Câu 1: Khi mắc một tụ điện vào mạch điện xoay chiều, nó có khả năng

A. cho dòng điện xoay chiều đi qua một cách dễ dàng

B. cản trở dòng điện xoay chiều.

C. ngăn cản hoàn toàn dòng điện xoay chiều.

D. cho dòng điện xoay chiều đi qua, đồng thời cũng có tác dụng cản trở dòng điện.

Câu 2: Đối với dòng điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm, cuộn cảm có tác dụng:

A. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.

B. làm cho dòng điện nhanh pha π/2 so với điện áp 

C. ngăn cản hoàn toàn dòng điện.

D. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.

Câu 3: Dung kháng của tụ điện

A. tỉ lệ thuận với chu kỳ của dòng điện xoay chiều qua nó.

B. tỉ lệ thuận với điện dung của tụ.

C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện xoay chiều qua nó.

D. tỉ lệ thuận với điện áp xoay chiều áp vào nó.

Câu 4: Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần

A. cùng tần số với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0.

B. cùng tần số và cùng pha với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

C. luôn lệch pha π/2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.

D. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch.

Câu 5: Đặt điện áp \[u=U\sqrt{2}\] cos ωt = vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời  điểm t, điện áp ở hai đầu tụ  điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là

A.\[{{\left( \frac{u}{U} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{i}{I} \right)}^{2}}=\frac{1}{4}\]

B.\[{{\left( \frac{u}{U} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{i}{I} \right)}^{2}}=1\]

C.\[{{\left( \frac{u}{U} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{i}{I} \right)}^{2}}=2\]

D.\[{{\left( \frac{u}{U} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{i}{I} \right)}^{2}}=\frac{1}{2}\]

Câu 6: Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cảm kháng \[{{Z}_{L}}\]vào tần số của dòng điện xoay chiều qua cuộn dây ta được đường biểu diễn là

A. đường parabol                           B. đường thẳng qua gốc tọa độ.

C. đường hypebol                          D. đường thẳng song song với trục hoành.

Câu 7: Đồ thị biểu diễn của \[{{U}_{C}}\]theo i trong mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện có dạng là

A. đường cong parabol                             B. đường thẳng qua gốc tọa độ.

C. đường cong hypebol                             D. đường elip.

Câu 8: Đồ thị biểu diễn của \[{{u}_{R}}\]theo i trong mạch điện xoay chiều có dạng là

A. đường cong parabol     

B. đường thẳng qua gốc tọa độ.

C. đường cong hypebol     

D. đường elip

Câu 9: Vẽ  đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung kháng \[{{Z}_{C}}\]vào tần số của dòng điện xoay chiều qua tụ điện ta được đường biểu diễn là

A. đường cong parabol     

B. đường thẳng qua gốc tọa độ.

C. đường cong hypebol     

D. đường thẳng song song với trục hoành.

Câu 10: Đồ thị biểu diễn của \[{{u}_{L}}\]theo i trong mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần có dạng là

A. đường cong parabol     

B. đường thẳng qua gốc tọa độ.

C. đường cong hypebol     

D. đường elip.

Câu 11: Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp phụ thuộc vào

A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch  

B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. cách chọn gốc tính thời gian    

D. tính chất của mạch  điện.

Câu 12: Một  điện trởthuần R mắc vào mạch  điện xoay chiều tần số50 Hz, muốn dòng  điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2 người ta phải

A. mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với  điện trở 

B. thay điện trở nói trên bằng một tụ  điện.

C. mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở 

D. thay điện trởnói trên bằng một cuộn cảm.

Câu 13: Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện một lượng nhỏ và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Cường độ dòng điện giảm, cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp ở hai đầu cuộn dây không đổi.

B. Cảm kháng của cuộn dây tăng, điện áp ở hai đầu cuộn dây thay  đổi.

C. Điện áp ở hai đầu tụ giảm.

D. Điện áp ở hai đầu điện trở giảm.

Câu 14: Trong đoạn mạch RLC, mắc nối tiếp  đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữ nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?

A. hệ số công suất của đoạn mạch giảm   

B. cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.

C. điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng   

D. điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm.

Câu 15: Dung kháng của một  đoạn mạch RLC nối tiếp có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Ta làm thay đổi chỉ một trong các thông số của  đoạn mạch bằng cách nêu sau  đây. Cách nào có thể làm cho hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra?

A. Tăng điện dung của tụ điện    

B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.

C. Giảm điện trở của đoạn mạch    

D. Giảm tần số dòng điện.

Câu 16: Dòng  điện xoay chiều qua  điện trở thuần biến thiên  điều hoà cùng pha với  điện áp giữa hai  đầu điện trở trong trường hợp nào?

A. Mạch RLC xảy ra cộng hưởng điện   

B. Mạch chỉ chứa điện trở thuần R.

C. Mạch RLC không xảy ra cộng hưởng điện  

D. Trong mọi trường hợp.

Câu 17: Chọn phương án  đúng nhất. Trong mạch xoay chiều RLC nối tiếp, dòng  điện và  điện áp cùng pha khi

A. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần.

B. trong đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng  điện.

C. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần hoặc trong mạch xảy ra cộng hưởng.

D. trong đoạn mạch dung kháng lớn hơn cảm kháng.

Câu 18: Phát biểu nào sau  đây là  không  đúng. Trong mạch  điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng giữa hai đầu

A. cuộn cảm lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

B. tụ điện lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. điện trở lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

D. tụ điện bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm.

Câu 19: Đặt vào hai  đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một  điện áp xoay chiều \[u={{U}_{o}}\cos \omega t\](V). Kí hiệu \[{{U}_{R}},{{U}_{L}},{{U}_{C}}\]tương  ứng là  điện áp hiệu dụng  ởhai  đầu  điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C. Nếu \[{{U}_{R}}=0,5{{U}_{L}}={{U}_{C}}\] thì dòng điện qua đoạn mạch

A. trễ pha π/2 so với điện áp hai đầu đoạn mạch  

B. trễ pha π/4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch.

C. trễ pha π/3 so với điện áp hai đầu đoạn mạch 

D. sớm pha π/4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch

Câu 20: Cho mạch điện xoay chiều R, L, C. Khi chỉnối R, C vào nguồn điện thì thấy i sớm pha π/4 so với điện áp trong mạch. Khi mắc cả R, L, C nối tiếp vào mạch thì thấy i chậm pha π/4 so với  điện áp hai  đầu đoạn mạch. Xác định liên hệ \[{{Z}_{L}}\]theo \[{{Z}_{C}}\]

A.\[{{Z}_{L}}=2{{Z}_{C}}\]

B.\[{{Z}_{C}}=2{{Z}_{L}}\]

C.\[{{Z}_{C}}=4{{Z}_{L}}\]

D. không thể xác định được mối liên hệ.

Đáp án

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

A

B

C

B

D

B

C

D

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

A

C

D

D

C

C

B

A

Bài viết gợi ý: