Câu 1: Trong mạch dao động điện từ LC, giả sử các thông số khác không đổi. Để tần số của mạch phát ra tăng n lần thì cần

A. tăng điện dung C lên n lần    

B. giảm điện dung C xuống n lần.

C. tăng điện dung C lên \[{{n}^{2}}\] lần

D. giảm điện dung C xuống \[{{n}^{2}}\] lần

Câu 2: (CĐ-2008) Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Trong quá trình truyền sóng  điện từ, vectơ cường  độ  điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn vuông pha với nhau.

B. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không.

C. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.

D. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 3: Mạch dao động điện từLC lí tưởng đang hoạt động. Điện tích của một bản tụ điện

A. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian  

B. biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian.

C. biến thiên điều hòa theo thời gian   

D. không thay đổi theo thời gian.

Câu 4: Một tụ  điện được tích điện rồi  đem nối với một cuộn dây thành một mạch kín. Dao động điện từ trong mạch là một dao động tắt dần. Nguyên nhân của sự tắt dần là:

A. tỏa nhiệt trên điện trở của dây dẫn trong mạch.  

B. bức xạ sóng điện từ.

C. tỏa nhiệt và bức xạ sóng điện từ.    

D. tụ điện bị nóng lên.

Câu 5: Chọn câu trả lời sai. Trong sơ đồkhối của máy thu sóng vô tuyến điện, bộ phận có trong máy thu là

A. Mạch chọn sóng                                             B. Mạch biến điệu 

C. Mạch tách sóng                                              D. Mạch khuếch đại.

Câu 6: Kí hiệu các loại dao  động sau: (1) Dao động tự do, (2) Dao động duy trì, (3) Dao động cưỡng bức ,(4) Dao động điều hòa. Dao động điện từ trong mạch LC lí tưởng thuộc loại dao động nào kể trên

A. (3) và (4)                B. (1) và (2)                 C. (2) và (4)                     D. (1) và (4).

Câu 7: Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì dao động T. Tại thời điểm t = 0,  điện tích trên một bản tụ  điện  đạt giá trị cực  đại.  Điện tích trên bản tụ này bằng 0  ở thời  điểm đầu tiên (kể từ t = 0) là

A.\[\frac{T}{8}\]                               B.\[\frac{T}{2}\]                           C.\[\frac{T}{6}\]                                D.\[\frac{T}{4}\]

Câu 8: Trong mạch dao động LC, điện tích trên tụ  điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên.

A. điều hòa cùng tần số                                   B. tuần hoàn cùng biên độ.

C. điều hòa cùng pha                                       D. điều hòa và ngược pha nhau.

Câu 9: Dòng điện xoay chiều đi qua mạch có tụ điện là do

A. các hạt mang điện tự do dao động từ bản cực này sang bản cực kia.

B. trong tụ điện có một điện từ trường biến thiên cùng tần số với nguồn điện xoay chiều.

C. chất điện môi của tụ điện cho phép dòng điện xoay chiều đi qua.

D. trong tụ điện có một dòng điện sinh ra nhờ sự dịch chuyển có hướng của các điện tích.

Câu 10: Sóng điện từ là.

A. sự biến thiên của điện trường và từ trường trong môi trường vật chất.

B. sự lan truyền điện trường và từ trường trong không gian.

C. sự biến thiên tuần hoàn của điện trường theo thời gian.

D. sự biến thiên tuần hoàn của từ trường theo thời gian.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường.

A. Điện trường và từ trường biến thiên cùng tần số.

B. Điện trường và từ trường chỉ lan truyền trong các môi trường vật chất.

C. Điện trường và từ trường cùng tồn tại trong không gian và có thể chuyển hóa lẫn nhau.

D. Điện trường và từ trường biến thiên tuần hoàn và luôn đồng pha với nhau.

Câu 12: Phát biểu nào đúng.

A. Sóng điện từ có thể là sóng ngang hay sóng dọc.

B. Sóng điện từ chỉ lan truyền được trong môi trường vật chất.

C. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ không phụ thuộc vào môi trường.

D. Sóng điện từ lan truyền được cả trong môi trường vật chất lẫn chân không.

Câu 13: Những cách nào sau đây có thể phát ra sóng điện từ.

A. Cho một điện tích dao động.

B. Cho điện tích chuyển động thẳng đều.

C. Tích điện cho một tụ điện rồi cho nó phóng điện qua một vật dẫn.

D. Cho dòng điện không đổi đi qua cuộn thuần cảm.

Câu 14: Điều kiện của một máy thu thanh có thể thu được sóng điện từ phát ra từ một đài phát thanh là:

A. Tín hiệu của đài phát cùng biên độ với sóng của máy thu thanh.

B. Tần số của máy thu thanh bằng tần số của đài phát.

C. Năng lượng sóng của đài phát phải không đổi.

D. Ăng-ten của máy thu thanh phải hướng về phía với ăng-ten của đài phát.

Câu 15: Một mạch dao  động LC lý tưởng  đang hoạt  động. Cảm ứng từ của từ trường trong cuộn cảm và cường độ điện trường của điện trường trong tụ điện biến thiên điều hòa cùng tần số và

A. cùng pha nhau                                                       B. lệch pha nhau π/2 

C. ngược pha nhau                                                    D. lệch pha nhau π/4.

Câu 16: Khi đối chiếu dao động điện từ trong mạch dao động LC với dao động điều hòa của con lắc đơn.

A. cường độ dòng điện i có vai trò như vận tốc tức thời v.

B. điện tích q có vai trò như độ cao của vật dao động.

C. năng lượng điện trường có vai trò như động năng.

D. năng lượng từ trường có vai trò như thế năng.

Câu 17:  Trong quá trình dao  động của mạch LC, năng lượng từ trường và năng lượng  điện trường luôn chuyển hóa cho nhau nhưng tổng năng lượng điện từ

A. tăng lên                B. giảm xuống                C. không đổi                  D. biến thiên.

Câu 18: Vai trò của sự tương tự giữa dao động cơ và dao động điện từ

A. cho thấy dao động cơ và dao động điện từ là một.

B. nghiên cứu dao động cơ thì kết luận được dao động điện từ.

C. dùng đại lượng cơ kết hợp với đại lượng từ để tạo ra những phát minh mới.

D. chuyển dao động cơthành dao động điện từ để dễ nghiên cứu và truyền tải đi xa.

Câu 19: Sóng điện từ và sóng cơ

A. truyền được trong chân không 

B. được tạo thành bởi lực liên kết giữa các hạt của môi trường.

C. có bản chất vật lý khác nhau nhưng có quy luật biến đổi giống nhau.

D. đều là các quá trình lan truyền năng lượng nhưng chỉ có sóng cơ gây áp suất.

Câu 20: Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.

B. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.

C.  Trong quá trình lan truyền  điện từ trường, vecto cường  độ  điện trường và vecto cảm  ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.

D. Điện trường không lan truyền được trong điện môi.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

C

C

C

D

D

B

B

B

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

A

B

A

A

C

B

C

D

Bài viết gợi ý: