Câu 1: Một đoạn mạch RLC . Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \[u={{U}_{o}}\cos \omega t(V)\]. Biểu thức nào sau đây đúng cho trường hợp có cộng hưởng điện?
A.\[\omega LC=1\] B.\[{{\omega }^{2}}LC=1\] C.\[{{\omega }^{2}}LC=\frac{1}{R}\] D. \[RLC=\omega \]
Câu 2: Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Biết rằng \[{{U}_{L}}=\frac{{{U}_{C}}}{2}\]. So với dòng điện i thì điện áp u ở hai đầu mạch sẽ:
A. cùng pha B. sớm pha C. trễ pha D. vuông pha
Câu 3: Dung kháng của một mạch điện R – L – C mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch, ta phải
A. tăng điện dung của tụ điện
B. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.
C. Giảm điện trở của mạch
D. Giảm tần số dòng điện xoay chiều.
Câu 4: Khi điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp sớm pha π/4 đối với dòng điện trong mạch thì
A. tần số của dòng điện trong mạch nhỏ hơn giá trị cần xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
B. tổng trởcủa mạch bằng hai lần thành phần điện trở thuần R của mạch.
C. hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của mạch.
D. điện áp giữa hai đầu điện trở sớm pha π/4 so với điện áp giữa hai đầu tụ điện.
Câu 5: Khi xảy ra cộng hưởng điện trong mạch R, L, C mắc nối tiếp thì
A. điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây và giữa hai bản tụ có biên độ bằng nhau nhưng ngược pha nhau.
B. cường độ dòng điện trong mạch không phụ thuộc điện trở R.
C. công suất tiêu thụ của mạch đạt giá trị nhỏ nhất.
D. hệ số công suất của mạch phụ thuộc điện trở R.
Câu 6: Trên một đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp nếu cường độ dòng điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch thì ta kết luận được là
A. đoạn mạch có điện trở và tụ điện
B. đoạn mạch có cảm kháng lớn hơn dung kháng.
C. đoạn mạch chỉ có tụ điện
D. đoạn mạch không thể có tụ điện.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây sai đối với đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng điện?
A. Hệ số công suất của đoạn mạch cực đại
B. Cường độ dòng điện hiệu dụng đạt giá trị cực đại.
C. Điện áp giữa hai đầu điện trởsớm pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu cuộn dây.
D. Cảm kháng của cuộn dây bằng dung kháng của tụ điện.
Câu 8: Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trởthuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp với \[{{\omega }^{2}}LC\ne 1\]thì:
A. điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện.
C. điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
D. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 9: Đặt điện áp \[u={{U}_{o}}\cos \omega t(V)\]có ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi \[{{\omega }^{2}}LC<1\] thì
A. điện áp hiệu dung giữa hai đầu điện trởthuần R bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
D. cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 10: Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trên đoạn mạch RLC nối tiếp không có tính chất nào dưới đây.
A. Không phụ thuộc vào chu kỳ dòng điện
B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
C. Phụ thuộc vào tần số dòng điện
D. Tỉ lệ nghịch với tổng trở của đoạn mạch.
Câu 11: Dung kháng của một đoạn mạch RLC nối tiếp có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Ta làm thay đổi chỉ một trong các thông số của đoạn mạch bằng cách nêu sau đây. Cách nào có thểlàm cho hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra.
A. Tăng điện dung của tụ điện
B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.
C. Giảm điện trở của đoạn mạch
D. Giảm tần số dòng điện.
Câu 12: Một điện trởthuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2
A. người ta phải mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.
B. người ta phải mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở.
C. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện
D. người ta phải thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm.
Câu 13: Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào dưới đây sai.
A. Cường độdòng điện giảm, cảm kháng của cuộn dây tăng.
B. Cảm kháng của cuộn dây tăng, hiệu điện thế trên cuộn dây không đổi.
C. Hiệu điện thế trên tụ giảm
D. Hiệu điện thế trên điện trở giảm.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện \[f=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\]thì
A. cường độ dao động cùng pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại.
C. công suất tiêu thụ trung bình trong mạch đạt cực đại
D. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại.
Câu 15: Trong đoạn mạch RLC, mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữa nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là sai.
A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm
B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.
C. Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện tăng
D. Hiêu điện thế hiệu dụng trên điện trở giảm.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thếhiệu dụng giữa hai đầu:
A. cuộn cảm lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
B. tụ điện lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. điện trở lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
D. tụ điện bằng hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm.
Câu 17: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trởthuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu \[{{u}_{R}},{{u}_{L}},{{u}_{C}}\]tương ứng là hiệu điện thế tức thời ở hai đầu các phần tử R, Lvà C. Quan hệ về pha của các hiệu điện thế này là
A.\[{{u}_{R}}\] trễ pha π/2 so với \[{{u}_{C}}\]
B.\[{{u}_{C}}\] trễ pha π so với \[{{u}_{L}}\]
C. \[{{u}_{L}}\] sớm pha π/2 so với \[{{u}_{C}}\]
D. \[{{u}_{R}}\] sớm pha π/2 so với \[{{u}_{L}}\]
Câu 18: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều \[u={{U}_{o}}\cos \omega t\]. Kí hiệu \[{{U}_{R}},{{U}_{L}},{{U}_{C}}\] tương ứng là hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Nếu \[{{U}_{R}}=\frac{{{U}_{L}}}{2}={{U}_{C}}\]
thì dòng điện qua đoạn mạch
A. trễ pha π/2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
B. trễ pha π/4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
C. sớm pha π/2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
D. sớm pha π/4 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
Câu 19 : Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha \[\varphi \left( 0<\varphi <\frac{\pi }{2} \right)\] so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó
A. gồm điện trở thuần và tụ điện
B. chỉ có cuộn cảm.
C. gồm cuộn thuần cảm và tụ điện
D. gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm.
Câu 20: Đặt điện áp xoay chiều \[u={{U}_{o}}\cos 2\pi ft\]có \[{{U}_{o}}\]không đổi và f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi \[f={{f}_{o}}\]thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của \[{{f}_{o}}\]là
A.\[\frac{1}{2\sqrt{LC}}\] B.\[\frac{1}{2\sqrt{\pi LC}}\] C.\[\frac{1}{\sqrt{LC}}\] D.\[\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\]
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
C |
D |
D |
A |
B |
C |
C |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
C |
B |
D |
C |
C |
B |
B |
C |
C |