Câu 1: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, C, ω không đổi. Thay đổi R cho đến khi \[R={{R}_{o}}\] thì \[{{P}_{\max }}\].Khi đó, giá trị của \[{{P}_{\max }}\] là
A.\[{{P}_{\max }}=\frac{{{U}^{2}}}{{{R}_{o}}}\]
B.\[{{P}_{\max }}=\frac{U_{o}^{2}}{2{{R}_{o}}}\]
C.\[{{P}_{\max }}=\frac{{{U}^{2}}}{2{{R}_{o}}}\]
D.\[{{P}_{\max }}=\frac{U_{o}^{2}}{\sqrt{2}{{R}_{o}}}\]
Câu 2: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, C, ω không đổi. Thay đổi R cho đến khi \[R={{R}_{o}}\] thì \[{{P}_{\max }}\].Khi đó, cường độ dòng điện trong mạch được cho bởi
A.\[I=\frac{U}{2{{R}_{o}}}\]
B.\[I=\frac{U}{{{R}_{o}}}\]
C.\[I=\frac{U}{\sqrt{2}{{R}_{o}}}\]
D.\[I=\frac{U_{o}^{2}}{\sqrt{2}{{R}_{o}}}\]
Câu 3: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn dây thuần cảm. Biết rằng R của mạch thay đổi được. Thay đổi R cho đến khi \[R={{R}_{o}}\] thì \[{{U}_{C\max }}\]. Biểu thức của \[{{U}_{C\max }}\] là
A.\[{{U}_{C\max }}=\frac{U}{{{R}_{o}}}\]
B.\[{{U}_{C\max }}=\frac{U}{{{R}_{o}}}\sqrt{R_{o}^{2}+Z_{L}^{2}}\]
C.\[{{U}_{C\max }}=\frac{U{{Z}_{C}}}{\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|}\]
D.\[{{U}_{C\max }}=\frac{U{{Z}_{C}}}{{{Z}_{L}}+{{Z}_{C}}}\]
Câu 4: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn dây có thêm điện trở trong r. Biết rằng R của mạch thay đổi được. Thay đổi R cho đến khi \[R={{R}_{o}}\] thì \[{{P}_{\max }}\]. Khi đó, cường độ dòng điện trong mạch được cho bởi
A.\[I=\frac{U}{{{R}_{o}}+r}\]
B.\[I=\frac{{{U}^{2}}}{{{R}_{o}}+r}\]
C.\[I=\frac{U}{\sqrt{2}{{R}_{o}}}\]
D.\[I=\frac{U}{\sqrt{2}({{R}_{o}}+r)}\]
Câu 5: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho R, L, C không đổi. Thay đổi ω đến khi \[\omega ={{\omega }_{o}}\]thì công suất \[{{P}_{\max }}\]. Khi đó \[{{P}_{\max }}\]được xác định bởi biểu thức
A.\[{{P}_{\max }}=\frac{{{U}^{2}}}{R}\]
B.\[{{P}_{\max }}=I_{o}^{2}R\]
C.\[{{P}_{\max }}=\frac{{{U}^{2}}}{{{R}^{2}}}\]
D. \[{{P}_{\max }}=\frac{{{U}^{2}}}{2R}\]
Câu 6: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho R, L, C không đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp \[u={{U}_{o}}\cos 2\pi ft(V)\]V có tần số f thay đổi thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Khi f tăng thì \[{{Z}_{L}}\]tăng dẫn đến tổng trở Z tăng và công suất của mạch P tăng.
B. Khi f tăng thì \[{{Z}_{L}}\] tăng và \[{{Z}_{C}}\]giảm nhưng thương của chúng không đổi.
C.Khi f thay đổi thì \[{{Z}_{L}}\]và \[{{Z}_{C}}\]đều thay đổi, khi \[{{Z}_{L}}\]=\[{{Z}_{C}}\]thì \[{{U}_{C}}\] đạt giá trị cực đại.
D.Khi f thay đổi thì \[{{Z}_{L}}\]và \[{{Z}_{C}}\]đều thay đổi, nhưng tích của chúng không đổi.
Câu 7: Đặt điện áp \[u={{U}_{o}}\sin \omega t(V)\], (với \[{{U}_{o}}\]và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết độ tự cảm và điện dung được giữ không đổi. Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụcủa đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch bằng
A. A. 0,5. B. 0,85. C.\[\frac{1}{\sqrt{2}}\] D.1
Câu 8: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn dây thuần cảm. Biết rằng R của mạch thay đổi được. Thay đổi R cho đến khi \[R={{R}_{o}}\] thì \[{{U}_{L\max }}\]. Biểu thức của \[{{U}_{L\max }}\]là
A.\[{{U}_{L\max }}=U\]
B.\[{{U}_{L\max }}=\frac{U}{{{R}_{o}}}\sqrt{R_{o}^{2}+Z_{C}^{2}}\]
C.\[{{U}_{L\max }}=U\frac{{{Z}_{C}}}{\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|}\]
D.\[{{U}_{L\max }}=U\frac{{{Z}_{L}}}{\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|}\]
Câu 9: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, C, ω không đổi. Thay đổi R cho đến khi \[R={{R}_{o}}\]thì \[{{P}_{\max }}\]. Khi đó:
A.\[{{R}_{o}}={{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}\]
B.\[{{R}_{o}}=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|\]
C.\[{{R}_{o}}={{Z}_{C}}-{{Z}_{L}}\]
D.\[{{R}_{o}}={{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}\]
Câu 10: Đoạn mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?
A. Điện trở thuần \[{{R}_{1}}\]nối tiếp với điện trở thuần \[{{R}_{2}}\]
B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.
C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.
D.Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
Câu 11. Đoạn mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?
A. Điện trở thuần \[{{R}_{1}}\] nối tiếp với điện trở thuần \[{{R}_{2}}\]
B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.
C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.
D.Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
Câu 12: Một đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn dây và một tụ điện. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch, hai đầu cuộn dây, hai đầu tụ điện đều bằng nhau. Tìm hệ số công suất \[\cos \varphi \] của mạch ?
A.\[\cos \varphi =0,5\]
B.\[\cos \varphi =\frac{\sqrt{3}}{2}\]
C.\[\cos \varphi =\frac{\sqrt{2}}{2}\]
D.\[\cos \varphi =\frac{1}{4}\]
Câu 13: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều \[u={{U}_{o}}\cos \omega t(V)\] . Kí hiệu \[{{U}_{R}},{{U}_{L}},{{U}_{C}}\] tương ứng là điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C. Nếu \[{{U}_{R}}=0,5{{U}_{L}}={{U}_{C}}\] thì hệ số công suất của mạch là
A.\[\frac{1}{\sqrt{3}}\] B.\[\frac{\sqrt{3}}{2}\] C.\[\frac{1}{\sqrt{2}}\] D.\[\frac{1}{2}\]
Câu 14: Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm một điện trở thuần R, một cuộn dây có hệ số tự cảm L có điện trở r và một tụ điện có điện dung C theo thứ tự đó mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức \[u={{U}_{o}}\cos \omega t(V)\]. Khi trong mạch có cộng hưởng điện thì điều nào sau đây là sai?
A. Công suất tiêu thụ trên mạch là lớn nhất và bằng \[{{P}_{\max }}=\frac{{{U}^{2}}}{R+r}\]
B.Cường độ dòng điện hiệu dụng lớn nhất bằng \[{{I}_{\max }}=\frac{U}{R+r}\]
C. Điện áp giữa hai đầu mạch cùng pha với dòng điện.
D. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch chứa cuộn dây và tụ điện triệt tiêu.
Câu 15: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho R, L, C không đổi. Thay đổi ω đến khi \[\omega ={{\omega }_{o}}\]thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R đạt giá trị cực đại. Khi đó
A.\[{{\omega }_{o}}=\frac{1}{\sqrt{LC}}\]
B.\[{{\omega }_{o}}=\frac{1}{{{\left( LC \right)}^{2}}}\]
C.\[{{\omega }_{o}}=LC\]
D.\[{{\omega }_{o}}=\frac{1}{LC}\]
Câu 16: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, R, ω không đổi. Thay đổi C đến khi \[C={{C}_{o}}\]thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuôn cảm L đạt giá trị cực đại. Khi đó
A.\[{{C}_{o}}=\frac{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}{\omega {{Z}_{L}}}\]
B.\[{{C}_{o}}=\frac{1}{{{\left( \omega L \right)}^{2}}}\]
C.\[{{C}_{o}}=\frac{1}{\omega L}\]
D.\[{{C}_{o}}=\frac{1}{{{\omega }^{2}}L}\]
Câu 17: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, R, ω không đổi. Thay đổi C đến khi điện áp \[{{U}_{R\max }}\]. Khi đó \[{{U}_{R\max }}\]đó được xác định bởi biểu thức
A.\[{{U}_{R\max }}={{I}_{o}}R\]
B.\[{{U}_{R\max }}=\frac{\text{UR}}{{{Z}_{C}}}\]
C.\[{{U}_{R\max }}=\frac{\text{UR}}{\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|}\]
D.\[{{U}_{R\max }}=U\]
Câu 18: Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, R, ωkhông đổi. Thay đổi C đến khi \[C={{C}_{o}}\]thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện C đạt giá trị cực đại. Khi đó
A.\[{{C}_{o}}=\frac{\omega {{Z}_{L}}}{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}\]
B.\[{{C}_{o}}=\frac{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}{\omega {{Z}_{L}}}\]
C.\[{{C}_{o}}=\frac{{{Z}_{L}}}{\omega \left( {{R}^{2}}+Z_{L}^{2} \right)}\]
D.\[{{C}_{o}}=\frac{1}{{{\omega }^{2}}L}\]
Câu 19: Cho mạch RLC nối tiếp. Trong đó R và L xác định, C có thể thay đổi được. Khi \[C={{C}_{1}}\] và \[C={{C}_{2}}\]thì cường độ dòng điện trong mạch không thay đổi. Hệ thức nào sau đây đúng?
A.\[{{Z}_{L}}={{Z}_{{{C}_{1}}}}+{{Z}_{{{C}_{2}}}}\]
B.\[{{Z}_{L}}=2\left( {{Z}_{{{C}_{1}}}}+{{Z}_{{{C}_{2}}}} \right)\]
C.\[{{Z}_{L}}=\frac{{{Z}_{{{C}_{1}}}}+{{Z}_{{{C}_{2}}}}}{2}\]
D.\[{{Z}_{L}}=\sqrt{{{Z}_{{{C}_{1}}}}{{Z}_{{{C}_{2}}}}}\]
Câu 20: Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có điện trở R biến đổi được. Điều chỉnh giá trị của R, nhận xét nào dưới đây không đúng?
A.Có một giá trị của R làm công suất của mạch cực đại.
B.Với mọi giá trị của R thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở luôn nhỏ hơn điện áp hiệu dụng hai đầu mạch.
C.Khi công suất tiêu thụ của mạch cực đại thì hệ số công suất bằng 1.
D.Khi công suất tiêu thụ của mạch cực đại thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch gấp \[\sqrt{2}\]lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
C |
C |
D |
A |
C |
D |
C |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
B |
C |
D |
A |
D |
D |
C |
D |
C. |