Các phản ứng thủy phân peptit và protein
Phản ứng thủy phân:
- Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng hoặc xúc tác enzim
- Sản phẩm: các α-amino axit
I. THỦY PHÂN HOÀN TOÀN
1. Thủy phân trong môi trường trung tính (xt: enzym)
Khi thủy phân hoàn toàn peptit (hoặc protein đơn giản) bằng xúc tác enzym, ta thu được hỗn hợp các ∝-amino axit ban đầu
Ví dụ: Gly-Gly-Gly + 2H2O → 3H2N-CH2-COOH
Phương pháp giải:
1/ npeptit + nH2O = n α-amino axit
2/ mpeptit + mH2O = m α-amino axit
2. Thủy phân trong môi trường axit
Peptit (n mắt xích) + (n – 1)H2O + aHCl → n muối của ∝-amino axit
(với a là số nguyên tử N trong X)
Ví dụ: Gly-Gly-Lys + 2H2O + 4HCl → 2ClH3N-CH2-COOH + ClH3N-[CH2]4-CH(NH3Cl)-COOH
Phương pháp giải:
+ Tính số mol các chất theo hệ số cân bằng sau đó sử dụng bảo toàn khối lượng:
mpeptit + mH2O + mHCl = mmuối
+ Bảo toàn gốc ∝-amino axit:
Ví dụ với phương trình trên:
nClH3N-CH2-COOH = 2.ngly-gly-lys và nClH3N-(CH2)4-CH(NH3Cl)-COOH = ngly-gly-lys
3. Thủy phân trong môi trường kiềm
Peptit (n mắt xích) + (n - 1 + b)NaOH → n muối của ∝-amino axit + bH2O
Trong đó: b là tổng số nhóm COOH còn tự do trong peptit (các nhóm COOH không tạo liên kết peptit)
Ví dụ : Gly-Glu-Gly có CTCT:
→ số nhóm COOH còn tự do trong peptit là b = 2
PTHH: Gly-Glu-Gly + 4NaOH → 2H2N-CH2-COONa + NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa + 2H2O
Phương pháp giải:
+ Tính số mol các chất theo hệ số cân bằng sau đó sử dụng bảo toàn khối lượng : mpeptit + mNaOH = mmuối + mH2O
+ Bảo toàn gốc ∝-amino axit
II. THỦY PHÂN KHÔNG HOÀN TOÀN
Khi thủy phân không hoàn toàn peptit thì chúng ta thu được hỗn hợp các amino axit và các oligopeptit.
Ví dụ: Thủy phân không hoàn toàn Ala-Gly-Gly-Ala-Glu ta có thể thu được hỗn hợp các chất gồm Ala, Glu, Gly, Gly-Ala- Glu, Ala-Gly-Gly, …
Phương pháp giải:
+ Bảo toàn mắt xích của mỗi loại amino axit.
Ví dụ: nAla-Ala-Gly = nGly = ½.nAla
+ Bảo toàn khối lượng.
Ví dụ minh họa
Câu 1:Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các Aminoaxit (Các Aminoacid chỉ chứa 1nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 ). Cho tòan bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thì nhận được m(gam) muối khan. Tính khối lượng nước phản ứng và giá trị của m lần lượt bằng?
A. 8,145(g) và 203,78(g).
B. 32,58(g) và 10,15(g).
C. 16,2(g) và 203,78(g)
D. 16,29(g) và 203,78(g).
đáp án
Đặt Công thức chung cho hỗn hợp A là H[NHRCO]4OH
Ta có phản ứng : H[NHRCO]4OH + 3H2O → 4 H2NRCOOH
→ Đáp án D
Câu 2:Thủy phân hoàn toàn 14,6g Gly-Ala trong dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 11,15g
B. 12,55g
C. 18,6gam
D. 23,7 gam.
đáp án
Công thức Gly- Ala: H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
M Gly-Ala= M Gly + Mala – 18.(2-1) = 75 + 89 -18 = 146
Ta có m muối = mpeptit + m H2O + m HCl= 14,6 + 0,1.18 + 0,2. 36,5 = 23,7 g
→ Đáp án D
Câu 3:Thủy phân hoàn toàn 14,6 g Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 16,8g
B. 22,6g
C.18,6g
D. 20,8g
đáp án
Gly-Ala + 2NaOH → muối + H2O
0,1 0,2 0,1 mol
Ta có: m muối = m peptit + m NaOH – m H2O= 14,6 + 0,2.40 – 0,1.18 = 20,8 g.
→ Đáp án D
Bài tập:
Câu 1:X là một Tetrapeptit cấu tạo từ Aminoacid A, trong phân tử A có 1 nhóm(-NH2), 1 nhóm (-COOH) ,no, mạch hở. Trong A Oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân m gam X trong môi trường acid thì thu được 28,35(g) tripeptit; 79,2(g) đipeptit và 101,25(g) A. Giá trị của m là?
A. 184,5.
B. 258,3.
C. 405,9.
D. 202,95.
đáp án
Từ % khối lượng Oxi trong A ta xác định được A là Gli ( H2NCH2COOH) với M=75
⇒ Công thức của Tetrapeptit là H[NHCH2CO]4OH với
M= 75.4 – 3.18 = 246g/mol
Đặt mắt xích NHCH2CO = X
Có sơ đồ phản ứng :
⇒ Số mol X phản ứng là: 0,15 + 0,3 + 0,3 = 0,75mol
⇒ m = 0,75. 246 =184,5(g)
→ Đáp án A
Câu 2:Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala mạch hở thu được hỗn hợp gồm: 28,48 gam Ala; 32 gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:
A. 90,6.
B. 111,74.
C. 81,54.
D. 66,44
đáp án
Áp dụng định luật bảo toàn gốc Ala ta có:
⇒ n tetrapeptit = 0,27 → m= 0,27.302 = 81,54
→ Đáp án
Câu 3:: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dich NaOH 1M vừa đủ. Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:
A. 51,72.
B. 54,30.
C. 66,00.
D. 44,48.
đáp án
X + 4NaOH → 4Muối + H2O
a 4a a
Y + 3NaOH → 3Muối + H2O
2a 6a 2a
Ta có: nNaOH= 10a = 0,6 → a = 0,06 mol
BTKL: m + 0,6.40 = 72,48 + 0,18.18 ⇒ m= 51,72 gam
→ Đáp án A
Câu 4:Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6
đáp án
X là (Gly)2(Ala)2(Val), trong X có đoạn mạch Gly-Ala-Val nên X có các cấu tạo:
Gly-Ala-Val-Gly-Ala
Gly-Ala-Val-Ala-Gly
Gly-Gly-Ala-Val-Ala
Ala-Gly-Ala-Val-Gly
Gly-Ala-Gly-Ala-Val
Ala-Gly-Gly-Ala-Val
→ Đáp án D
Câu 5:Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
A. 77,6
B. 83,2
C. 87,4
D. 73,4
đáp án
Đặt x, y là số mol X, Y
Bảo toàn Gly → nGly = 2x + 2y = 0,4 mol
Bảo toàn Ala → nAla = 2x + y = 0,32 mol
→ x = 0,12 và y = 0,08
→ m = 472x + 332y = 83,2g
→ Đáp án B