PRONUNCIATION (Ngữ âm)

Ngữ âm là gì?

  • Phần ngữ âm được chia ra làm 2 dạng: phát âm và trọng âm. Cả 2 dạng bài tập này đều vô cùng đa dạng mà không có một phương pháp làm bài nào cụ thể để giải quyết tất cả các dạng cùng một lúc. Những phương pháp làm bài chủ yếu được xây dựng từ kinh nghiệm làm bài, và tất nhiên không thể áp dụng cho mọi trường hợp. Vậy nên làm nhiều bài tập, thực hành phát âm vẫn là phương pháp tốt nhất để tự tin xử lý dạng bài tập Ngữ âm trong tiếng Anh.

Nguyên âm, phụ âm (Vowels & Consonants)

  • Trong tiếng Anh có 44 âm được chia làm 2 nhóm: Nguyên âmPhụ âm. Để phát âm chuẩn tiếng Anh và làm tốt các bài tập ngữ âm, việc nắm vững các âm và phát âm đúng các âm đó là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Một số dạng phát âm phổ biến trong Ngữ âm tiếng Anh

Phát âm s/es trong tiếng Anh

  •  Danh từ số nhiều: How many penS are there in your schoolbag?
  •  Động từ thời hiện tại đơn sau chủ ngữ ngôi thứ 3 số ít: He goES to school by bus
  •  Sở hữu cách của danh từ: Mary'S brother is a doctor
  •  Dạng rút gọn của "is" hoặc "has": He'S been a famous student since he was 15 years old
  • Phát âm s/es sẽ được chia làm 3 dạng /s/, /z/, /iz/
  1. Phát âm là /s/ khi từ tận cùng bằng các phụ âm vô thanh: /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/

 

  • Phát âm là /z/ khi từ tận cùng bằng các phụ âm hữu thanh /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /ŋ, /l/, /r/và các nguyên âm

 

  • Phát âm là /ɪz/ khi từ tận cùng bằng các phụ âm gió /s/, /z/, /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/

 

Phát âm ed trong tiếng anh

Phát âm ed trong tiếng anh chia làm 3 dạng: /id/, /d/ và /t/. 

  • Phát âm là /ɪd/ khi đồng t tn cùng bng hai ph âm /t/, /d/

 

  • Phát âm là /d/ khi động từ tận cùng bằng các phụ âm hữu thanh /b/, /g/, /v/, /z/, /ʒ/, /dʒ/, /ð/, /m/, /n/, /ŋ, /l/, /r/ và các nguyên âm

 

  • Phát âm là /t/ khi động từ tận cùng bằng các phụ âm vô thanh /p/, k/, /f/, /s/, /ʃ/, /tʃ/

 

Trọng âm (Stress rules)

Dưới đây là 13 quy tắc trọng âm hay được sử dụng trong tiếng Anh

QUY TẮC 1: Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ: be'gin, be'come, for'get, en'joy, dis'cover, re'lax, de'ny, re'veal,…

Ngoại lệ: 'answer, 'enter, 'happen, 'offer, 'open

QUY TẮC 2: Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'children, 'hobby, 'habit, 'labour, 'trouble, 'standard

Ngoại lệ: ad'vice, ma'chine, mis'take

QUY TẮC 3: Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'basic, 'busy, 'handsome, 'lucky, 'pretty, 'silly

Ngoại lệ: a'lone, a'mazed, …

QUY TẮC 4: Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ: be'come, under'stand,

QUY TẮC 5: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: -sist, -cur, -vert, -test, -tain, -tract, -vent, -self.

Ví dụ: e'vent, sub'tract, pro'test, in'sist, main'tain, my'self, him'self …

QUY TẮC 6: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, - eer, -ese, -ique, -esque, -ain.

Ví dụ: ag'ree, volun'teer, Vietna'mese, re'tain, main'tain, u'nique, pictu'resque, engi'neer

Ngoại lệ: com'mittee, 'coffee, em'ployee

QUY TẮC 7: Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity -> trọng âm rơi vào âm tiết liền trước.

Ví dụ: eco'nomic, 'foolish, 'entrance, e'normous …

QUY TẮC 8: Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm.

Ví dụ: dis'cover, re'ly, re'ply, re'move, des'troy, re'write, im'possible, ex'pert, re'cord, …

Ngoại lệ: 'underpass, 'underlay

QUY TẮC 9: Danh từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'birthday, 'airport, 'bookshop, 'gateway, 'guidebook, 'filmmaker,… 

QUY TẮC 10: Tính từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'airsick, 'homesick, 'carsick, 'airtight, 'praiseworthy, 'trustworth, 'waterproof, …

Ngoại lệ: duty-'free, snow-'white …

QUY TẮC 11: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là –ed -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2.

Ví dụ: bad-'tempered, ,short-'sighted, ,ill-'treated, ,well-'done, well-'known

QUY TẮC 12: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi.

-ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less

Ví dụ: ag'ree- ag'reement, 'meaning – 'meaningless, re'ly – re'liable,...

QUY TẮC 13: Những từ có tận cùng là: –graphy, -ate, –gy, -cy, -ity, -phy, -al -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên.

Ví dụ: eco'nomical, de'moracy, tech'nology, ge'ography, pho'tography, in'vestigate, im'mediate

Âm câm (Silent Sounds)

Bài tập ngữ âm không nhắc đến các âm câm là một thiếu sót. Âm câm, thực ra là "chữ cái câm" (silent letter) là các chữ cái xuất hiện trong từ tiếng Anh nhưng không được đọc ra. Hiện tượng này gây khó khăn cho người học khi họ nhìn thấy một từ có âm câm lần đầu tiên. Người học thường phải học thuộc lòng những từ này vì không có quy tắc cụ thể nào.

Cùng học các âm câm qua các bài viết được trích dưới đây nhé:

  • Các âm câm từ A- H
  • Các âm câm I, K, L, N, P
  • Các âm câm S, T, U, W                                                                                                                                                

    GRAMMAR (Ngữ pháp)

    Mạo từ (Articles)

    Mạo từ trong tiếng Anh là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định. Mạo từ được chia thành 3 loại:

  • Mạo từ xác định (Denfinite article): the
  • Mạo từ bất định (Indefinite article): a, an
  • Mạo từ Zero (Zero article)  hay danh từ không có mạo từ đứng trước: thường áp dụng cho danh từ không đếm được (uncountable nouns) và danh từ đếm được ở dạng số nhiều: coffee, tea; people, clothes.
  • Mạo từ bất định a/an:

    A & An - Dùng trước danh từ đếm được (số ít) - khi danh từ đó chưa được xác định (bất định). "an" dùng cho danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (nhưng phụ thuộc vào cách phát âm). Ví dụ: a book, a table - an apple, an orange. Đặc biệt một số từ "h" được đọc như nguyên âm. Ví dụ: an hour, an honest man.

    Mạo từ xác định the

    Cách đọc: "the" được đọc là [di] khi đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (a, e, i, o, u) và đọc là (dơ) khi đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm (trừ các nguyên âm): The egg, the chair The umbrella, the book

    "The" được đọc là [dơ] khi đứng trước danh từ có cách viết bắt đầu bằng nguyên âm nhưng có cách đọc bằng một phụ âm + nguyên âm: /ju:/ và /w^n/ như:

  • The United Stated
  • The Europeans
  • The one-eyed man is the King of the blind.
  • The university
  • "The" được đọc là [di] khi đứng trước danh từ có "h" không đọc:

  • The [di] hour (giờ)
  • The [di] honestman
  • The được đọc là [di: ] khi người nói muốn nhấn mạnh hoặc khi ngập ngừng trước các danh từ bắt đầu ngay cả bằng phụ âm:

    Ví dụ: I have forgotten the [di:], er, er the [di:], er, check. (tôi đã bỏ quên cái, à, à..., cái ngân phiếu rồi)

    Sau mạo từ the có thể là: 

  • Danh từ chỉ người , vật đã được xác định
  • Danh từ chỉ nghĩa chỉ chủng loại                

Bài viết gợi ý: