Khái quát chung
Cacbonhidrat là hợp chất hữu cơ  tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m

Cacbonhidrat chia làm 3 loại chủ yếu:
+ Monosaccarit:là nhóm không bị thủy phân, bao gồm  glucozơ, fructozơ có CTPT là C6H12O6
+Đisaccarit: là nhóm khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit , bao gồm  saccarozơ và mantozơ có CTPT là C12H22O11
+Polisaccarit: là nhóm khi thủy phân sinh ra nhiều phân tử monosaccari, gồm txenlulozơ và tinh bột có CTPT là (C6H10O5)n.
                                                       Bài: GLUCOZƠ

A / LÝ THUYẾT 
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
    - Là chất rắn, không màu, tan tốt trong nước, độ tan trong nước tăng khi nhiệt độ tăng
    - Có vị ngọt kém đường mía.
    - Có nhiều trong các loại hoa quả: quả nho, mật ong (30%), máu người (0,1%):


II. CẤU TẠO
     - CTPT: C6H12O6
    - CTCT: CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O
    - Trong thực tết chủ yếu tồn tại dạng mạch vòng 

III, TÍNH CHẤT HÓA HỌC
* Nhận xét:   Trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH nằm liền kề và 1 nhóm CHO nên glucozơ có các phản ứng của ancol đa chức và của anđehit.
     1. Tính chất của ancol đa chức

- Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

→ Phản ứng này chứng minh glucozo có nhiều nhóm OH

- Tác dụng với anhiđrit axit tạo thành este 5 chức:

CH2OH(CHOH)4CHO + 5(CH3CO)2O → CH3COOCH2(CHOOCCH3)4CHO + 5CH3COOH

→ Phản ứng này dùng để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH.    

    2. Tính chất của andehit

- Tác dụng với H2 tạo thành ancol sobitol (sobit):

CH2OH(CHOH)4CHO + H2 → CH2OH(CHOH)4CH2OH (Ni, t0) ( C6H14O6) 

- Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag (phản ứng tráng gương)

CH2OH(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

- Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao:

CH2OH(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O + 3H2O

- Phản ứng làm mất màu dung dịch Brom:

CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr

→ Các phản ứng này chứng tỏ glucozơ có nhóm CHO.

   3, Phản ứng lên men : C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH

IV. ĐIỀU CHẾ 

- Thủy phân saccarozơ, tinh bột, mantozơ, xenlulozơ:

+ Mantozơ:                                      

C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)

+ Tinh bột và xenlulozơ:                    

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

+ Saccarozơ:

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

- Trùng hợp HCHO:                                      

6HCHO → C6H12O6 (Ca(OH)2, t0)

- Thủy phân saccarozơ, tinh bột, mantozơ, xenlulozơ:

+ Mantozơ:                                      

C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)

+ Tinh bột và xenlulozơ:                    

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

+ Saccarozơ:

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

- Trùng hợp HCHO:                                      

6HCHO → C6H12O6 (Ca(OH)2, t0)

- Thủy phân saccarozơ, tinh bột, mantozơ, xenlulozơ:

+ Mantozơ:                                      

C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 (glucozơ)

+ Tinh bột và xenlulozơ:                    

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

+ Saccarozơ:

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

- Trùng hợp HCHO:                                      

6HCHO → C6H12O6 (Ca(OH)2, t0)

V. ỨNG DỤNG: làm thuốc tăng lực, tráng gương, ruột phích

                                   BÀI:  FRUCTOZƠ
 

 Công thức phân tử C6H12O6.( Đồng phân của glucozơ)

- Công thức cấu tạo CH2OH - CHOH - CHOH - CHOH - CO - CH2OH.

- Trong dung dịch, frutozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β, vòng 5 hoặc 6 cạnh 

- Frucotozơ là chất kết tinh khong màu, dễ tan trong nước, ngọt hơn đường mía, chiếm 40% trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc

LƯU Ý:
+FRUCTO ZƠ  CÓ các tính chất như glucozơ, chỉ khác là fructozơ không làm mất màu dd brom => nhận biết glu và fruc
+ Trong môi trường bazơ , glu và fruc chuyển hóa lẫn nhau

B/ BÀI TẬP 
 

Câu 1: Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng?

A. Tất cả các chất có công thức Cn(H2O)m đều là cacbohiđrat.

B. Tất cả các cabohiđrat đều có công thức chung Cn(H2O)m.

C. Đa số các cacbohiđrat có công thức chung Cn(H2O)m.

D. Phân tử cacbohiđrat đều có 6 nguyên tử cacbon.
 

Câu 2: Nguyên tắc phân loại cacbohiđrat là dựa vào?

A. Tên gọi.

B. Tính khử.

C. Tính oxi hoá.

D. Phản ứng thuỷ phân.

Câu 3: Về cấu tạo, cacbohiđrat là những hợp chất?

A. Hiđrat của cacbon.

B. Polihiđroxicacboxyl và dẫn xuất của chúng.

C. Polihiđroxieteanđehit.

D. Polihiđroxicacbonyl và dẫn xuất của chúng.

Câu 4: Trong dung dịch nước, glucozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng?

A. Mạch hở.

B. Vòng 4 cạnh.

C. Vòng 5 cạnh.

D. Vòng 6 cạnh.

Câu 5: Glucozơ có 2 dạng vòng là α và β, nhiệt độ nóng chảy của 2 dạng này như thế nào?

A. Như nhau.

B. α nóng chảy trước β.

C. β nóng chảy trước α.

D. Cả 2 đều thăng hoa và không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 6: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?

A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt.

B. Có mặt trong hấu hết các bộ phận của cây và trong quả chín.

C. Còn có tên là đường nho.

D. Có 0,1% trong máu người.

Câu 7: Glucozơ không thuộc loại?

A. Hợp chất tạp chức.

B. Cacbohiđrat.

C. Monosaccarit.

D. Đisaccarit.

Câu 8: Tính chất của glucozơ là chất rắn (1), có vị ngọt (2), ít tan trong nước (3), thể hiện tính chất của rượu (4), thể hiện tính chất của axit (5), thể hiện tính chất của anđehit (6), thể hiện tính chất của ete (7). Những tính chất đúng là?

A. (1), (2), (4), (6).

B. (1), (2), (3), (7).

C. (3), (5), (6), (7).

D. (1), (2), (5), (6).

Câu 9: Phản ứng chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng là?

A. Cu(OH)2.

B. [Ag(NH3)3]OH.

C. H2/Ni, nhiệt độ.

D. CH3OH/HCl. 

Câu 10: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với?

A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.

B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. NaOH.

D. AgNO3/NH3, đun nóng. 
Câu 11: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với: 
A. AgNO3/NH3, to . B. Kim loại K. C. anhiđrit axetic. D.Cu(OH)2/NaOH, to .
Câu 12: Dữ kiện thực nghiệm nào không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ ?
A. Hoà tan Cu(OH)2 ở nhiêt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng với Cu(OH)2C
C. Tạo este chứa 5 gốc axit trong phân tử.
D. Lên men thành ancol (rượu) etylic.
Câu 13: Phản ứng nào sau đây glucozơ đóng vai trò là chất oxi hoá ?
A. Tráng gương. B. Tác dụng với Cu(OH)2/OH- , to . C. Tác dụng với H2 xúc tác Ni. D. Tác dụng với nước brom
Câu 14: Trong thực tế người ta dùng chất nào để tráng gương ?
A. CH3CHO. B. HCOOCH3. C. Glucozơ. D. HCHO.
Câu 15: Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào ?
A. Glucozơ. B. Mantozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ.
Câu 16: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là
A. glucozơ. B. fructozơ. C. mantozơ. D. saccarozơ
Câu 17: Công thức nào sau đây là của fructozơ dạng mạch hở
A. CH2OH-(CHOH)3-COCH2OH. B. CH2OH-(CHOH)4-CHO.
C. CH2OH-(CHOH)2-CO-CHOH-CH2OH. D. CH2OH-CO-CHOH-CO-CHOH-CHOH.
Câu 18: Fructozơ không phản ứng được với
A. H2/Ni, nhiệt độ. B. Cu(OH)2. C. [Ag(NH3)2]OH. D. dung dịch brom.
Câu 19: Chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là
A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. tinh bột.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc
C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở 
D. Metyl -glicozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.


ĐÁP ÁN 

Bài viết gợi ý: