CHƯƠNG II: SÓNG CƠ HỌC

PHẦN I

Câu 1. Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là

  A. vận tốc truyền sóng.                                                           B. bước sóng.          

  C. độ lệch pha.                                                                              D. chu kỳ.

Câu 2. Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là

  A. $f=\frac{1}{T}=\frac{v}{\lambda }$                              B. $v=\frac{1}{f}=\frac{T}{\lambda }$  

  C. $\lambda =\frac{T}{v}=\frac{f}{v}$                              D. $\lambda =\frac{v}{T}=v.f$

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học?

  A. Sóng âm truyền được trong chân không.

  B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.

  C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

  D. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

Câu 4. Mt nguồn dao động đặt tại điểm A trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình uA = acos ωt. Sóng do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng λ tới điểm M cách A một khoảng x. Coi biên độ sóng và vận tốc sóng không đổi khi truyền đi thì phương trình dao động tại điểm M là

  A. uM = acos wt                                                                          B. uM = acos(wt -px/l)

  C. uM = acos(wt + px/l)                                                            D. uM = acos(wt -2px/l)

Câu 5. Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết khoảng cách MN = d. Độ lệch pha Δj của dao động tại hai điểm M và N là

  A. $\Delta \varphi =\frac{2\pi \lambda }{d}$                     B. $\Delta \varphi =\frac{\pi d}{\lambda }$ 

  C. $\Delta \varphi =\frac{\pi \lambda }{d}$                        D. $\Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }$

Câu 6. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng

  A. mt phần tư bước sóng.                  B. một bước sóng.  

  C. nửa bước sóng.                                  D. hai bước sóng.

Câu 7. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng

  A. một số nguyên lần bước sóng.         B. một nửa bước sóng.

  C. một bước sóng.                                   D. một phần tư bước sóng.

Câu 8. Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha, với cùng biên độ a không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Khi có sự giao thoa hai sóng đó trên mặt nước thì dao động tại trung điểm của đoạn S1S2 có biên độ

  A. cực đại              B. cực tiểu             C. bằng a/2               D. bằng a

Câu 9. Một sóng âm truyền trong không khí, các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng, bước sóng; đại lượng nào không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là

  A. bước sóng.        B. biên độ sóng.     C. vận tốc truyền sóng.           D. tần số sóng

Câu 10. Sóng siêu âm

  A. truyền được trong chân không.                               

  B. không truyền được trong chân không.

  C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.    

  D. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.

Câu 11. Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm

  A. chỉ phụ thuộc vào biên độ.               B. chỉ phụ thuộc vào tần số.

  C. chỉ phụ thuộc vào cường độ âm.     D. phụ thuộc vào tần số và biên độ.

Câu 12. Quan sát trên một sợi dây thấy có sóng dừng với biên độ của bụng sóng là A. Tại điểm trên sợi dây cách bụng sóng một phần tư bước sóng có biên độ dao động bằng

  A. a/2                     B. 0                        C. a/4                       D. a

Câu 13. Trên một sợi dây có chiều dài l, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là

  A. $\frac{v}{2\ell }$                                                              B. $\frac{v}{4\ell }$  

  C. $\frac{2v}{\ell }$                                                              D. $\frac{v}{\ell }$

Câu 14. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?

  A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.

  B. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.

  C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.

  D. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.

Câu 15. Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?

  A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất

  B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.

  C. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.

  D. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang

Link tải full tài liệu: https://drive.google.com/open?id=13XVJVjsho9hVhP8GJCPjupi-vYy_FMkW

Bài viết gợi ý: