DẠNG 1: BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH HNO3

- HNO3 là axit có tính oxi hóa mạnh vì số oxi hóa tối đa của N là +5 và phân tử kém bền, thể hiện cả khi loãng.
- HNO3 dư tác dụng với kim loại ( trừ Au, Pt) cho muối nitrat kim loại có số oxi hóa tối đa


Chú ý:

* Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội
* Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng:

mmuối  =  mKL + ${{m}_{NO_{3}^{-}}}$(muối của kim loại)  + ${{m}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}$

${{n}_{NO_{3}^{-}}}$(muối của kim loại)  =  n e nhường  =  nnhận

* Tính số mol axit phản ứng:

Cách 1: Áp dụng bảo toàn nguyên tố N: ${{n}_{HN{{O}_{3}}}}=\sum{{{n}_{NO_{3}^{-}}}+\sum{{{n}_{N}}}}$(sản phẩm khử)

Cách 2: ${{n}_{HN{{O}_{3}}}}=2.{{n}_{N{{O}_{2}}}}+4.{{n}_{NO}}+10.{{n}_{{{N}_{2}}O}}+12.{{n}_{{{N}_{2}}}}+10.{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}$

- Dấu hiệu nhận biết 1 số sản phẩm khử:

* $N{{O}_{2}}$ là chất khí màu nâu đỏ, M = 46 đvC.
$2N{{O}_{2}}+2NaOH\to NaN{{O}_{2}}+NaN{{O}_{3}}+{{H}_{2}}O$
$2N{{O}_{2}}\rightleftharpoons {{N}_{2}}{{O}_{4}}$

* $NO$ là chất khí không màu, bị hóa nâu ngoài không khí
$NO+\frac{1}{2}{{O}_{2}}\to N{{O}_{2}}$

* Dung dịch muối sau phản ứng thu được nhỏ dung dịch chứa $O{{H}^{-}}$ thấy có khí thoát ra đều đó chứng tỏ dung dịch thu được có $N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}$  
$NH_{4}^{+}+O{{H}^{-}}\to N{{H}_{3}}\uparrow +{{H}_{2}}O$

VÍ DỤ

Câu 1: Cho 29 gam hỗn hợp Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 mol dung dịch HNO3 1,5M thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
           A. 97,20.                      B. 98,75.                      C. 98,20.                      D. 91,00.
HD: Đáp án C

Đặt x, y lần lượt là số mol$NO$và${{N}_{2}}O$

$\Rightarrow$Có${{n}_{HN{{O}_{3}}}}$=neTraođổi+${{n}_{NO}}+2{{n}_{{{N}_{2}}O}}+2{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}$

= $3x+8y+8.{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}+x+2y+2.{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}$

= $4.0,2+10.0,05+10.{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=0,95.1,5$

$\Rightarrow {{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=0,0125$mol

$\Rightarrow $mmuối  =  mkim loại  +  62.n e trao đổi  + ${{m}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}$

$=29+62.(3.0,2+8.0,05)+8.0,0125=98,2$gam

Câu 2: Hòa tan hết 6 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3 vừa đủ, sau khi phản ứng hoàn toan thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm 0,02 mol NO và 0,02 N2O. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 25,4 gam muối khan. Tổng số mol ion nitrat bị khử trong các phản ứng trên là:
             A. 0,07 mol                   B. 0,05 mol                   C. 0,06 mol                  D. 0,09 mol
HD: Đáp án A 
Khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và các sản phẩm khử của N  Trong dung dịch có thể tồn tại $N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}$

* Đặt mol $N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}$là a mol

$\Rightarrow $ Tổng số mol electron nhận: ${{n}_{e(+)}}=3.{{n}_{NO}}+8.{{n}_{{{N}_{2}}O}}+8.{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{2}}}}=0,22+8a$

Ta có: ${{n}_{NO_{3}^{-}}}$muối kim loại  =  n e nhận  =  n e nhường  =  0,22  +  8a

mmuối  =  m kim loại  +  ${{n}_{NO_{3}^{-}}}$muối kim loại   +  ${{m}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}$ =  6 + (0,22 + 8a).62  +  80.a  =  25,4 mol

 Tổng số mol ion nitrat bị khử là: ${{n}_{{{N}^{+5}}}}$bị khử ­  =  0,02  +  0,02.2  +  0,01  =  0,07 mol

Câu 3: Cho 5,04 gam hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 3:2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp hai khí không màu, không hóa nâu trong không khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Số mol HNO3 bị khử trong quá trình trên là
            A. 0.095 mol                 B. 0,11mol                    C. 0,1 mol                    D. 0,08 mol
HD: Đáp án A

Hai khí thu được không hóa nâu trong không khí
Mà MX = 18.2 = 36 suy ra 2 khí là N2O và N2


Có 2.0,12 + 3.0,08 = 0,48 mol > 8.0,02 + 10.0,02 = 0,36 mol

$\Rightarrow $ Chứng tỏ sản phẩm khử còn có NH4NO3 : ${{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=\frac{0,48-0,36}{8}=0,015$ mol

$\Rightarrow $ Số mol HNO3 bị khử = $2.{{n}_{{{N}_{2}}O}}+2.{{n}_{{{N}_{2}}}}+{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=0,095$mol
 

DẠNG 2: HỢP CHẤT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH HNO3

VÍ DỤ

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 100 gam dung dịch HNO3 a% (vừa đủ) thu được 15,344 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có khối lượng 31,35 gam và dung dịch chỉ chứa 30,15 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a gần nhất với ?

           A. 63                            B. 57                            C. 43                            D. 46
HD: Đáp án B
Đặt a, b lần lượt là số mol của NO và NO


Đặt x, y lần lượt là số mol FeS2 và Fe3O4

Áp dụng bảo toàn số mol $\Rightarrow $ 15x + y = 3a + b = 0,705 mol            (1)

Áp dụng bảo toàn nguyên tố có ${{n}_{SO_{4}^{2-}}}=2x\Rightarrow {{n}_{NO_{3}^{-}}}$trong muối = 3x + 3.3y – 2.2x = 9y – x

$\Rightarrow $ m muối = 56.(x + 3y) + 96.2x + 62.(9y – x) = 30,15 gam              (2)


$\Rightarrow $ ${{n}_{HN{{O}_{3}}}}=9y-x+2+b=0,91mol$ $\Rightarrow a%=\frac{0,91.63}{100}.100%=57,33%$

Vậy a gần với giá trị 57 nhất.
 

Câu 2: Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,01 mol Cu2S; 0,04 mol FeCO3 và x mol FeS2  bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít (đktc) hỗn hợp hai khí, trong đó có một khí nâu đỏ và dung dịch chỉ chứa muối của Cu2+, Fe3+ với một anion. Giá trị của V là ?
            A. 51,072                     B. 46,592                     C. 47,488                     D. 50,176
HD: Đáp án A

Sau phản ứng chỉ thu được muối của Cu2+, Fe3+ với một anion +2 khí (có 1 khí màu nâu đỏ).

 Anion là $SO_{4}^{2-}$ , 2 khí là NO2 và CO2 $\Rightarrow NO_{3}^{-}$ chuyển hết thành NO2

$2Fe{{S}_{2}}+30HN{{O}_{3}}\to F{{e}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{3}}+30N{{O}_{2}}+{{H}_{2}}S{{O}_{4}}+14{{H}_{2}}O$

     x                                                  15x         0,5x

$2FeC{{O}_{3}}+2HN{{O}_{3}}+3{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to F{{e}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{3}}+2N{{O}_{2}}+2C{{O}_{2}}+4{{H}_{2}}O$

0,04                             0,06                                0,04      0,04

$C{{u}_{2}}S+10HN{{O}_{3}}+{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to 2CuS{{O}_{4}}+10N{{O}_{2}}+6{{H}_{2}}O$

0,01                         0,01                              0,1

$\Rightarrow 0,5x=0,06+0,01\Rightarrow x=0,14$

$\Rightarrow \sum{({{n}_{N{{O}_{2}}}}+{{n}_{C{{O}_{2}}}}})=15.0,14+0,04+0,04+0,1=2,28mol\Rightarrow V=51,072$lít

Câu 3: Hỗn hợp X có khối lượng 15,44 gam gồm bột Cu và oxit sắt FexOy được chia thành hai phần bằng nhau:

Phần 1: Tác dụng với dung dịch HCl dư được m gam chất rắn không tan

Phần 2: Cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được dung dịch Y và 1,904 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn Y được 23,79 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m
             
A. 1,92                         B. 0,32                         C. 1,6               D. 0.64
HD: Đáp án B
* Khối lượng mỗi phần $=\frac{15,44}{2}=7,72gam$

Quy đổi hỗn hợp X tương đương với hỗn hợp gồm a mol Cu, b mol Fe, c mol O.

$\Rightarrow 64a+56b+16c=7,72gam$                                           (1)

* Phần 1: HCl dư $\to $ m gam chất rắn không tan là Cu.

* Phần 2: HNO3 dư $\to $ 23,79 gam chất rắn khan + 0,085 mol NO2

Có m chất rắn khan = 64a + 56b + 62.(2a + 3b) = 23.79 gam    (2)

Áp dụng bảo toàn electron có: 2a + 3b = 2c + 0,085          (3)


$\Rightarrow $Oxit sắt là Fe3O4 $\Rightarrow $ ${{n}_{FeC{{l}_{3}}}}=2.{{n}_{F{{e}_{3}}{{O}_{4}}}}=0,005mol$

$\Rightarrow $ nCu dư $=a-\frac{1}{2}{{n}_{FeC{{l}_{3}}}}=0,03-\frac{0,05}{2}=0,005mol\Rightarrow m=64.0,005=0,32gam$

DẠNG 3: ION $\text{NO}_{3}^{-}$ TRONG MÔI TRƯỜNG H+

Câu 1: Cho 8,64 gam Mg vào dung dịch hỗn hợp X gồm NaNO3 và H2SO4. Đun nhẹ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A; 1,792 lít hỗn hợp khí B có khối lượng 1,84 gam gồm 2 chất khí không màu trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí, còn lại 4,08 gam chất rắn không tan. Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được m gam muối khan. Tìm m
             A. 29,8 gam                  B. 36,54 gam                C. 29,72 gam                D. 27,08 gam  
HD: Đáp án A

Ta tính được ${{n}_{Mg}}=\frac{8,64}{24}=0,36$mol ; ${{n}_{B}}=\frac{1,792}{22,4}=0,08$mol

* Khi đó ${{M}_{B}}=\frac{1,84}{0,08}=23$. Do B có 1 khí hóa nâu ngoài không khí, do đó khí hóa nâu là khí NO (PTK = 30 > 23)

$\Rightarrow $ Phải có 1 khí có PTK < 23. Khi đó chỉ có thể là H2

Rắn không tan chính là Mg $\to $ nMg phản ứng =$\frac{8,64-4,08}{24}=0,19(mol)$

Nhận thấy sản phẩm khử ngoài NO ; H2 có thể có cả muối amoni $NH_{4}^{+}$ (cũng do đã tạo ra H2, điều đó chứng tỏ trong dung dịch không còn ion$NO_{3}^{-}$)

$\Rightarrow $n e nhường = 2.nMg = 2.0,19 = 0,38 mol

$\Rightarrow $n e nhận = $3.{{n}_{NO}}+2.{{n}_{{{H}_{2}}}}+8.{{n}_{NH_{4}^{+}}}\Rightarrow {{n}_{NH_{4}^{+}}}=\frac{0,36-0,22}{8}=0,02(mol)$

Nhận thấy bảo toàn N ta có:

${{n}_{NaN{{O}_{3}}}}$ ban đầu $={{n}_{NO}}+{{n}_{NH_{4}^{+}}}=0,06+0,02=0,08(mol)$.

Do trong dung dịch không còn ion $NO_{3}^{-}$ nên thành phần dung dịch A chỉ gồm muối sunfat.


$\Rightarrow $ m = mmuối trong A = 0,19.120 + 0,01.132 + 0,04.142 = 29,8 gam

Nhận xét:
Dung dịch X chứa NaNO3 và H2SO4 $\Rightarrow $ Chứa các ion $({{H}^{+}};NO_{3}^{-})$và Na+. Dung dịch X có $({{H}^{+}};NO_{3}^{-})$ nên có tính oxi hóa tương tự như HNO3.

Mg là kim loại hoạt động hóa học tương đối mạnh nên phản ứng với $({{H}^{+}};NO_{3}^{-})$ trước tạo ra các sản phẩm khử của N+5, sau đó nếu $NO_{3}^{-}$, hết mà ion H+  dư thì Mg sẽ phản ứng với ion H+ dư tạo ra khí H2 $\Rightarrow $ điều đó có nghĩa là trong hệ môi trường axit (ion nitrat trong môi trường axit) nếu đã có H2 sinh ra đồng nghĩa không tồn tại ion $NO_{3}^{-}$ nữa.

Một điểm chung ta cần lưu ý nữa là hệ môi trường axit có tính oxi hóa tương tự như HNO3 khi tác dụng với kim loại có tính khử mạnh, tương đối mạnh phải lưu ý trường hợp tạo muối amoni nằm trong dung dịch thu được.

Câu 2: Hòa tan bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A cà 6,72 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và H2 có tỉ lệ mol 2:1 và 3 gam chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là
              A. 126 gam                   B. 75 gam                     C. 120,4 gam                D. 70,4 gam

HD: Đáp án D
Đặt a, b lần lượt là số mol NO và H2

Sau phản ứng còn dư Fe $\Rightarrow $ Chứng tỏ trong dung dịch A chứa muối Fe (II), không còn muối Fe (III)

Áp dụng bảo toàn electron có 2.nFe phản ứng = 3a + 2b = 0,8 mol nFe phản ứng = 0,4 mol

Có khi H2 thoát ra chứng tỏ NaNO3 phản ứng hết ${{n}_{NaN{{O}_{3}}}}=a=0,2mol$

Áp dụng bảo toàn điện tích có:

$2.{{n}_{SO_{4}^{2-}}}={{n}_{N{{a}^{+}}}}+2.{{n}_{F{{e}^{2+}}}}=0,2+2.0,4=1mol\Rightarrow {{n}_{SO_{4}^{2-}}}=0,5mol$

$\Rightarrow $mmuối khan = 23.0,2 + 56.0,4 + 96.0,5 = 75 gam
Câu 3: Cho Zn tới dư vao dung dịch gồm HCl; 0.05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là
           
A. 61,375                     B. 64,05                       C. 57,975                     D. 49,775
HD: Đáp án B

Theo đề bài ra ta tính là $\overline{{{M}_{Y}}}=12,2.2=22,4\to $ hỗn hợp Y sinh ra phải có khí H2. Mặt khác Y gồm 2 khí không màu, có 1 khí hóa nâu ngoài không khí nên chứng tỏ có NO.

Gọi số mol H2 và NO lần lượt là x và y.

Vì có khí H2 và Zn còn dư nên chứng tỏ H+ và $NO_{3}^{-}$ hết. Ta có ${{n}_{NO_{3}^{-}}}>{{n}_{NO}}$ chứng tỏ có sinh ra ion $NH_{4}^{+}$

Bảo toàn nguyên tố N $\Rightarrow {{n}_{NH_{4}^{+}}}=0,15-0,1=0,05mol$

Theo định luật bảo toàn electron ta được

$2.{{n}_{Zn}}=2.{{n}_{NO}}+8.{{n}_{NH_{4}^{+}}}+2.{{n}_{{{H}_{2}}}}\Rightarrow {{n}_{Zn}}={{n}_{Z{{n}^{+}}}}=\frac{0,75}{2}=0,375mol$

Khối lượng muối thu được là:

$m={{m}_{ZnC{{l}_{2}}}}+{{m}_{N{{H}_{4}}Cl}}+{{m}_{NaCl}}+{{m}_{KCl}}=136.0,375+53,5.0,05+58,5.0.05+74,5.0,1=64,05gam$

CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN

Bài 1: Hỗn hợp X gồm Mg (0,1 mol), Al (0,04 mol) và Zn (0,15 mol). Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là

A. 0,6200 mol              B. 1,2400 mol              C. 0,6975 mol              D. 0,7750 mol

Bài 2: Hỗn hợp X gồm: Mg (0,15 mol), Al (0,1 mol), Zn (0,12 mol). Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 (loãng, dư). Sau phản ứng hoàn toàn, thấy khối lượng dung dịch tăng 14,1 gam so với dung dịch HNO3 ban đầu. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào dưới đây ?

A. 0,98                         B. 1,08                         C. 1,17                         D. 0,92

Bài 3: Cho 33,7 gam hỗn hợp X gồm Al2O3 , CuO, Al, Cu (trong đó có 18,99% khối lượng oxi) vào trong dung dịch HCl dư thấy thu được 3,36 lít khí H2 (đktc), lọc lấy phần chất rắn không tan cho vao dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được 8,96 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 31,27%                    B. 13,93%                    C. 13,94%                    D. 30,27%

Bài 4: Hỗn hợp X gồm CuO và một oxit của kim loại M hóa tị II với tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Cho khí Co dư đi qua 2,4 gam X nung nóng, thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hết Y cần tối đa 40 ml dung dịch HNO3 2,5M và thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của CuO trong X gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 14,71%                    B. 49,75%                    C. 41,67%                    D. 35,71%

Bài 5: Cho 17,9 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 200 gam dung dịch H2SO4 24,01%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 9,6 gam chất rắn và có 5,6 lít khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 10,2 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc) sản phẩm khử duy nhất tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là ?

A. 2,24 lít và 56,3 gam                          B. 2,688 lít và 66,74 gam

C. 2,688 lít và 64,94 gam                      C. 2,24 lít và 59,18 gam

Bài 6: Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4 , đun nhẹ, tỏng điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí B (đktC) gồm 2 khí không màu, trng đó có một khí hóa nâu trong không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối của B so với H2 là 11,5. Giá trị của m là ?

A. 36,04                       B. 31,08                       C. 29,34                       D. 27,96


 

 


 

 

 

Bài viết gợi ý: