Bài toán khử oxit kim loại bằng CO

- Phương pháp chung: để giải là dùng phương pháp bảo toàn electron hoặc bảo toàn nguyên tố hoặc bảo toàn khối lượng để giải.

 CO có khả năng khử các oxit kim loại sau Al thành kim loại:

          + K  Na  Ba  Ca  Mg  Al: Không bị khử bởi CO

          + Zn  Fe  Ni  Sn Pb  Cu  Hg  Ag  Pt  Au: Bị khử bởi CO tạo kim loại.

-Phương trình tổng quát:

                  MXOY + CO\[\xrightarrow{{}}\]xM + yCO2 (to)

Có bao nhiêu mol CO mất đi (do phản ứng) thì có bấy nhiêu mol CO2 tạo ra=> Tổng số mol khí và tổng thể tích trước và sau phản ứng không thay đổi .

 GHI NHỚ:

Phản ứng khử oxit kim loại bằng CO thực chất có thể viết ở dạng:

  Oxit kim loại + CO\[\xrightarrow{{}}\]kim loại + CO2

Đây thực chất là phản ứng giữa CO với O(trong oxit) tạo ra CO2

                 CO + O\[\xrightarrow{{}}\]CO2     với n CO2= n CO =nO

Khối lượng O trong oxit tham gia phản ứng chính là khối lượng chất rắn giảm đi và cúng là khối lượng khí tăng lên.

VD1: Cho từ từ khí CO qua một oxit kim loại thì thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp A gồm hai khí.Tính số mol của mỗi khí trong hỗn hợp A và số mol CO phản ứng ban đầu. Biết dA/H2=20.


                                         HƯỚNG DẪN GIẢI:

-Đặt công thức oxit là MXOY

Ta có phương trình: MXOY +y CO\[\xrightarrow{{}}\] xM + yCO2

-theo đề bài, hỗn hợp A gồm hai khí đó là CO và CO2. Đặt số mol của khí CO2 là a; số mol của khí CO là b.

=> nA = a + b = 8,96 : 22,4= 0,4 mol  

      Ta có hệ phương trình: 

Giải hệ phương trình ta được : a= 0,3 mol; b= 0,1 mol.

Do số mol khí trước và sau không đổi nên ta có :

                    n CO ban đầu= n A= 0,4 mol.

VD2 : Cho 4,48 lít khí CO( ở đktc) qua ống sứ nung nóng  đựng 8 gam oxit sắt cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng, thu được một hỗn hợp khí có tỷ khối hơi so với H2 bằng 20. Tìm công thức của oxit sắt đó?’

                                  HƯỚNG DẪN GIẢI  :

Đặt công thức oxit sắt là FeXOY

Ta có phương trình: FeXOY + yCO\[\xrightarrow{{}}\]xFe + y CO2 (1)

Do CO dư và phản ứng xảy ra hoàn toàn=> FexOY đã phản ứng hết .

Hõn hợp khí sau phản ứng chính là CO và CO2. Đặt số mol của khí CO2 là a; số mol của khí CO là b.

Ta có : a + b= 0,2 mol

             (44a + 28b): (a + b)=40

Giải ra ta được: a= 0,15 mol; b=0,05 mol

Ta có phương trình tổng quát đề bài:

               FeXOY + CO\[\xrightarrow{{}}\]Fe + hỗn hợp khí


Áp dụng đinh luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mFe = [moxit + mCO ban đầu] - mhỗn ­hợp khí =5,6 gam=> n Fe= 0,1 mol

theo phương trình phản ứng số một:

                                 

\[\frac{{{n}_{Fe}}}{{{n}_{C{{O}_{2}}}}}=\frac{X}{Y}=\frac{0,1}{0,15}=\frac{2}{3}\]

Vậy công thức của oxit sắt là Fe2O3

 
VD3: Cho V lít CO (đKtc) phản ứng với lượng dư hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 0,32 gam. Tính V

                                                               HƯỚNG DẪN GIẢI:

Khối luợng chất rắn giảm 0,32 gam chính là khối lượng O trong oxit đã tham gia phả ứng.

Nên ta có: n O= 0,32: 16=0,02 mol

ð nCO=nO=0,02 mol=> V=0,448 lít.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

Câu 1: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là :

A. Cu, Fe, ZnO, MgO. 

B. Cu, Fe, Zn, Mg.  

C. Cu, Fe, Zn, MgO. 

D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

Câu 2: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm.

A. MgO, Fe3O4, Cu.    

B. MgO, Fe, Cu.    

C. Mg, Fe, Cu.    

D. Mg, Al, Fe, Cu.

Câu 3: Cho 1,344 lít khí CO(đktc) đi qua ống sứ nung nóng 1,6 gam oxit sắt. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí có tỷ khối hơi so với heli bằng 9. Công thức oxit sắt là:

A.    Fe2O3                                                      B. Fe3O4

C .FeO                                                  D. A hoặc C đều đúng.

Câu 4: Cho 32,48 gam oxit MXOY phản ứng hoàn toàn với CO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 0,56 mol CO2. Công thức MXOY là:

A .CuO                         B .FeO                 C .Fe3O4                D. ZnO

Câu 5: Khử hoàn toàn 11,2 gam một oxit kim loại  bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 9,24 gam CO2. Công thức của oxit kim loại là:

A .Fe3O4                       B .CuO                     C.Fe2O3               D. ZnO

Câu 6: Dẫn từ từ khí CO qua ống khí nóng đựng 26,4 gam hỗn hợp oxit kim loại. sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được , thu được 3,36 lít (đktc) một chất khí duy nhất. khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng là:

A .28,8 gam                B.24,0 gam                C.31,2 gam         D .21,9 gam

Câu 7:Khử hoàn toàn 4,64 gan hỗn hợp oxit bằng khí CO dư. Sau phản ứng thu được 896 ml(đktc) hỗn hợp gồm hai khí  có tỷ khối hơi so với heli bằng 8. Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng là:

A .4,48 gam                B .4,8 gam                 C .4,56 gam         D. 4,32 gam

Câu 8:cho luồng khí CO( dư) đi qua hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn.

Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là:

A .0,8 gam                  B .8,3 gam                   C .2,0 gam          D.4,0 gam

Câu 9: Cho luồng khí CO dư đi qua ống khí đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại và 0,05 mol CO2. Gía trị của m là:

A .3,12                         B. 3,92                          C. 3,22                 D. 4,2

Câu 10: Cho V lít hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn gồm CO và H2 phản ứng với lượng dư hỗn hợp rắn CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Gía trị của V là:

A .0,448                   B .0,112                             C .0,224                 D.0,560

Câu 11: Hợp chất X là oixt sắt, có 72,41% khối lượng Fe. Khử hết 5,22 gam X cần V lít hỗn hợp khí CO và H2. Giá trị của V là:

A .2,016 lít               B .0,504 lít                          C. 1,624 lít            D .2,192lít

Câu 12: Dẫn khí CO qua a gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 gam Fe. Mặt khác, hòa ta hết a gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl 1 M đến khi phản ứng hoàn toàn , thu được 1,12 lít khí(đktc). Thể tích dung dịch HCl tối thiểu đã dùng là V lít. Giá trị của V là:

A . 1,00                    B .0,60                                  C .0,55                D .0,40

Câu 13: dùng CO khử hoàn toàn 2,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 thu được 2,24 gam chất rắn. mặt khác, để hòa tan hoàn toàn 2,88 gam X cần vừa đủ 100 ml dung dịch HCl , nồng độ a mol/lít. Kết thúc thí nghiệm, thu được 224 ml khí (đktc). Giá trị của a là:

A .1,0                      B .0,5                                       C .1,6                  D .0,8

Câu 14: Cho khí CO đi qua hỗn hợp CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được chất rắn X và chất khí Y. cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa.chất rắn X phản ứng với HNO3 dư, thu được V lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). giá trị của V là:

A .2,24                   B .4,48                                    C .6,72                 D .3,36

Câu 15: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 6,72 gam hỗn hợp chất rắn. đem hòa tan hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư, thu đực 672 ml khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). giá trị của m là:

A .6,8                    B .6,72                                      C .8,8                  D .7,44

Đáp án:

              

Bài viết gợi ý: