợi dây dài, qua  điểm M rồi  đến  điểm N cách nhau 65,75λ. Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang chuyển động đi xuống thì điểm N đang có li độ

A. âm và đang đi xuống     

B. âm và đang đi lên.

C. dương và đang đi xuống     

D. dương và đang đi lên.

Hướng dẫn

Ta có: 65,75λ= 65λ+ 3λ/4 

\[\Rightarrow \] M vuông pha với N và M nhanh pha hơn N góc 3π/2.

M có li độ âm đang chuyển động đi xuống tức thuộc góc phần tư thứ hai

\[\Rightarrow \]N thuộc góc phần tư thứ 3 hay N có li độ âm và đang chuyển động đi lên.

Chọn đáp án B

Câu 13: Một sóng cơ học có biên  độ không  đổi A, bước sóng  λ . Vận tốc dao  động cực  đại của phần tử môi trường bằng 2 lần tốc độ truyền sóng khi

A.\[\lambda =\pi A\]                B.\[\lambda =2\pi A\]                 C.\[\lambda =\frac{\pi A}{2}\]                  D.\[\lambda =\frac{\pi A}{3}\]

Hướng dẫn

Vận tốc dao động cực đại của phần tử môi trường bằng 2 lần tốc độ truyền sóng

\[{{v}_{\max }}=2v\Leftrightarrow \omega A=2\lambda .\frac{\omega }{2\pi }\Leftrightarrow \lambda =\pi A\].

Chọn đáp án A

Câu 14: Tại một  điêm A trên mặt thoáng của một chất lỏng yên tĩnh, người ta nhỏ xuống đều đặt các giọt nước giống nhau cách nhau 0,01 s tạo ra sóng trên mặt nước. Chiếu sáng mặt nước bằng một  đèn nhấp nháy phát ra 25 chớp sáng trong một giây. Hỏi khi đó người ta sẽ quan sát thấy gì?

A. Mặt nước phẳng lặng                                          B. Dao động. 

C. Mặt nước sóng sánh                                            D. gợn lồi, gợn lõm.

Hướng dẫn

Chu kì sóng  T = 0,01s, Chu kì đèn  T’= 0,04 s

Sau 1 lần chớp tắt dao  động của sóng trở về trạng thái như cũ 

\[\Rightarrow \]Người ta quan sát sẽ thấy gợn lồi, gợn lõm.

Chọn đáp án D

Câu 15: Hai  điểm M và N trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng 3/4 bước sóng (sóng truyền theo chiều từ M đến N) thì

A. khi M có thế năng cực đại thì N có động năng cực tiểu.

B. khi M có li độ cực đại dương thì N có vận tốc cực đại dương.

C. khi M có vận tốc cực đại dương thì N có li độ cực đại dương.

D. li độ dao động của M và N luôn luôn bằng nhau về độ lớn.

Hướng dẫn

M sớm pha hơn N góc \[\frac{2\pi d}{\lambda }=\frac{3\pi }{2}rad\Rightarrow \] M và N vuông pha nhau.

\[\Rightarrow \]khi M có vận tốc cực đại dương thì N có li độ cực đại dương.C

Chọn đáp án C

Bài viết gợi ý: