Lý thuyết Sinh12 - Loga.vn: Bài 18:

Chương IV : ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến bị tổ hợp


I. GIỚI THIỆU VỀ NGUỒN GEN TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO

        1. Nguồn gen tự nhiên: Là các dạng có trong tự nhiên về một giống vật nuôi hay cây trồng nào đó.

         2. Nguồn gen nhân tạo: Là kết quả lai giống của các cơ sở nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi tạo ra và được cất giữ bảo quản trong ngân hàng gen.

II. CHỌN GIỐNG TỪ NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

 1. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Hình 1. Sơ đồ lai minh họa quá trình chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.

 - Tạo các dòng thuần (tự thụ phấn hoặc giao phối gần).

 - Cho các dòng thuần này lai với nhau và chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.

 - Các cá thể có tổ hợp gen mong muốn được cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra giống thuần.

 - Ví dụ: hình 2 dưới đây dưới đây cho thấy các giống lúa lùn năng suất cao được tạo ra bằng cách lai các giống địa phương khác nhau. Giống Peta của Inđônêxia được lai với giống lúa lùn Dee – geo woo – gen của Đài Loan tạo ra giống lúa lùn IR8 vào năm 1966. IR8 lại được cải tiến bằng cách lai với các giống lúa khác nhau.


Hình 2. Một phần trong sơ đồ tạo giống lùn năng suất cao.

2. Tạo giống lai có ưu thế lai cao

 2.1 Khái niệm:

        Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ được gọi là con lai.

 - Ví dụ: Giống bò Hônseten Hà Lan với bò vàng Thanh Hóa sẽ tạo ra bò có nhiều sữa hơn và thích nghi với khí hậu, chăn nuôi ở Việt Nam.



Hình 3. Sơ đồ lai giữa giống bò Hônseten Hà Lan với bò vàng Thanh Hóa.

  2.2 Cơ sở di truyền của ưu thế lai

        - Giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận tạo con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với bố, mẹ. 

  - Ví dụ: Lai một dòng thuần mang hai gen trội lai với một dòng thuần mang một gen trội được con lai F1 mang 3 gen trội:


 

Hình 4. Sơ đồ ưu thế lai qua các thế hệ.

 2.3 Phương pháp tạo ưu thế lai

        Muốn tạo ưu thế lai trước tiên phải tạo các dòng thuần, sau đó cho lai giữa các dòng thuần (ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1). ® Không dùng con lai F1 làm giống mà dùng vào mục đích kinh tế (thương phẩm).

          - Lai khác dòng đơn.

          - Lai khác dong kép.

          - Lai thuận và lai nghịch.

     ® Ưu thế lai có phụ thuộc vào đặc tính tế bào chất. Vì vậy, các phép lai thuận và lai nghịch cho hiệu quả ưu thế lai khác nhau. Do đó người ta tiến hành lai thuận nghịch giữa các dòng để tìm ra tổ hợp có giá trị kinh tế nhất.

Bài tập lý thuyết

Câu 1: Trong quy trình tạo giống ưu thế lai, người ta thường nghiên cứu nhiều tổ hợp lai từ các dòng thuần khác nhau đặc biệt là có tính đến các kết quả của phép lai thuận nghịch, phép lai thuận nghịch cần phải được quan tâm nhằm:

A. Xác định vai trò của các gen liên kết giới tính trong việc hình thành ưu thế lai.

B. Phát hiện các gen biểu hiện chịu ảnh hưởng hay phụ thuộc giới tính.

C. Đánh giá vai trò của tế bào chẩt lên sự biểu hiện cùa tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

D. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để dò tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

Câu 2: Người ta có thể tạo ra giống cây khác loài bằng phương pháp: 
(1) Lai tế bào xôma.  
(2) Lai khác dòng, khác thứ. 
(3) Lai xa kèm đa bội hóa. 
(4) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn thành cây đơn bội. 
Phương án đúng là:

A. (1) và (3).

B. (1) và (4).

C. (2) và (4).

D. (3) và (4). 

Câu 3: Nội dung chủ yếu của giả thuyết siêu trội nhằm giải thích cho hiện tượng ưu thế lai là: 

A. Do sự tương tác giữa hai alen khác nhau về chức phận của cùng một locus. 

B. Do sự tương tác của 2 hay nhiều gen không alen. 

C. Do sự tương tác cộng gộp của 2 gen alen.

D. Do gen trội không hoàn toàn át gen lặn cùng locut.

Câu 4: Cho các phương pháp sau: 
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. 
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài. 
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội. 
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là: 

A. (1), (2).

B. (1), (3).

C. (1), (4).

D. (2), (3).

Câu 5: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp tạo giống mới mang nguồn gen của một loài sinh vật:
(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
(2) Nuôi cấy hạt phấn.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo giống cây khác loài.
(4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.
(5) Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

A. 1.           B. 2.           C. 3.           D. 4.

Câu 6: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần nhằm mục đích:

A. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

B. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

C. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.

D. Xác định mối tương tác giữa các gen thuộc hệ gen nhân với các gen thuộc hệ gen tế bào chất.

Câu 7: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như:
(1) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
(2) Tạo dòng thuần chủng có các kiểu gen khác nhau.
(3) Lai các dòng thuần chủng với nhau.
(4) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện quy trình:

A. (4) → (1) → (2) → (3).

B. (1) → (2)→(3) → (4).

C. (2) → (3) → (1) → (4).

D. (2) → (3) → (4) → (1).

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?

A. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời Fvà sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo.

B. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.

C. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.

D. Các con lai ở Fcó ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chũng có kiểu hình giống nhau.

Câu 9: Biến dị di truyền trong chọn giống là:

A. Biến dị tổ hợp.

B. Biến dị đột biến.

C. ADN tái tổ hợp.

D. Cả A, B và C.

Câu 10: Trong chọn giống cây trồng, người ta có thể tiến hành lai xa giữa loài cây hoang dại và loài cây trồng để:

A. Giúp thế hệ lai tạo ra có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

B. Góp phần giải quyết và hạn chế được tính khó lai khi lai xa.

C. Tổ hợp được các gen quy định năng suất cao của 2 loài vào thế hệ lai.

D. Đưa gen quy định khả năng chống chịu cao với môi trường của loài hoang dại vào cây lai.

Câu 11: Trong chọn giống, để tạo được giống có ưu thế lai cao, người ta làm theo quy trình:
       (1) Cho lai giữa các dòng thuần chủng với nhau (lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép; lai thuận nghịch; lai xa...).
       (2) Chọn tổ hợp lai có ưu thế lai cao.
       (3) Tạo dòng thuần chủng bằng cách cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều đời.

A. (1), (2), (3).

B. (2), (1), (3).

C. (3), (2), (1).

D. (3), (1), (2).

Câu 12: Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để:

A. Thay đổi mức phản ứng của giống gốc.

B. Cải tiến giống có năng suất thấp.

C. Kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm.

D. Củng cố đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng.

Câu 13: Phép lai nào sau đây là phép lai kinh tế:

A. Bò vàng Thanh Hóa giao phối với nhau.

B. Bò vàng Thanh Hóa giao phối với bò Hônsten Hà Lan.

C. Lợn ỉ Móng Cái giao phối với nhau.

D. Bò Hônsten Hà Lan giao phối với nhau.

Câu 14: Trong chọn giống vật nuôi, để củng cố đặc tính mong muốn nào đó, người ta dùng phương pháp:

A. Lai khác thứ.

B. Giao phối cận huyết.

C. Lai khác dòng.

D. Lai khác loài.

Câu 15: Trong trường hợp gen có lợi là trội hoàn toàn, theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho Fcó ưu thế lai cao nhất?

A. AAbbDD × AABBDD.

B. aaBBdd × aabbdd.  

C. AAbbDD × aaBBdd.

D. aabbDD × AabbDD.

Câu 16: Trong các phương pháp sau đây, có mấy phương pháp tạo nguồn biến dị di truyền cho chọn giống?

(1) Gây đột biến.                         (5) Nuôi cấy mô tế bào thực vật.

(2) Lai hữu tính.                          (6) Cấy truyền phôi.

(3) Tạo ADN tái tổ hợp.                (7) Nhân bản vô tính động vật.

(4) Lai tế bào sinh dưỡng.

A. 3.           B. 4.           C. 5.           D. 7.

Câu 17: Từ nguyên nhân chính nào mà các giống cây như lúa lai, ngô lai thì các nhà khoa học lại khuyến khích nông dân nên mua giống mới để sản xuất hàng năm mà không nên tự để giống? 

A. Trong quần thể ở các thế hệ sau tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn quy định các đặc tính xấu, bệnh di truyền ở giống tăng làm giảm năng suất chất lượng của giống.

B. Do giống để giống bằng phương pháp thông thường  nên sức nảy mầm giảm.

C. Do giống có thể bị nhiễm sâu bệnh trên đồng ruộng vào giống từ các vụ trước.

D. Do giống căng quá nhiều thế hệ gen bị rối loạn hoạt động.

Câu 18: Xét các phát biểu sau đây:
(1) Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó được duy trì ổn định ở các đời tiếp theo.
(2) Khi lai khác dòng hoặc lai khác loài, con lai luôn có biểu hiện ưu thế lai.
(3) Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
(4) Ở các dòng thuần chủng, quá trình tự thụ phấn không gây thoái hóa giống.
(5) Ở các giống động vật, quá trình giao phối cận huyết luôn gây thoái hóa giống.
Trong các phát biểu nói trên có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2.           B. 3.           C. 4.           D. 5.

Câu 19: Cho các phát biểu sau đây:

    (1) Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở cơ thể mang nhiều cặp gen đồng hợp trội nhất.

    (2) Lai thuận nghịch có thể làm thay đổi ưu thế lai ở đời con.

    (3) Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có ưu thế lai cao.

    (4) Người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì chúng đồng nhất về kiểu hình.

    (5) Phương pháp sinh sản sinh dưỡng là phương pháp phổ biến nhất duy trì ưu thế lai ở thực vật.

    (6) Phương pháp sử dụng hai dòng thuần chủng mang các cặp gen tương phản để tạo con lai có ưu thế lai được gọi là lai khác dòng kép.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về ưu thế lai?

A. 1.           B. 2.           C. 3.           D. 4.

Câu 20: Các phát biểu đúng về dòng thuần chủng: 
(1) Có kiểu gen chứa các alen thuộc cùng một gen. 
(2) Có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ và giao phối cận huyết. 
(3) Trong trường hợp quần thể có n gen, mỗi gen gồm hai alen khác nhau nằm trên một nhiễm sắc thể phân li độc lập thì số dòng thuần có thể có trong quần thể  là 2n
(4) Được tạo ra nhanh nhất bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn. 
(5) Cùng một dòng thuần sẽ biểu hiện thành các kiểu hình giống nhau trong các môi trường khác nhau.

A. 4.           B. 3.           C. 2.           D. 1.

Đáp án: 1-C, 2-A, 3-A, 4-C, 5-C, 6-B, 7-C, 8-C, 9-D, 10-D, 11-D, 12-D, 13-B, 14-B, 15-C, 16-B, 17-A, 18-A, 19-C, 20-B.

Bài viết gợi ý: