Câu 1: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Câu 2: Cảm nhận của Anh/Chị về hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

  Câu 3: Vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ:

"...Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

                                                                        Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

 

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

          Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất

          Sông Mã gầm lên khúc độc hành...”

 

Câu 4: Trình bày hiểu biết của Anh/Chị về nhan đề và hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Câu 5: Phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi bật đặc điểm bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

             Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

         Mường Lát hoa về trong đêm hơi

            Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

     Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

                Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

  Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

      Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời !

       Chiều chiều oai linh thác gầm thét

              Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người 

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

        Mai Châu mùa em thơm nếp xôi…”

(Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12)

Gợi ý một số đề luyện tập

Câu 2: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Gợi ý

  1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  2. Phân tích tác phẩm để làm nổi bật hình ảnh người lính

 a. Đề tài và hoàn cảnh ra đời bài thơ

- Đề tài: người lính => đề tài quen thuộc, xuất hiện nhiều trong dòng văn học giai đoạn 45-54 và 54 – 75 (ứng với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ)

Một số nhà thơ tiêu biểu: Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Tố Hữu…

- Hoàn cảnh ra đời: sáng tác năm 1948

+ Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào, cũng như ở biên giới Tây Bắc Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng từ Châu Mai - Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về phía Tây Thanh Hóa. Ngày ấy, nơi đây còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng có nhiều thú dữ.

+ Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, vô cùng thiếu thốn. Chết vì sốt rét nhiều hơn là vì súng đạn. Tuy vậy, các chiến sỹ Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lạc quan hào hùng.

+ Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về Hòa Bình thành lập Trung đoàn 52, Quang Dũng là Đại đội trưởng ở đó từ đầu năm 1947 - 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ đơn vị cũ mà viết bài thơ này.

 b. Hình ảnh người lính trong bài thơ

- Xuất thân: thanh niên Hà thành

- Hoàn cảnh chiến đấu

+ Nguy hiểm, khó khăn, gian khổ: rừng núi hoang sơ, hiểm trở, cái chết luôn rình rập (Dốc lên….xuống; Chiều chiều….cọp trêu người)

+ Căn bệnh sốt rét: làm cho người lính giảm sức khoẻ, thay đổi về ngoại hình (tóc rụng, da xanh…)

- Vẻ đẹp hình tượng người lính

+ Hào hoa, lãng mạn

    • Cách nói độc đáo: “đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá, dữ oai hùm
    • Có những giấc mơ dịu êm: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” => tâm hồn lãng mạn

+ Vẻ đẹp bi tráng

    • Không che giấu sự thật về cái chết nhưng lại có cách thể hiện rất độc đáo: có khi cái chết đến nhẹ nhàng, tựa như một giấc ngủ: “Anh bạn dãi dầu không bước tiếp. Gục lên súng mũ bỏ quên đời” nhưng có lúc lại vô cùng hào hùng, bi tráng:

                                                           “Rải rác biên cương mồ viễn xứ

                                                           Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

                                                           Áo bào thay chiếu anh về đất

                                                           Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

+ Trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, thiếu thốn, cái chết luôn rình rập nhưng người lính vẫn hiện lên với một vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa => tinh thần lạc quan, yêu đời, sự quyết tâm vượt lên trên mọi hoàn cảnh.

=> Những con người có triết lí sống cao đẹp

=> Tình yêu quê hương, đất nước

3. Đánh giá

  • Bút pháp lãng mạn
  • Sử dụng hệ thống từ ngữ, hình ảnh giàu tính biểu cảm
  • Bài thơ xây dựng hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp
  • Là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Quang Dũng.

Câu 5:

Gợi ý:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài… nhưng đạt được nhiều thành công nhất ở thơ ca. Thơ ông là tiếng nói của một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất lãng mạn, khả năng cảm nhận tinh tế,….
  • Tây Tiến là thi phẩm xuất sắc của ông và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Một trong những yếu tố tạo nên thành công cho bài thơ là bút pháp nghệ thuật lãng mạn.

2. Đặc điểm bút pháp lãng mạn

  • Thể hiện cái “tôi” trữ tình giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng
  • Nhạy cảm với cái phi thường, cái khác thường, cái lí tưởng cho nên có viết về những cái thực thì cũng được lãng mạn hoá, độc đáo hoá.
  • Nhạy cảm với cái đẹp của cảnh và người mang màu sắc xứ lạ phương xa.
  • Hay viết về nỗi buồn và cái chết, nhưng là để tô đậm vẻ đẹp bi tráng.
  • Thường sử dụng thủ pháp đối lập
  • Tác động mạnh mẽ vào cảm xúc người đọc.

3. Phân tích

  • Nỗi nhớ “chơi vơi”
  • Bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hiện lên vừa đa dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp.
  • Cuộc hành quân vượt lũng, xuyên sơn của người lính gian lao, khắc nghiệt nhưng vẫn toát lên tư thế đẹp, hùng dũng.

4. Đánh giá 

Bài viết gợi ý: