Câu 1: Một khung dây có N vòng dây, diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B. Cho khung dây quay quanh một trục với tần số góc là \[\omega \] thì từ thông cực đại qua khung dây là \[{{\Phi }_{o}}\]  được tính bằng biểu thức

A.\[{{\Phi }_{o}}=NBS\]

B.\[{{\Phi }_{o}}=\omega NBS\]

C.\[{{\Phi }_{o}}=BS\]

D.\[{{\Phi }_{o}}=\omega BS\]

Câu 2: Một khung dây có N vòng dây, diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm từ B. Cho khung dây quay quanh một trục với tần số góc là \[\omega \] thì từ thông cực đại qua một vòng dây là \[{{\Phi }_{{{o}_{1}}}}\]  được tính bằng biểu thức

A.\[{{\Phi }_{{{o}_{1}}}}=NBS\]

B.\[{{\Phi }_{{{o}_{1}}}}=\omega NBS\]

C.\[{{\Phi }_{{{o}_{1}}}}=BS\]

D.\[{{\Phi }_{{{o}_{1}}}}=\omega BS\]

Câu 3: Một khung dây có N vòng dây, diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B. Cho khung dây quay quanh một trục với tần số góc là \[\omega \] thì suất điện động cực đại trong khung dây là \[{{E}_{o}}\] được tính bằng biểu thức

A.\[{{E}_{o}}=NBS\]

B.\[{{E}_{o}}=\omega NBS\]

C.\[{{E}_{o}}=BS\]

D.\[{{E}_{o}}=\omega BS\]

Câu 4: Một khung dây có N vòng dây, diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B. Cho khung dây quay quanh một trục với tần số góc là \[\omega \] thì suất điện động cực đại trong một vòng dây là \[{{E}_{{{o}_{1}}}}\] được tính bằng biểu thức

A.\[{{E}_{{{o}_{1}}}}=NBS\]

B.\[{{E}_{{{o}_{1}}}}=\omega NBS\]

C.\[{{E}_{{{o}_{1}}}}=BS\]

D.\[{{E}_{{{o}_{1}}}}=\omega BS\]

Câu 5: Một khung dây có N vòng dây, diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B. Cho khung dây quay quanh một trục với tần số góc là \[\omega \]. Trục quay vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. Ở thời điểm ban đầu, véc tơ cảm ứng từ hợp với véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây một góc \[\varphi \]. Biểu thức từ thông tức thời \[\Phi \] qua khung dây có dạng

A.\[\Phi =NBS\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\]

B. \[\Phi =BS\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\]

C.\[\Phi =\omega NBS\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\]

D.\[\Phi =\omega BS\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\]

Câu 6: Một khung dây có N vòng dây, diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm từ B. Cho khung dây quay quanh một trục với tần số góc là \[\omega \]. Trục quay vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. Ở thời điểm ban đầu, véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc \[\varphi \]. Biểu thức suất điện động tức thời e trong khung dây có dạng

A.\[e=NBS\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\]

B.\[e=BS\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\]

C.\[e=\omega NBS\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\]

D.\[e=\omega BS\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\]

Câu 7: Chọn phát biểu sai ?

A. Từ thông qua một mạch biến thiên trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng.

B. Suất điện động cảm ứng trong một mạch điện tỉ lệ thuận với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch đó.

C. Suất điện động cảm ứng trong một khung dây quay trong một từ trường đều có tần số bằng với số vòng quay trong 1 (s).

D. Suất điện động cảm ứng trong một khung dây quay trong một từ trường đều có biên độ tỉ lệ với chu kì quay của khung.

Câu 8: Một khung dây phẳng quay đều quanh một trục vuông góc với đường sức từ của một cảm ứng từ trường đều B. Suất điện động trong khung dây có tần số phụ thuộc vào

A. số vòng dây N của khung dây.  

B. tốc độ góc của khung dây.

C. diện tích của khung dây.  

D. độ lớn của cảm ứng từ B của từ trường.

Câu 9: Một khung dây quay đều quanh trục xx’ trong một từ trường đều có đường cảm ứng từ vuông góc với trục quay xx’. Muốn tăng biên độ suất điện động cảm ứng trong khung lên 4 lần thì chu kì quay của khung phải

A. tăng 4 lần.  

B. tăng 2 lần.  

C. giảm 4 lần.  

D. giảm 2 lần.

Câu 10: Một khung dây dẫn có diện tích \[S=50c{{m}^{2}}\] gồm 250 vòng dây quay đều với tốc độ 3000 vòng/phút trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung, và có độ lớn B = 0,02 (T). Từ thông cực đại gửi qua khung là

A. 0,025 Wb. 

B. 0,15 Wb. 

C. 1,5 Wb. 

D. 15 Wb.

Câu 11: Phần ứng của một máy phát điện xoay chiều có 200 vòng dây giống nhau. Từ thông qua một vòng dây có giá trị cực đại là 2 mWb và biến thiên điều hoà với tần số 50 Hz. Suất điện động của máy có giá trị hiệu dụng là

A. 88,86 V 

B. 88858 V 

C. 12566 V 

D. 125,66 V

Câu 12: Một khung dây dẹt hình chữ nhật gồm 200 vòng, có các cạnh 15cm và 20cm quay đều trong từ trường với vận tốc 1200 vòng/phút. Biết từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B vuông góc với trục quay và B = 0,05T. Giá trị hiệu dụng của suất điện động xoay chiều là:

A. 60,2V. 

B. 37,6V. 

C. 42,6V. 

D. 26,7V.

Câu 13: Một khung dây điện phẳng hình vuông cạnh 10 cm, gồm 10 vòng dây, có thể quay quanh một trục nằm ngang ở trong mặt phẳng khung, đi qua tâm O của khung và song song với cạnh của khung. Cảm ứng từ B tại nơi đặt khung B = 0,2 T và khung quay đều 3000 vòng/phút. Biết điện trở của khung là 1 Ω và của mạch ngoài là 4 Ω. Cường độ cực đại của dòng điện cảm ứng trong mạch là

A. 1,256 A. 

B. 0,628 A.  

C. 6,280 A.  

D. 1,570 A.

Câu 14: Khung  dây  kim  loại  phẳng  có  diện  tích \[S=40c{{m}^{2}}\] ,  có  N  =  1000  vòng  dây,  quay  `đều  với  tốc  độ 3000 vòng/phút quanh quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều B = 0,01 (T). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có trị hiệu dụng bằng

A. 6,28 V.  

B. 8,88 V.  

C. 12,56 V.  

D. 88,8 V.

Câu 15: Dòng điện xoay chiều là dòng điện

A. có chiều biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B. có cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian.

C. có chiều biến đổi theo thời gian. 

D. có chu kì thay đổi theo thời gian.

Câu 16: Chọn câu sai trong các phát biểu sau ?

A. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Khi đo cường độ dòng điện xoay chiều, người ta có thể dùng ampe kế nhiệt.

C. Số chỉ của ampe kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

D. Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng giá trị trung bình của dòng điện xoay chiều.

Câu 17: Dòng điện xoay chiều hình sin là

A. dòng điện có cường độ biến thiên tỉ lệ thuận với thời gian.

B. dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian.

D. dòng điện có cường độ và chiều thay đổi theo thời gian.

Câu 18: Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều

A. được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện

B. chỉ được đo bằng ampe kế nhiệt.

C. bằng giá trị trung bình chia cho 2.

D. bằng giá trị cực đại chia cho 2.

Câu 19:  Đối với dòng điện xoay chiều cách phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong công nghiệp, có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.

B. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kì bằng không.

C. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian bất kì đều bằng không.

D. Công suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng 2 lần công suất toả nhiệt trung bình.

Câu 20: Trong các câu sau, câu nào đúng ?

A. Dòng điện có cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian là dòng điện xoay chiều.

B. Dòng điện và điện áp ở hai đầu mạch xoay chiều luôn lệch pha nhau.

C. Không thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.

D. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng một nửa giá trị cực đại của nó.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

B

D

A

C

D

B

C

A

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

A

B

B

D

C

A

B

B

 

Bài viết gợi ý: