ĐỀ 2:

 

         Chúng  ta không buộc phải hoàn hảo, nhưng phải trung thực. Tính trung thực khiến chúng ta có cái nhìn thực tế trước những gì mình có thể làm được và những gì không làm được. Chúng ta phải ý thức làm việc hết mình, tùy theo sự hiểu biết và năng lực của bản thân. Nhưng chúng ta cũng phải biết cách bước lên những nấc kế tiếp của chiếc thang tiến bộ. Đừng bao giờ gây áp lực cho mình khi bước lên chiếc thang đó nếu chúng ta chưa chuẩn bị sãn sàng, nhưng hãy nhớ rằng còn có những nấc thang cao hơn so với nấc thang mà chúng ta đang đứng. Chuẩn bị sẵn sàng vào lúc leo thang.  Đó chính là sự trung thực.

          Cố gắng phấn đấu trung thực với bản thân nghĩa là giữ cho chúng ta luôn trong tư thế sẵn sàng đón nhận những bài học từ cuộc sống. Dù có làm được nhiều đến đâu, biết hoặc hiểu nhiều đến đâu đi chăng nữa, chúng ta vẫn luôn luôn có nhiều điều cần học hỏi. Tính trung thực cần đến sự khiêm tốn.

                                                        ( Tư duy tích cực - Bạn chính là những gì bạn nghĩ, Trish Summerfield , NXB Văn hóa Sài Gòn, 20A17 )

 

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIẾU

 Trước khi đọc văn bản

 Hãy đọc lướt qua nhan đề , nguồn trich dẫn, câu chủ đề, phân chia bố cục các đoạn, sau đó tự trả lời các câu hỏi dưới đây:

 Tiêu đề của văn bản cho biết tác giả đang bàn về vấn đề gì?

 Thái độ của tác giả đối với vấn đề đó?

 Bài viết hướng đến đối tượng nào?

 Tôi có thể dự đoán được những gì?

 Trong khi đọc văn bản

 Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi dưới đây:

 Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?

 Câu 2 : Dụng ý của tác giả khi cho rằng: Chúng ta không buộc phải hoàn hảo, nhưng phải trung thực.

 Câu 3 : Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Trung thực là một sự chuẩn bị để bước lên nấc thang cao hơn so với nấc thang mà ta đang đứng.

 Câu 4 : Giả sử sau rất nhiều nỗ lực để tạo ra một sản phẩm. Anh /chị nhận được những lời góp ý phê bình của mọi người. Thái độ và cách ứng xử của anh/chị sẽ ra sao?

 Sau khi đọc văn bản

 Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về thông điệp trong đoạn trích ở phần văn bản:

Tính trung thực cần đến sự khiêm tốn.

 

BÀI LÀM

 Trước khi đọc văn bản

 Đoạn văn bản không có nhang đề nhưng dựa vào câu chủ đề có thể biết được chủ đề của văn bản bàn luận là tính trung thực, cụ thể là sự trung thực với chính mình.

 Thái độ của tác giả: khuyến khích mọi người luôn trung thực dám đối diện với khuyết điểm của bản thân.

 Tôi biết được trung thực với chính mình là điều khó khăn. Người ta thường che giấu cái xấu cái sai của bản thân.  

 Nhưng tôi nghĩ nhận sai và biết sửa sai thì mới hoàn thiện bản thân. Tôi chờ đợi cách thức lập luận của tác giả.

 Trong khi đọc văn bản

 Câu 1 : Phương thức biểu đạt nghị luận.

 Câu 2 : Chúng ta không buộc phải hoàn hảo: bởi vì không có ai có thể hoàn hảo, tạo  hóa sinh chúng ta ra với rất nhiều thiếu sót, có điểm mạnh có điểm yếu không thể cầu toàn. Nhưng phải trung thực: có nghĩa bạn có đủ dũng cảm để đối diện với những thiếu sốt của bản thân hay không? Nói dối người khác có thể dễ dàng nhưng bạn không thể nói dối chính mình.   Câu 3: Trung thực là một sự chuẩn bị để bước lên nấc thang cao hơn so với nấc thang mà ta đang đứng.

            Nếu ta trung thực ta nhận ra và đối diện với cái sai để khắc phục. Sự thành công là kết

Quả của nhiều lần nhận sai và sửa sai như thế. Nói một cách hài hước là bạn càng mắc nhiều lỗi sai bạn càng có cơ hội hoàn thiện mình. Điều quan trọng là lần sau bạn rút kinh nghiệm và không mắc phải nữa.

Câu 4 : Học sinh có thể chia sẻ suy nghĩ riêng của bản thân:

- Bất cứ một sản phẩm nào hoàn thành đều có những ý kiến trái chiều khen- chê và góp ý khác nhau. Xét một cách tích cực thì sản phẩm của bạn tạo được sự quan tâm với người khác thì mới nhận được những nhận xét góp ý.

- Nếu đó là những nhận xét chân thành có tính xây dựng, vì tập thể hãy sẵn sàng tiếp nhận và thay đổi ngay trong sản phẩm hoặc những lần tiếp theo.

-Thông thường trong một tập thể năm người mười ý, nếu ai bạn cũng muốn làm hài lòng thì sẽ là một thất bại. Bạn phải có lập trường, bản thân phải biết điểm mạnh điểm yếu của mình. Chính hiệu quả của sản phẩm đó mới quyết định nỗ lực của tôi.

 Sau khi đọc văn bản

 Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về thông điệp trong đoạn trích ở phần văn bản . Tính trung thực cần đến sự khiêm tốn

 

GỢI Ý

 

Giải thích

Trung thực là tự đối diện với cái sai của mình để sửa chữa, quan trọng là sẵn sàng tiếp nhận góp ý của người khác. Tất cả đều xuất phát từ lòng khiêm tốn. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người.  Khiêm tốn là khi ta biết được những điểm mạnh của mình mà không hề khoác lác hay khoe khoang

 Phân tích , chứng minh

Cố ngữ có câu nói về lòng khiêm tốn, cách sống khiêm tốn: Biết thí bảo là biết, không biết thí bảo là không biết, ấy mới gọi là biết. Một số nhân vật kiệt xuất đã rất giỏi trong việc giữ được quân bình giữa tính khiêm tốn và lòng trung thực. Khiêm tốn sẽ làm cho kiêu ngạo tan biến. Người khiêm tốn luôn giữ lòng mình hạnh phúc khi lắng nghe người khác. Điều đó khiến bạn trở nên vĩ đại trong trái tim của nhiều người. Đồng thời nó giúp tâm tri ta cởi mở, giúp ta nhận ra vị trí đích thực mà mình đang đứng. Điều đáng nói hơn cả là con người có tính khiêm tốn thường thấy xa, nhìn rộng, tránh được những thói xấu tầm thường là tự cao, tự đại, hủy diệt trong lòng mình tính tự phụ và khinh bạc ngạo nghễ.

 Bình luận

Tuy nhiên, đối với con người có tính khiêm tốn cũng không vì tính thích làm kẻ thua thiệt mà tự mình hạ uy tín của mình, không coi thường công trình của cá nhân và cho đó là những việc làm vô lí.

 Bài học & liên hệ bản thân

Đây là một điều mà con người một khi muốn thành công không thể không thiếu được. Dù bạn ở vị trí nào cũng phải biết cúi mình để học hỏi, làm sai nhận sai mới là người có học thật sự

Bài viết gợi ý: