Câu 1: Các đặc tính sinh lí của âm gồm

A. độ cao, âm sắc, năng lượng                         B. độ cao, âm sắc, biên độ.

C. độ cao, âm sắc, biên độ                                D. độ cao, âm sắc, độ to.

Hướng dẫn

Các đặc tính sinh lí của âm gồm độ cao, âm sắc, độ to.

Các đặc tính vật lý của âm gồm tần số âm, cường độ âm và đồ thị dao động âm.

Chọn đáp án D

Câu 2: Để tăng độcao của âm thanh do một dây đàn phát ra ta phải

A. kéo căng dây đàn hơn                                 B. Làm chùng dây đàn hơn.

C. gảy đàn mạnh hơn                                       D. gảy đàn nhẹ hơn.

Hướng dẫn

Để tăng độ cao của âm thanh do một dây đàn phát ra ta phải keo căng dây đàn hơn.

Chọn đáp án A

Câu 3: Khi hai nhạc sĩ cùng  đánh một bản nhạc  ở cùng một  độ cao nhưng hai nhạc cụ khác nhau là  đàn Piano và đàn Organ, ta phân biệt được trường hợp nào là đàn Piano và trường hợp nào là đàn Organ là do:

A. tần số và biên độ âm khác nhau    

B. tần số và năng lượng âm khác nhau.

C. biên độ và cường độ âm khác nhau    

D. tần số và cường độ âm khác nhau.

Hướng dẫn

Khi hai nhạc sĩ cùng đánh một bản nhạc ở cùng một độ cao nhưng hai nhạc cụ khác nhau là đàn Piano và đàn Organ, ta phân biệt được trường hợp nào là đàn Piano và trường hợp nào là đàn Organ là do âm sắc khác nhau, mà âm sắc phụ thuộc vào tần số và biên độ âm khác nhau.

Chọn đáp án A

Câu 4: Ở các rạp hát người ta thường ốp tường bằng các tấm nhung, dạ. Người ta làm như vậy để

A. âm nghe được to hơn, cao hơn và rõ hơn   

B. nhung, dạ phản xạ trung thực âm thanh.

C. để âm phản xạ thu được là những âm êm tai  

D. để giảm phản xạ âm.

Hướng dẫn

Các tấm nhung dạ có khả năng hấp thụ âm tốt. Ởcác rạp hát người ta thường ốp tường bằng các tấm nhung, dạ để giảm phản xạ âm.

Chọn đáp án D

Câu 5: Một chiếc đàn và 1 chiếc kèn cùng phát ra một nốt SOL  ởcùng một  độ cao. Tai ta vẫn phân biệt được hai âm đó vì chúng khác nhau

A. mức cường độ âm              B. âm sắc              C. tần số                 D. cường độ âm.

Hướng dẫn

Có thể số phân biệt được hai âm dựa vào âm sắc.

Chọn đáp án B

Câu 6: Khi nói về sóng âm, điều nào sau đây là sai?

A. Độ to của âm tỉ lệ thuận với cường độ âm.

B. Trong chất rắn, sóng âm có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc.

C. Khi một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số \[{{f}_{o}}\] , thì sẽ  đồng thời phát ra các họa âm có tần số \[2{{f}_{o}},3{{f}_{o}},4{{f}_{o}},...\]

D. Có thể chuyển dao động âm thành dao động điện và dùng dao động kí điện tử để khảo sát dao động âm.

Hướng dẫn

Ta có: \[L=10log\frac{I}{{{I}_{o}}}\Rightarrow \] Độ to của âm tỉ lệ với hàm số mũ cường độ âm

Chọn đáp án A

Câu 7: Chọn đáp án sai?

A. Đối với dây đàn hai đầu cố định tần sốhọa âm bằng số nguyên lần tần số âm cơ bản.

B. Đối với dây đàn khi xảy ra sóng dừng thì chiều dài của đàn bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.

C. Đối với ống sáo môt đầu kín và một đầu hở tần số họa âm bằng số nguyên lần tần số âm cơ bản.

D. Đối với  ống sáo môt  đầu kín và một  đầu hở sẽ xảy ra sóng dừng trong  ống nếu chiều dài  ống bằng số bán nguyên lần một phần tư bước sóng.

Hướng dẫn

Đối với ống sáo môt đầu kín và một đầu hở sẽ xảy ra sóng dừng trong ống nếu chiều dài ống bằng số bán nguyên lần một phần tư bước sóng.

Chọn đáp án C

Câu 8: Đặc trưng vật lý của âm bao gồm

A. tần số, cường độ âm, mức cường độ âm và đồ thị dao động của âm.

B. tần số, cường độ, mức cường độ âm và biên độ dao động của âm.

C. cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động và độcao của âm.

D. tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, độ to của âm.

Hướng dẫn

Đặc trưng vật lý của âm bao gồm tần số, cường độ âm, mức cường độ âm và đồ thị dao động của âm.

Chọn đáp án A

Câu 9: Chọn phát biểu sai khi nói về các đặc tính sinh lí của âm

A. Có 3 đặc tính sinh lí: độ cao, độ to và âm sắc. 

B. Độ cao gắn liền với tần số nhưng không tỉ lệ.

C. Độ to gắn liền với mức cường độ âm nhưng không tỉ lệ.

D. Âm sắc gắn liền với tần số và mức cường độ âm.

Hướng dẫn

Âm sắc gắn liền với đồ thị âm.

Chọn đáp án D

Câu 10: Âm sắc là một đặc tính sinh lí của âm cho phép phân biệt được hai âm

A. có cùng biên độ được phát ra ởcùng một nhạc cụ tại hai thời điểm khác nhau.

B. có cùng biên độp hát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

C. có cùng tần số và cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

D. có cùng độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

Hướng dẫn

Âm sắc là một  đặc tính sinh lí của âm cho phép phân biệt  được hai âm có cùng tần số và cùng  độ to phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.

Chọn đáp án C

Câu 11: Chọn phát biểu sai khi nói về đặc trưng sinh lý của âm

A. Những âm có cùng tần số thì chúng có cùng âm sắc.

B. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động của âm.

C. Độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm. 

D. Độ cao của âm gắn liền với tần số âm.

Hướng dẫn

Những âm có cùng tần số thì chúng có cùng độ cao.

Chọn đáp án A

Câu 12: Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại  điểm M và tại  điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độâm tại N lớn hơn cường độ âm tại M

A. 1000 lần                     B. 40 lần                         C. 2 lần                          D. 10000 lần.

Hướng dẫn

Ta có: \[I={{I}_{o}}{{.10}^{L}}\Rightarrow \frac{{{I}_{N}}}{{{I}_{M}}}=\frac{{{10}^{{{L}_{N}}}}}{{{10}^{{{L}_{M}}}}}=\frac{{{10}^{8}}}{{{10}^{4}}}=10000\]

Chọn đáp án D

Câu 13: Ứng dụng nào sau đây không phải của sóng siêu âm?

A. Dùng để thăm dò dưới biển 

B. Dùng để phát hiện các khuyết tật trong vật đúc.

C. Dùng để chuẩn đoán bằng hình ảnh trong y học 

D. Dùng để làm máy bắn tốc độ xe cộ.

Hướng dẫn

Sóng ánh sáng mới dùng đểlàm máy bắn tốc độ xe cộ.

Chọn đáp án D

Câu 14: Đàn ghi-ta phát ra âm cơbản có tần số f = 440 Hz. Họa âm bậc ba của âm trên có tần số

A. 220 Hz                   B. 660 Hz                    C. 1320 Hz                  D. 880 Hz

Hướng dẫn

Tần số họa âm bậc ba là: \[{{f}_{3}}=3{{f}_{o}}=1320Hz\]

Chọn đáp án C

Câu 15: Một nguồn  điểm O phát sóng âm có công suất không  đôi trong một môi trường truyền âm  đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai  điểm A, B cách nguồn âm lần lượt \[{{r}_{1}},{{r}_{2}}\] nguồn âm lần lượt là \[{{r}_{1}}\]và \[{{r}_{2}}\]. Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số \[\frac{{{r}_{2}}}{{{r}_{1}}}\] bằng?

A. 3                               B. 1                            C. 0,25                              D. 2.

Hướng dẫn

Ta có:\[I=\frac{P}{4\pi {{r}^{2}}}\Rightarrow {{\left( \frac{{{r}_{2}}}{{{r}_{1}}} \right)}^{2}}=\frac{{{I}_{A}}}{{{I}_{B}}}=4\Rightarrow \frac{{{r}_{2}}}{{{r}_{1}}}=2\]

Chọn đáp án D

Bài viết gợi ý: