Câu 1: Cho cuộn cảm có độ tự cảm L mắc trong mạch điện xoay chiều với tần số góc là \[\omega \]. Cảm kháng \[{{Z}_{L}}\] của cuộn dây được tính bằng biểu thức
A.\[{{Z}_{L}}=L\omega \]
B.\[{{Z}_{L}}=\frac{1}{L\omega }\]
C.\[{{Z}_{L}}=\frac{1}{\sqrt{L\omega }}\]
D.\[{{Z}_{L}}=\frac{2}{\sqrt{L\omega }}\]
Câu 2: Cho tụ điện có điện dung C mắc trong mạch điện xoay chiều với tần số góc là \[\omega \] . Dung kháng \[{{Z}_{C}}\] của cuộn dây được tính bằng biểu thức
A.\[{{Z}_{C}}=C\omega \]
B.\[{{Z}_{C}}=\frac{1}{C\omega }\]
C.\[{{Z}_{C}}=\frac{1}{\sqrt{C\omega }}\]
D.\[{{Z}_{C}}=\frac{2}{\sqrt{C\omega }}\]
Câu 3: Đối với dòng điện xoay chiều, cảm kháng của cuộn cảm là đại lượng đặc trưng cho sự
A. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều
B. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở
C. ngăn cản hoàn toàn dòng điện
D. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
Câu 4: Đối với dòng điện xoay chiều, dung kháng của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho sự
A. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều
B. cản trở dòng điện, điện dung càng lớn càng bị cản trở nhiều
C. ngăn cản hoàn toàn dòng điện
D. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng về cuộn dây và tụ điện:
A. tụ điện cho dòng điện không đổi đi qua, cuộn dây không cho dòng điện không đổi đi qua
B. cuộn dây cho dòng điện không đổi đi qua, tụ điện không cho dòng điện không đổi đi qua
C. cuộn dây và tụ điện đều cho dòng điện không đổi đi qua
D. cuộn dây và tụ điện đều không cho dòng điện không đổi đi qua
Câu 6: Mạch điện chỉ chứa phần tử nào sau đây không cho dòng điện không đổi chạy qua?
A. cuộn dây thuần cảm B. điện trở thuần nối tiếp với tụ điện
C. cuộn dây không thuần cảm D. điện trở thuần nói tiếp với cuộn dây thuần
Câu 7:Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cường độ dòng điện trong mạch và điện áp ở hai đầu đoạn mạch luôn
A. ngược pha nhau.
B. lệch pha nhau π/3.
C. cùng pha nhau.
D. lệch pha nhau π/2.
Câu 8: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
A. sớm pha π /2 so với cường độ dòng điện.
B. trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện
C. trễ pha π /2 so với cường độ dòng điện
D. sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện
Câu 9: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
A. sớm pha π /2 so với cường độ dòng điện.
B. trễ pha hơn so với cường độ dòng điện
C. trễ pha π /2 so với cường độ dòng điện
D. sớm pha hơn so với cường độ dòng điện
Câu 10: Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, khi nói về giá trị tức thời của điện áp trên từng phần tử \[\left( {{u}_{R}};{{u}_{L}};{{u}_{C}} \right)\] thì phát biểu nào sau đây đúng?
A.\[{{u}_{C}}\] ngược pha với \[{{u}_{L}}\]
B.\[{{u}_{L}}\] trễ pha hơn \[{{u}_{R}}\] góc \[\frac{\pi }{2}\]
C. \[{{u}_{R}}\] trễ pha hơn \[{{u}_{C}}\] góc \[\frac{\pi }{2}\]
D. \[{{u}_{C}}\] trễ pha hơn \[{{u}_{L}}\] góc \[\frac{\pi }{2}\]
Câu 11: Cho đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Điện áp tức thời hai đầu cuộn dây và điện áp tức thời hai đầu tụ dao động
A. cùng pha
B. ngược pha
C. vuông pha
D. lệch pha 0,25 π
Câu 12:Cường độ dòng điện luôn luôn chậm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi
A. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần và cuộn dây mắc nối tiếp
B. đoạn mạch chỉ có cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp
C. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần và tụ điện mắc nối tiếp
D. đoạn mạch có cả cuộn dây, tụ điện, điện trở thuần mắc nối tiếp
Câu 13: Đặt điện áp xoay chiều \[u={{U}_{o}}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\] vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \[L=\frac{1}{2\pi }H\] . Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là \[100\sqrt{2}\] thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
A.\[i=2\sqrt{3}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{6} \right)(A)\]
B.\[i=2\sqrt{3}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)(A)\]
C.\[i=2\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)(A)\]
D.\[i=2\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{6} \right)(A)\]
Câu 14: Đặt điện áp \[u={{U}_{o}}\cos \omega t\] vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
A.\[i=\frac{{{U}_{o}}}{\omega L}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{2} \right)\]
B.\[i=\frac{{{U}_{o}}}{\omega L\sqrt{2}}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{2} \right)\]
C.\[i=\frac{{{U}_{o}}}{\omega L}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{2} \right)\]
D.\[i=\frac{{{U}_{o}}}{\omega L\sqrt{2}}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{2} \right)\]
Câu 15: Đặt điện áp \[u={{U}_{o}}\cos \omega t\] vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng
A.\[\frac{{{U}_{o}}}{\sqrt{2}\omega L}\]
B.\[\frac{{{U}_{o}}}{2\omega L}\]
C.\[\frac{{{U}_{o}}}{\omega L}\]
D.0
Câu 16: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều \[u={{U}_{o}}sin\omega t\] vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm L. Gọi U là hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch;\[i;{{I}_{o}};I\] lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong mạch. Hệ thức liên hệ nào sau đây không đúng?
A.\[\frac{U}{{{U}_{o}}}-\frac{I}{{{I}_{o}}}=0\]
B.\[\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}_{o}}-\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}_{o}}=0\]
C.\[\frac{{{u}^{2}}}{{{U}^{2}}}+\frac{{{i}^{2}}}{{{I}^{2}}}=2\]
D.\[\frac{U}{{{U}_{o}}}+\frac{I}{{{I}_{o}}}=\sqrt{2}\]
Câu 17: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
A. sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện.
B. sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện.
C. trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.
D. trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện.
Câu 18: Đặt điện áp \[u={{U}_{o}}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{4} \right)\] vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là \[i={{I}_{o}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{i}} \right)\]. Giá trị của \[{{\varphi }_{i}}\] bằng
A. - π/2.
B. - 3π /4.
C. π /2.
D. 3π /4.
Câu 19: Đặt vào hai đầu một tụ điện một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số f thay đổi. Khi f = 50Hz thì cường độ hiệu dụng qua tụ là 2,4A. Để cường độ hiệu dụng qua tụ bằng 3,6A thì tần số của dòng điện phải bằng:
A. 25 Hz B. 75 Hz C. 100 Hz D. 50 2Hz
Câu 20: Một cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần không đáng kể, mắc vào mạng điện xoay chiều tần số 60 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 12A. Nếu mắc cuộn dây trên vào mạng điện xoay chiều có tần số 1000 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
A. 0,72A. B. 200A. C. 1,4 A. D. 0,005A
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
D |
A |
B |
B |
C |
C |
D |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
A |
A |
C |
D |
B |
C |
D |
B |
A |