Câu 1: Cho các nhận định sau
(1). Pha của dao động để xác định trạng thái dao động.
(2). Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho tính chất đổi chiều nhanh hay chậm của một dao động điều hòa.
(3). Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa li độ và gia tốc là đường thẳng
(4). Trong dao động điều hòa vận tốc biến đổi chậm pha hơn li độ một góc π/2 rad.
(5). Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động nhanh dần đều.
(6). Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều.
Số mệnh đề đúng là
A.2. B.3. C.4. D.5.
Hướng dẫn
Ta có
(1) Pha của dao động để xác định trạng thái dao động. Nhận định đề đúng.
(2). Tần số mới là đại lượng đặc trưng cho tính chất đổi chiều nhanh hay chậm. Nhận định sai.
(3). Đồ thị biểu diễn mối quan hệgiữa li độvà gia tốc là đường thẳng. Nhận định đúng.
(4). Trong dao động điều hòa vận tốc biến đổi sớm pha hơn li độmột góc π/2 rad. Nhận định sai.
(5). Khi một vật dao động điều hòa thì chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động nhanh dần không phải nhanh dần đều. Nhận định sai.
(6). Độ lớn lực kéo vềtrong dao động điều hòa không bằng độlớn lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều. Nhận định sai.
Số nhận định đúng là 2.
Chọn đáp án A
Câu 2: Cho các nhận định sau
(1). Trong dao động điều hòa, khi gia tốc của vật đang có giá trị âm và độ lớn đang tăng thì vận tốc có giá trị dương.
(2). Trong dao động điều hòa Vector vận tốc và vector gia tốc của vật luôn ngược chiều nhau.
(3). Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực kéo về và li độ là một đường thẳng dốc xuống.
(4). Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tấn số góc ω . Khi vật có li độ \[x=\frac{A\sqrt{3}}{2}\]thì vật có vận tốc là \[v=\frac{\omega A}{2}\]
(5). Trong dao động điều hòa gia tốc bằng không khi hợp lực tác dụng bằng không.
(6). Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.
Số nhận định đúng là
A.2. B.3. C.4. D.5.
Hướng dẫn
Ta có
(1). Khi gia tốc của vật đang có giá trị âm và độ lớn đang tăng thì vận tốc có giá trị dương. Nhận định đúng.
(2). Trong dao động điều hòa vector vận tốc và vector gia tốc có thể cùng chiều hoặc ngược chiều. Nhận định sai.
(3). Ta có F=- kx \[\Rightarrow \] Đồthịbiểu diễn mối quan hệgiữa lực kéo về và li độ là một đường thẳng dốc xuống. Nhận định đúng.
(4). Khi vật có li độ \[x=\frac{A\sqrt{3}}{2}\]thì vận tốc có giá trị là \[v=\pm \frac{\omega A}{2}\]. Nhận định sai.
(5). Khi hợp lực tác dụng bằng 0 thì vật đang ở VTCB lúc này gia tốc cũng bằng 0. Nhận định đúng.
(6) Lực kéo về F kx = − nó không tỉ lệ với bình phương biên độ. Nhận định sai.
Số nhận định đúng là 3.
Chọn đáp án B
Câu 3: Cho các nhận định sau
(1). Khi thay đổi kích thích ban đầu đểvật dao động thì đại lượng tần số và pha ban đầu thay đổi.
(2). Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa gia tốc và vận tốc là đường elip.
(3). Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn ngược pha nhau.
(4). Dao động điều hòa có quỹ đạo là đường hình Sin.
(5). Gia tốc của dao động điều hòa luôn cùng pha với lực kéo về.
(6). Trong dao động điều hòa của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi lực tác dụng lên chất điểm đổi chiều.
Số nhận định sai là
A.2. B.3. C.4. D.5
Hướng dẫn
Ta có
(1) Khi thay đổi kích thích ban đầu thì chỉ có đại lượng pha ban đầu thay đổi. Nhận định sai.
(2) Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa gia tốc và vận tốc là đường elip. Nhận định đúng.
(3). Trong dao động điều hòa gia tốc và li độluôn ngược pha nhau. Nhận định đúng.
(4). Dao động điều hòa có quỹ đạo là một đường thẳng có chiều dài bằng 2 lần biên độ. Nhận định sai.
(5). Lực kéo về F=- kx \[\Rightarrow \]Gia tốc luôn cùng pha với lực kéo về. Nhận định đúng
(6). Lực tác dụng lên chất điểm F=- kx đổi chiều khi vật đi qua VTCB còn chất điểm đổi chiều khi vật đi qua vị trí biên. Nhận định sai.
Số nhận định sai là 3
Chọn đáp án B
Câu 4: Cho các nhận định sau :
(1). Khi một vật dao động điều hòa, trong một chu kì vật đi được quãng đường bằng 4 A.
(2). Một vật dao động điều hòa với biên độA và chu kì T. Quãng đường dài nhất mà vật có thể đi được trong khoảng thời gian T/6 là 1,5A.
(3). Một vật dao động điều hòa với biên độA, chu kì T. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến khi vật ở vị trí \[x=\frac{A\sqrt{3}}{2}\]là T/6
(4). Một chất điểm dao động điều hòa với biên độA và chu kì T. Trong một chu kì vật đi qua vị trí cách vị trí cân bằng một đoạn A/2 hai lần.
(5). Một vật dao động điều hòa với biên độA và chu kì T. Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi qua vị trí có li độ x = A/2 hai làn liên tiếp là T/3.
(6). Một vật dao động điều hòa với phương trình \[x=A\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{3} \right)\] cm. Thời gian vật đi được quãng đường 1,5A kểtừ t= 0 là 5T/12.
Số nhận định sai là
A. 2. B. 1. C.3. D. 5.
Hướng dẫn
Ta phân tích từng nhận định :
(1). Trong một chu kì vật đi được quãng đường là 4A. Nhận định đúng.
(2). Quãng đường dài nhất mà vật đi được \[{{S}_{\max }}=2A\sin \frac{\vartriangle \varphi }{2}=2A\sin \left( \frac{\pi }{2.3} \right)=A\] .Nhận định sai.
(3). Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ VTCB đến \[x=\frac{A\sqrt{3}}{2}\]là T/6. . Nhận định đúng.
(4) Vật ởvịtrí cách VTCB một đoạn \[\frac{A}{2}\]khi \[x=\pm \frac{A}{2}\]\[\Rightarrow \]Trong một chu kì vật đi qua vị trí \[x=\pm \frac{A}{2}\]4 lần. Nhận định sai.
(5) Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi qua vị trí \[x=\frac{A}{2}\]hai lần liên tiếp là \[\frac{T}{6}\]. Nhận định đúng
6). Tại thời điểm t 0 = vật đang ở vị trí \[x=\frac{A}{2}\]theo chiều âm. Thời gian vật đi được quãng đường 1,5A là \[t=\frac{T}{12}+\frac{T}{4}=\frac{T}{3}\] . Nhận định sai.
Số nhận định sai là 3
Chọn đáp án C
Câu 5: Cho các nhận định sau
(1). Một vật dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A. Trong khoảng thời gian T/4 vật đi được quãng đường S= A
(2). Một vật dao động điều hòa với chu kì T và biên độA. Quãng đường nhỏnhất mà vật đi được trong khoảng thời gian T/3 là S=A
(3). Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian \[\frac{3T}{4}\]là \[S=A(2+\sqrt{3})\]
(4). Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Trong một chu kì, quãng thời gian mà khoảng cách từ vật tới vị trí cân bằng lớn hơn \[\frac{A\sqrt{3}}{2}\] là \[\frac{T}{3}\]
(5). Một vật dao động điều hòa theo phương trình \[x=5\cos (\omega t)com\]. Trong khoảng thời gian \[\vartriangle t=\frac{4}{3}s\]kể từ thời điểm ban đầu vật đi được quãng đường S=10 cm. Vật dao động điều hòa với tần số góc là 4π rad/s.
(6). Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Trong 4 chu kì vật đi được quãng đường là S=8A
Số nhận định sai là
A.2. B.3. C.4. D.5.
Hướng dẫn
Ta phân tích từng nhận định :
(1). Tùy theo trạng thái dao động mà trong khoảng thời gian T/4 vật đi được quãng đường S= A hay S ≠A không. Nhận định sai.
(2). Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian T/3 là \[{{S}_{\min }}=2A\left( 1-\cos \frac{\vartriangle \varphi }{2} \right)=2A\left( 1-\cos \frac{\pi }{3} \right)=A\]. Nhận định đúng
(3). Quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian \[\frac{3T}{4}\]là S= 2A +S'
Với S’ là quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian T/4
\[\Rightarrow S'=2A\sin \frac{\vartriangle \varphi }{2}=2A\sin \frac{\pi }{4}=\sqrt{2}S\Rightarrow S=2A+A\sqrt{2}\].Nhận định sai
(4). Trong một chu kì, quãng thời gian mà khoảng cách từ vật tới vị trí cân bằng lớn hơn \[\frac{A\sqrt{3}}{2}\]là \[\frac{T}{3}\]. Nhận định đúng.
(5). Ta có S =10 cm= 2A \[\Rightarrow \vartriangle t=\frac{T}{2}=\frac{4}{3}\Rightarrow T=\frac{8}{3}s\Rightarrow \omega =\frac{3\pi }{4}rad/s\]. Nhận định sai
(6). Trong một chu kì vật đi được quãng đường 4A \[\Rightarrow \] Trong 4 chu kì vật đi được quãng đường 16A. Nhận định sai.
Số nhận định sai là 4.
Chọn đáp án C
Câu 6: Cho các nhận định sau
(1). Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A. Tốc độ trung bình lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian \[\frac{5T}{6}\] là \[\frac{6\left( 2+\sqrt{3} \right)A}{5T}\]
(2). Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A. Quãng đường vật đi được trong một nửa chu kì là 2A.
(3). Một vật dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A. Biểu thức xác định quãng đường lớn nhất vật có thể đi được trong khoảng thời gian \[\vartriangle t\]là \[{{S}_{\max }}=n2A+2A\sin \left( \frac{\omega .\vartriangle t'}{2} \right)\] với \[\vartriangle t=n.\frac{T}{2}+\vartriangle t'\]
(4). Một vật dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A. Biểu thức xác định quãng đường nhỏ nhất vật có thể đi được trong khoảng thời gian \[\vartriangle t\]là \[{{S}_{\min }}=n.2A-2A\left( 1-\cos \left( \frac{\omega .\vartriangle t'}{2} \right) \right)\] với \[\vartriangle t=n.\frac{T}{2}+\vartriangle t'\]
(5). Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Trong một chu kì vật đi qua vị trí x = A/2 theo chiều dương 2 lần.
(6). Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Trong một chu kì quãng thời gian mà khoảng cách từvật tới vịtrí cân bằng lớn hơn A/2 là T/3.
Số nhận định sai là
A.2. B.3. C.4. D.5
Hướng dẫn
Ta phân tích từng nhận định :
(1). Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian \[\frac{5T}{6}\]là
\[{{S}_{\max }}=2A+\sqrt{3}A\Rightarrow {{v}_{\max }}=\frac{{{S}_{\max }}}{t}=\frac{12+6\sqrt{3}}{5T}A=\frac{6\left( 2+\sqrt{3} \right)A}{5T}\] . Nhận định đúng.
(2). Trong một nửa chu kì vật đi được quãng đường 2A. Nhận định đúng.
(3). Biểu thức xác định quãng đường lớn nhất vật có thể đi được trong khoảng thời gian ∆t là \[{{S}_{\max }}=n2A+2A\sin \left( \frac{\omega .\vartriangle t'}{2} \right)\] với \[\vartriangle t=n.\frac{T}{2}+\vartriangle t'\]. Nhận định đúng.
(4). Biểu thức xác định quãng đường nhỏ nhất vật có thể đi được trong khoảng thời gian ∆t là \[{{S}_{\min }}=n.2A-2A\left( 1-\cos \left( \frac{\omega .\vartriangle t'}{2} \right) \right)\] với \[\vartriangle t=n.\frac{T}{2}+\vartriangle t'\]
(5). Trong một chu kì vật đi qua vị trí \[x=\frac{A}{2}\]theo chiều dương 1 lần. Nhận định sai.
(6). Trong một chu kì quãng thời gian mà khoảng cách từ vật tới vị trí cân bằng lớn hơn \[\frac{A}{2}\]là \[t=\frac{4T}{6}=\frac{2T}{3}\]Nhận định sai.
Số nhận định sai là 2.
Chọn đáp án A
Câu 7: Cho các nhận định sau:
(1). Chu kỳ dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
(2). Trong một chu kỳ dao động vật nặng của con lắc đơn đi qua vị trí cân bằng 2 lần.
(3). Thếnăng của con lắc đơn dao động điều hoà không phụ thuộc góc lệch của dây treo.
(4). Cơ năng của con lắc đơn không đổi theo thời gian và tỉ lệ với bình phương biên độ góc.
(5). Để giảm tần số dao động con lắc đơn 2 lần, ta cần tăng chiều dài của dây 4 lần.
(6). Con lắc đơn (chiều dài không đổi), dao động với biên độ nhỏ có chu kỳ phụ thuộc vào tỉ số giữa khối lượng và trọng lượng con lắc.
Hỏi có bao nhiêu nhận định sai?
A.1. B.2. C.3. D.4.
Hướng dẫn
Ta phân tích các nhận định
Nhận định |
Giải thích |
(1). Đúng |
Vì \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\]dây treo con lắc đơn bị dãn nở vì nhiệt độ nên T phụ thuộc vào nhiệt độ |
(2). Đúng |
Vật đi qua VTCB 2 lần theo chiều âm và chiều dương |
(3).Sai |
\[{{\text{W}}_{t}}=mgh=mgl(1-\cos \alpha )\] |
(4). Đúng |
\[\text{W}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\] |
(5).Đúng |
Vì f tỉ lệ nghịch với \[\sqrt{l}\] |
(6).Đúng |
Do \[\frac{P}{m}=g\], mà T lại phụ thuộc vào g |
Chọn đáp án A
Câu 8: Cho các nhận định sau:
(1). Có ba con lắc đơn có chiều dài dây treo giống nhau và ba quả cầu đặc cùng kích thước làm bằng các vật liệu khác nhau: Một bằng chì, một bằng nhôm và một bằng gỗ nhẹ treo trên cùng một giá đỡ ở cạnh nhau (Bỏ qua sức cản không khí). Cả ba con lắc cùng được kéo lệch ra khỏi vị trí cân bằng góc α rồi thả nhẹ thì con lắc nhôm về đến vị trí cân bằng đầu tiên.
(2). Con lắc đơn có chiều dài \[{{l}_{1}}\] dao động với chu kì \[{{T}_{1}}\] , con lắc đơn có độ dài \[{{l}_{2}}\] dao động với chu kì \[{{T}_{2}}\] Chu kì của con lắc đơn có độ dài \[{{l}_{1}}+{{l}_{2}}\] là \[{{T}_{1}}+{{T}_{2}}\]
(3). Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là \[{{l}_{1}}\] và \[{{l}_{2}}\]với \[{{l}_{1}}=2{{l}_{2}}\]dao động tự do tại cùng một vị trí trên trái đất nên \[{{f}_{1}}=\frac{1}{2}{{f}_{2}}\]
(4). Một con lắc đơn đang dao động điều hoà. Nhiệt độ giảm thì tần số sẽ tăng.
(5). Năng lượng con lắc đơn dao động điều hoà với biên độ \[{{\alpha }_{o}}\]là \[E=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}\alpha _{_{o}}^{2}\]
(6). Cơ năng của con lắc đơn tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
Hỏi có bao nhiêu nhận định sai?
A.1. B.2. C.3. D.4
Hướng dẫn
Ta phân tích các nhận định
Nhận định |
Giải thích |
(1). Sai |
Cả 3 con lắc về VTCB cùng một lúc do chiều dài dây là như nhau nên chu kì dao động là như nhau ( T không phụ thuộc vào m) |
(2). Sai |
Chu kì của con lắc đơn có độ dài \[{{l}_{1}}+{{l}_{2}}\]là \[T=\sqrt{T_{1}^{2}+T_{2}^{2}}\] |
(3). Sai |
Vì f tỉ lệ nghịch nên \[{{f}_{2}}=\sqrt{2}{{f}_{1}}\] |
(4). Đúng |
Do nhiệt độ giảm dẫn đến l giảm mà l giảm thì f tăng |
(5). Sai |
Vì \[E=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{\left( {{\alpha }_{o}}l \right)}^{2}}=\frac{1}{2}mgl\alpha _{_{o}}^{2}\] |
(6). Đúng |
Vì \[E=\frac{1}{2}mgl\alpha _{_{o}}^{2}\] |
Chọn đáp án D
Câu 9: Cho các nhận định sau
(1). Chu kì dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào chiều dài dây treo và gia tốc trọng trường.
(2). Để giảm tần số con lắc đơn 2 lần cần tăng chiều dài dây lên 4 lần.
(3). Con lắc đơn dao động điều hòa từvịtrí cân bằng ra vị trí biên thì động năng tăng, thế năng giảm.
(4). Độ lớn của lực căng dây treo con lắc đơn luôn lớn hơn trọng lực.
(5). Lực căng dây của con lắc đơn không phụthuộc vào chiều dài dây treo.
(6). Một con lắc đơn đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Khi đưa con lắc lên độ cao h con lắc dao động với biên độ không đổi lúc này cơ năng con lắc giảm.
Số nhận định sai là
A.2. B.3. C.4. D.5.
Hướng dẫn
Ta phân tích các nhận định
(1) Chu kì con lắc đơn \[T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\]\[\Rightarrow \] Phụ thuộc vào gia tốc trọng trường và chiều dài dây treo. Nhận định đúng
(2) Tần số của con lắc đơn \[f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}}\]. Muốn f giảm đi 2 lần cần tăng chiều dài dây treo lên 4 lần . Nhận định đúng
(3) Con lắc đơn dao động điều hòa từ vị trí cân bằng ra biên thì động năng giảm, thế năng tăng.Nhận định sai
(4) Lực căng dây treo con lắc đơn \[T=mg\left( 3\cos \alpha -2\cos {{\alpha }_{o}} \right)\]. Lực căng dây có giá trị nhỏ nhất khi vật ở vị trí biên \[\Rightarrow {{T}_{\min }}=mg\cos {{\alpha }_{o}}\]\[\Rightarrow \] Độ lớn lực căng dây có thể nhỏ hơn trọng lực . Nhận định sai
(5) Lực căng dây con lắc đơn \[T=mg\left( 3\cos \alpha -2\cos {{\alpha }_{o}} \right)\]\[\Rightarrow \]Không phụ thuộc vào chiều dài dây treo . Nhận định đúng
(6) Cơ năng con lắc \[\text{W}=mgl(1-\cos {{\alpha }_{o}})\] \[\Rightarrow \] Khi đưa con lắc lên cao thì gia tốc trọng trường giảm nên cơ năng con lắc giảm. Nhận định đúng
Chọn đáp án A