Câu 1: Một ánh sáng đơn sắc lan truyền trong chân không với bước sóng λ. Biết hằng số Plank là h, tốc độ ánh sáng trong chân không là c. Lượng tử năng lượng của ánh sáng này được xác định bởi

A.\[\varepsilon =\frac{c\lambda }{h}\]                   B.\[\varepsilon =\frac{\lambda }{hc}\]                          C.\[\varepsilon =\frac{h\lambda }{c}\]                      D.\[\varepsilon =\frac{hc}{\lambda }\]

Câu 2:  Nếu trong một môi trường, ta biết  được bước sóng của lượng tử năng lượng ánh sáng (phôtôn) hf bằng λ, thì chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt đó bằng

A.\[\frac{c\lambda }{f}\]                          B.\[\frac{c}{\lambda f}\]                           C.\[\frac{hf}{c}\]                          D.\[\frac{\lambda f}{c}\]

Câu 3: Trong chân không, một phôtôn có lượng tử năng lượng là \[\varepsilon =1,{{5.10}^{-19}}J\] . Lượng tử năng lượng của phôtôn đó khi truyền trong chất lỏng có chiết suất n=1,5 là

A.\[{{10}^{-19}}J\]                 B.\[2,{{25.10}^{-19}}J\]                 C.\[1,{{25.10}^{-19}}J\]                  D.\[1,{{5.10}^{-19}}J\]

Câu 4: Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự lượng tử năng lượng tăng dần là

A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen.

B. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen.

C. tia Rơn – ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.

D. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn – ghen, tia tử ngoại.

Câu 5: Khi nói vềthuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?

A.  Nguyên tử hay phân tửvật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng.

B. Khi ánh sáng truyền đi, lượng tử ánh sáng không bị thay đổi và không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.

C. Năng lượng của lượng tử ánh sáng đỏ lớn hơn năng lượng của lượng tử ánh sáng tím.

D. Mỗi chùm sáng dù rất yếu cũng chứa một số rất lớn lượng tử ánh sáng.

Câu 6: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là

A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

C. Công nhỏ nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

D. Công lớn nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

Câu 7: Trong thí nghiệm Hec-xơ: chiếu một chùm sáng phát ra từ một hồ quang vào một tấm kẽm thì thấy các electron bật ra khỏi tấm kim loại. Khi chắn chùm sáng hồ quang bằng tấm thủy tinh dày thì thấy không có electron bật ra nữa, điều này chứng tỏ

A. ánh sáng phát ra từ hồ quang có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện của kẽm.

B. tấm thủy tinh đã hấp thụ tất cả ánh sáng phát ra từ hồ quang.

C. tấm kim loại đã tích điện dương và mang điện thế dương.

D. chỉ có ánh sáng thích hợp mới gây ra được hiện tượng quang điện.

Câu 8: Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về

A. sự phát xạ và  sự hấp thụ ánh sáng của nguyên tử.

B. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử.

C. cấu tạo các nguyên tử và phân tử.

D. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử.

Câu 9: Electron bật ra khỏi kim loại khi có ánh sáng chiếu vào là vì

A. ánh sáng đó có bước sóng xác định.

B. vận tốc của electron khi đến bềmặt kim lọai lớn hơn vận tốc giới hạn của kim loại đó.

C. năng lượng phôtôn lớn hơn công thoát của electron khỏi kim loại đó.

D. năng lượng phôtôn ánh sáng đó lớn hơn năng lượng của electron.

Câu 10: Thí nghiệm Herts về hiện tượng quang điện chứng tỏ

A. tấm thủy tinh không màu hấp thụ hoàn toàn tia tử ngoại trong ánh sáng của đèn hồ quang.  

B. hiện tượng quang điện không xảy ra với tấm kim loại nhiễm điện dương với mọi ánh sáng kích thích.

C. ánh sáng nhìn thấy không gây ra được hiện tượng quang điện trên mọi kim loại.

D. electron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

Câu 11: Chọn phát biểu sai.

A. Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại kiềm.

B. Trong pin quang điện, quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng.

C. Điện trở của quang trở giảm mạnh khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

D. Nguyên tắc hoạt động của tất cả các tế bào quang điện đều dựa trên hiện tượng quang dẫn.

Câu 12:  Hãy chọn phát biểu  đúng. Chiếu ánh sáng vàng vào mặt một tấm vật liệu thì thấy có êlectron bị bật ra. Tấm vật liệu đó chắc chắn phải là

A. kim loại              B. kim loại kiềm              C. chất cách điện              D. chất hữu cơ.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  Hiện tượng quang  điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng thích hợp.

B. Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi nó bị nung nóng.

C. Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi đặt tấm kim loại vào trong một

điện trường mạnh.

D.  Hiện tượng quang  điện là hiện êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi nhúng tấm kim loại vào trong một dung dịch.

Câu 14:Theo quan điểm của thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các phôtôn của cùng một ánh sáng đơn sắc đều mang năng lượng như nhau.

B. Khi ánh sáng truyền đi xa, năng lượng của phôtôn giảm dần.

C. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.

D. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

Câu 15: Chọn phát biểu đúng. Theo thuyết phôtôn của Anh-xtanh, thì năng lượng

A. của mọi phôtôn đều bằng nhau.

B. của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng.

C. giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng.

D. của phôton không phụ thuộc vào bước sóng.

Câu 16: Dùng thuyết lượng tử ánh sang không giải thích được

A. hiện tượng quang – phát quang    

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện  

D. hiện tượng quang điện ngoài.

Câu 17: Chọn phát biểu đúng. Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì

A. Điện tích âm của lá kẽm mất đi    

B. Tấm kẽm sẽ trung hòa về điện.

C. Điện tích của tấm kẽm không thay đổi   

D. Tấm kẽm tích điện dương.

Câu 18: Chọn phát biểu đúng.

A. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt.

B. Hiện quang điện chứng minh ánh sáng chỉ có tính chất sóng.

C. Khi bước sóng của ánh sáng trong chân không càng dài thì năng lượng photon  ứng với chúng có năng lượng càng lớn.

D.  Khi tần số của ánh sáng trong chân không nhỏ thì năng lượng photon  ứng với chúng có năng lượng càng lớn.

Câu 19: Điều khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về bản chất của ánh sáng?

A. Ánh sáng có lưỡng tính sóng hạt.

B. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì tính chất hạt của nó càng thể hiện rõ nét.

C. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa ánh sáng hơn.

D. Khi bước sóng của ánh sáng càng lớn thì tính chất sóng càng thể hiện rõ nét.

Câu 20: Hiện tượng quang dẫn là

A. hiện tượng một chất phát quang khi bị chiếu bằng chùm electron.

B. hiện tượng một chất bị nóng lên khi chiếu ánh sáng vào.

C. hiện tượng giảm điện trở của chất bán dẫn khi chiếu ánh sáng vào.

D. sự truyền sóng ánh sáng bằng sợi cáp quang.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

D

A

C

A

D

A

C

D

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

A

D

B

B

C

A

C

C

Bài viết gợi ý: