Lý thuyết Sinh12 - Loga.vn: Bài 12:

DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

I. NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH

1. Khái niệm:

Là nhiễm sắc thể chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng thường liên kết với giới tính.


Hình 1. Cặp NST giới tính XY ở người và cặp NST XX, XY ở ruồi giấm.

Ví dụ:

♂ Đực

Cái

Đại diện

XY

XX

Người, động vật có vú, ruồi giấm.

XX

XY

Chim, gà, vịt, bướm, lưỡng cư, bò sát,…

XO

XX

Châu chấu, rệp, bọ xít, ong.

XX

XO

Bọ gậy.

 

2 Đặc điểm:

Cặp NST giới tính tương đồng (XX) hoặc có thể có đoạn tương đồng, có đoạn không tương đồng (XY).

II. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

1. Khái niệm:

          Là hiện tượng di truyền các tính trạng gắn liền với giới tính (gen xác định chúng nằm trên NST giới tính).

1.1 Gen trên NST X

- Thí nghiệm ở ruồi giấm:


Hình 2. Sơ đồ phép lai thuận nghịch ở ruồi giấm.

* Nhận xét:

- Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau.

- Có hiện tượng di truyền chéo.

- Tỉ lệ phân li kiểu hình không đồng đều ở hai giới.

® Sơ đồ lai:

- Qui ước:  XW Mắt đỏ.

                   Xw Mắt trắng.

Lai thuận

P: ♀ XW XW x  ♂ XwY

          Đỏ            Trắng

Gp: 1 XW            1 Xw : 1 Y

F1: 1 XWXw : 1 XWY

F1 X F1: XWXw x XWY

Gp: : 1 XW : 1 Xw     1 XW : 1 Y

F2: 1 XWXW : 1 XWXw

         1 XWY    : 1 XwY

Ruồi mắt trắng toàn ruồi đực.

Lai nghịch

P: ♀ Xw Xw x  ♂ XWY

          Trắng         Đỏ

Gp: 1 Xw            1 XW : 1 Y

F1: 1 XWXw : 1 XwY

F1 x F1: XWXw : XwY

Gp: 1 XW : 1 Xw     1 Xw : 1 Y

F2: 1 XWXw : 1 XwXw

         1 XWY    : 1 XwY

 

 

* Mở rộng: Ở người, gen Đột Biến lặn gây bệnh mù màu, máu khó đông nằm trên X không có alen tương ứng trên Y.

1.2 Gen trên NST Y

- Các gen trên Y không có alen trên X sẽ di truyền 100% số cá thể có KG XY.

- Di truyền thẳng.

* Ví dụ: Tật dính ngón tay số 2 – 3, túm lông trên vành tai người do gen trên Y qui định nên chỉ có nam mới bị.

2. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính:

          - Đối với nông nghiệp: Người ta dựa vào các tính trạng liên kết giới tính để sớm phân biệt đực cái và điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.

Ví dụ:- Ở tằm dựa vào di truyền liên kết giới tính người ta sẽ biết được tỉ lệ  và từ đó điều chỉnh để được nhiều tằm đực để tăng sản xuất tơ.

- Ở gà dựa vào mục đích kinh tế mà người ta sẽ ứng dụng các biện pháp tối ưu dựa trên di truyền liên kết giới tính để phân biệt và điều chỉnh tỉ lệ đực cái, Nếu muốn lấy trứng bán người ta sẽ sàn lọc và điều chỉnh tỉ lệ để được nhiều gà mái hơn.

          - Đối với y học: Nhờ nắm được cơ chế xác định giới tính ở người và các yếu tố ảnh hưởng giúp hiểu được nguyên nhân và đề xuất phương pháp phát hiện một số bệnh di truyền liên quan đến số lượng NST giới tính nhứ bệnh Tớcnơ (45, XO), bệnh Claiphentơ (47, XXY).

III. DI TRUYỀN THEO DÒNG MẸ

1. Ví dụ: Ở cây đại mạch


Lai thuận

P: ♀ Xanh lục x ♂ Lục nhạt

F1: 100% Xanh lục.

Lai nghịch

P: ♀ Lục nhạt x ♂ Xanh lục

F1: 100% Lục nhạt.


2. Nhận xét:

          - Lai thuận, lai nghịch cho kết quả khác nhau.

          - Kiểu hình con lai luôn giống mẹ.

          - Tỉ lệ phân ly KH đồng đều ở hai giới.

3. Giải thích:

          Tế bào con lai mang tế bào chất chủ yếu của mẹ.

® Di truyền Tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.

 A. Mức độ hiểu

Câu 1: Ở người, có thể dễ dàng nhận biết một tính trạng do gen lặn nằm trên NST chi phối so với các tính trạng khác là do:

A. Nhiều gen trên NST X không có alen tương ứng trên Y.

B. Các gen lặn trên X dễ bị đột biến thành các gen trội.

C. Nhiều gen trên NST X không có alen tương ứng trên Y.

D. Tính trạng biểu biểu hiện ở giới nữ.

Câu 2: Người đầu tiên phát hiện ra quy luật di truyền liên kết với giới tính trên ruồi giấm là:

A. Đacuyn.          B. Moocgan.                 C. Coren.            D. Menđen.

Câu 3: Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen:

A. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.

B. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.

C. Nằm ngoài nhiễm sắc thể.

D. Nằm trên nhiễm sắc thể thường.

Câu 4: Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, tính trạng không phân đều ở hai giới, tính trạng lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY) thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể Y vùng không tương đồng. 

B. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X vùng không tương đồng.

C. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. 

D. Gen qui định tính trạng nằm trong ti thể của tế bào chất. 

Câu 5: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số:

A. tính trạng của loài.

B. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài.

C. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài.

D. giao tử của loài.

Câu 6: Nhiễm sắc thể giới tính là loại NST:

A. Không mang gen

B. Chỉ mang gen quy định giới tính

C. Luôn tồn tại thành cặp trong tế bào của cơ thể đa bào

D. Mang gen quy định giới tính và có thể mang cả gen quy định tính trạng thường.

Câu 7: Sơ đồ P: ♀ XX × ♂ XY → F1: ♀ XX × ♂ XY minh họa cho cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST của loài nào dưới đây:

A. Gà .         B. Ruồi giấm.                C. Châu chấu.              D. Ong.

Câu 8: Khi nói về gen trên cặp nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa gen qui định giới tính, không có gen qui định các tính trạng thường.

B. Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính X mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

C. Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính Y mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính X.

D. Có những gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và có cả alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

Câu 9: Nhiễm sắc thể giới tính không có đặc điểm nào sau đây:

A. Có gen quy định tính trạng thuộc giới tính.

B. Có gen quy định tính trạng không thuộc giới tính.

C. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.

D. Có đoạn tương đồng và đoạn không tương đồng.

Câu 10: Các bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền theo quy luật nào?

A. Di truyền ngoài nhân.

B. Tương tác gen.

C. Theo dòng mẹ.

D. Liên kết với giới tính.

Đáp án: 1-A, 2-B, 3-A, 4-B, 5-B, 6-D, 7-B, 8-A, 9-C, 10-D.

 B. Mức độ vận dụng:

Câu 1: Ở người, mù màu do một gen lặn nằm trên X không có alen tương ứng trên Y chi phối. Ở một gia đình, hai vợ chồng bình thường, bố mẹ vợ cũng bình thường nhưng bà mẹ vợ có hiện tượng dị hợp về locus chi phối bệnh mù màu. Xác suất cặp vợ chồng nói trên sinh ra con đầu lòng là con trai và không bị mù màu với xác suất là:

A. 100%.             B. 50%.               C. 37,5%.            D. 25%.

Hướng dẫn giải:

* Ta có:

Người vợ có xác suất KG: $\frac{1}{2}$ XMXM : $\frac{1}{2}$ XMXm

Người chồng có KG: XMY

® Xác suất sinh con đầu lòng là con trai và không bị bệnh là: $\frac{1}{2}$ x $\frac{1}{2}$ + $\frac{1}{2}$ x $\frac{1}{2}$ x $\frac{1}{2}$= 37,5%

Câu 2: Cho gà trống chân ngắn, lông vàng lai với gà mái chân ngắn, lông đốm thu được F1 có số lượng sau: 
Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm; 30 con chân dài, lông đốm. 
Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng; 29 con chân dài, lông vàng. 
Biết một gen quy định một tính trạng, alen A quy định chân ngắn, a quy định chân dài, lông đốm do alen B quy định, lông vàng được quy định bởi alen b. Kiểu gen của phép lai có kết quả trên là:

A. ♂ AaXb× ♀ AaXBX.

B. ♀ AaXB× ♂ AaXbXb.

C. ♀ AaXbY × ♂ AaXBX.

D. ♂ AaXB× ♀ AaXbXb.

Hướng dẫn giải:

* Ta có:

- Xét tính trạng chiều cao chân: Ở đây ta thấy được tỉ lệ phân li KH

P: ♂ Chân ngắn x ♀ Chân ngắn

F1:    (Trống) 2 Chân ngắn : 1 Chân dài.

          (Mái) 2 Chân ngắn : 1 Chân dài.

® Ta suy ra được, Tính trạng màu lông nằm trên NST thường, chân ngắn sinh con chân dài => Chân ngắn dị hợp. Ta xác định được do một gen qui định một tính trạng.

P: Aa x Aa

F1: 2 A- : 1 aa

® KG  AA gây chết.

- Ta tiếp tục xét tính trạng màu lông.

P: ♂ Lông vàng x ♀ Lông đốm

F1: (Trống) 100% Đốm.

      (Mái) 100% Vàng.

® Gen qui định tính trạng màu lông nằm trên NST X

® F1: XbY : XBX-

=> P có KG: XBY x XbXb

® Vậy KG của (P) cần tìm là: ♀ AaXB× ♂ AaXbXb.

Câu 3: Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng mắt trắng. Các gen này nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây cho đời con (F1) phân li kiểu hình theo tỉ lệ  1 : 1 : 1 : 1?

A. XA×× XAXa.

B. Xa×× XAXA.

C. XA×× XaXa.

D. Xa×× XAXa

Hướng dẫn giải:

* Ta có:

(A) Cho đời con phân li KH là 2 : 1 : 1.

(B) Cho đời con phân li KH là 1 : 1.

(C) Cho đời con phân li KH là 1 : 1.

(D) Cho đời con phân li KH là 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 4: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền một bệnh ở một dòng họ:


Biết rằng alen a gây bệnh là lặn so với alen A không gây bệnh và không có đột biến xảy ra ở các cá thể trong phả hệ. Kiểu gen của những người: I1, II4, II5 và III1 lần lượt là:

A. XAXA, XAXa, XaXa và XAXa.

B. Aa, aa, Aa và Aa.

C. XAXA, XAXa, XaXa và XAXA.

D. aa, Aa, aa và Aa.

Hướng dẫn giải:

® Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy: Khả năng gen trên X hay trên NST thường đều phù hợp.

* Ta sẽ xét 2 trường hợp sau:

®  Gen nằm trên NST:


® Gen trên X:


® Ta dựa vào sơ đồ trên đối chiếu các tổ hợp gen tìm với đáp án thì chỉ đáp án B là phù hợp.

Câu 5: Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt do một gen có 2 alen quy định. Cho lai giữa một cá thể đực (XY) với một cá thể cái (XX) đều có kiểu hình mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ 75% mắt đỏ : 25% mắt trắng, trong đó tất cả các cá thể mắt trắng đều là con cái. Chọn ngẫu nhiên một cặp đực, cái ở F1 đều có kiểu hình mắt đỏ cho giao phối với nhau được F2. Tiếp tục chọn ngẫu nhiên 2 cá thể F2. Xác suất để cả hai cá thể được chọn đều có kiểu hình mắt đỏ là bao nhiêu? 

A. 75,0125%.

B. 76,5625%.

C. 78,1250%.

D. 1,5625%.

Hướng dẫn giải:

- Nhìn vào đề bài ta có thể thấy như sau:

- Biểu hiện KH khác nhau ở 2 giới: ® Gen trên NST giới tính X.

F1: 3 Đỏ : 1 Trắng (con trắng: XaXa)

® P: XaY x XaXa

® F1: 1 XAY : 1 XaY : 1 XAXa : 1 XaXa

(XAY or XaY) x XAXa ® F2:

Xác suất một cá thể mắt đỏ = 1 – Xác suất một cá thể mắt trắng.

® F2  có thể mắt trắng khi XaY x XaXa ® từ đây ta có thể suy ra số cá thể mắt trắng là 0,25 XaXa.

® Xác xuất 1 cá thể mắt trắng: 0,5 x 0,25 = 0,125. Từ day ta suy ra: Xác suất 1 cá thể mắt đỏ:

          1 – 0,125= 0,875%.

 ® Xác xuất 2 cá thể mắt đỏ từ F2: 76,5625%.

Câu 6: Ở một loài động vật, lai con cái lông đen với con đực lông trắng, thu được F1 có 100% con lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau F2 thu được 9 lông đen: 7 lông trắng. Trong đó lông trắng mang toàn gen lặn chỉ có ở con đực. Cho các con lông đen ở F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ lông đen thu được ở F3 là bao nhiêu? Biết giảm phân thụ tinh xảy ra bình thường và không có đột biến.

A. $\frac{9}{16}$           B. $\frac{7}{9}$           C. $\frac{3}{16}$          D. $\frac{1}{32}$

Hướng dẫn giải:

* Ta có thể giải nhanh như sau:

- Dùng phép lai: Mẹ x Bố

® ($\frac{2}{3}$ A : $\frac{1}{3}$ a)2 x ($\frac{3}{4}$ Xa : $\frac{1}{4}$ Xb)( $\frac{1}{2}$ Xa : $\frac{1}{2}$ Y)

Từ đó ta tìm được:

- A-: $\frac{8}{9}$

- B-: $\frac{3}{4}$ + $\frac{1}{4}$ x $\frac{1}{2}$ = $\frac{7}{8}$

® Từ đây ta suy ra: Đen (A-B-) = $\frac{7}{9}$

Câu 7: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với a thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với b cánh cụt, gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với d mắt trắng? phép lai giữa ruồi giấm $\frac{AB}{ab}$ XDXd với ruồi giấm $\frac{AB}{ab}$ XDY cho F1có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỷ lệ 5%. Tần số hoán vị gen là:

A. 40%                B. 35%                C. 30%                D. 20%

Hướng dẫn giải:

* Ta có:

® Xét cặp NST giới tính:

P: XDXx XDY

F1: 1 XDXD : 1 XDXd : 1 XDY : 1 XdY

Ruồi mắt trắng chiếm $\frac{1}{4}$

® Thân đen, cánh cụt, mắt trắng F1 có kiểu gen $\frac{ab}{ab}$ XdY = 5%

(ab x ab) x $\frac{1}{4}$ = 5%

 ab x ab = 0.2

0.5 x ab = 0.2 ab = 0.4 = 40% > 25%

Tần số hoán vị gen = 100% - 2 x 40% = 20%.

Câu 8: Ở một loài động vật, xét 1 gen có 2 alen nằm ở vùng không tương đồng của NST giới tính X, alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai con đực vảy đỏ thuần chủng (P) thu được F1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ : 1 con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dựa vào kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng?

A. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%.

B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1

C. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%.

D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%.

Hướng dẫn giải:

* Ta có:

Ptc: ♀ Vảy Trắng x  ♂ Vảy Đỏ

F1: 100% Vảy đỏ.

® F2: 3 Vảy đỏ : 1 Vảy trắng (toàn ♀).

- ♀tc vảy trắng: XaY.

- ♂tc vảy đỏ: XAXA.

=> Ta có sơ đồ lai:

P: ♀tc XaY x ♂tc XAXA

® F1: XAY : XAXa

® F2: XAXA : XAXa : XAY : XaY => Tỉ lệ KG: 1 : 1 : 1 : 1

® Nếu F2 giao phối ngẫu nhiên:

® ♂ XA- = $\frac{3}{4}$ : Xa = $\frac{1}{4}$

® ♀ XA- = $\frac{1}{2}$ : Xa = $\frac{1}{2}$ : Y = 1

=> Thành phần KG ở giới cái trong QT là:

® ♂ ($\frac{3}{4}$ XA : $\frac{1}{4}$ Xa) x ♀ (Y = 1) $\frac{3}{4}$ XAY : $\frac{1}{4}$ XaY

=> Thành phần KG ở giới đực trong QT là:

® ♂ ($\frac{3}{4}$ XA : $\frac{1}{4}$ Xa) x ♀ ($\frac{1}{2}$ XA : $\frac{1}{2}$ Xa)

=> $\frac{3}{8}$ XAXA : $\frac{4}{8}$ XAXa : $\frac{1}{8}$ XaXa

® Tỉ lệ các con cái vảy trắng trong QT là: $\frac{1}{4}$ : 2 = 12,5%.

® Tỉ lệ các con cái vảy đỏ trong QT là: $\frac{3}{4}$ : 2 = 37,5%.

® Tỉ lệ các con đực vảy đỏ trong QT là: ($\frac{3}{8}$ + $\frac{4}{8}$) : 2 = 43,75%.

Câu 9: Ở một loài động vật khi cho các con đực (XY) có kiểu hình mắt trắng giao phối với những con cái mắt đỏ  được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 18,75% con đực mắt đỏ; 25% con đực mắt vàng : 6,25% con đực mắt trắng : 37,5% con cái mắt đỏ : 12,5% con cái mắt vàng. Nếu cho các con cái và đực mắt vàng ở F2 giao phối với nhau thì theo lý thuyết tỉ lệ con đực mắt đỏ thu được ở đời con là bao nhiêu?

A. $\frac{3}{16}$                   B. $\frac{1}{6}$             C. $\frac{3}{8}$            D. $\frac{7}{9}$

Hướng dẫn giải:

- Nhìn vào đề bài ta thấy:

® Xét chung cả hai giới, ta có: Đỏ : Vàng : Trắng = 9 : 6 : 1

® A-B- Đỏ. A-bb và aaB- Vàng, aabb Trắng.

- Qua đó ta thấy: Tính trạng phân bố không đều ở hai giới => Có một gen liên kết với NST giới tính.

® Ta đặt giả sử: B liên kết X, thì ta có như sau:

- Có đực mắt trắng ® Có aa XbY, do đó cái F1 mắt đỏ có KG XBXb.

- Cái F1 mắt đỏ lại nhận 1 a từ đực (P) mắt trắng ® KG cái F2 là Aa XBXb.

- Đực F1 mắt đỏ có KG Aa XBY

- Cái mắt vàng: $\frac{1}{2}$ aaXB- x $\frac{1}{2}$ aaXBXb

® Tỉ lệ giao tử: 3 aXB- : 1 aXb.

- Đực mắt vàng: 1 aaXBY : 1 AAXbY : 2 AaXbY.

® Tỉ lệ giao tử: $\frac{1}{4}$ Ay : $\frac{1}{4}$ AY.

® Tỉ lệ đực mắt đỏ ở đời con là: $\frac{3}{4}$ AxB- x $\frac{1}{4}$ AY = $\frac{3}{16}$.

Câu 10: Ở ruồi giấm; tính trạng màu bụng do hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định. Cho con cái bụng đen thuần chủng lai với con đực bụng trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn bụng đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực bụng trắng : 1 con cái bụng đen : 1 con cái bụng trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, trong số con bụng trắng ở F số con đực chiếm tỉ lệ:

A. $\frac{5}{7}$.

B. $\frac{3}{5}$.

C. $\frac{1}{3}$.

D. $\frac{2}{3}$.

Hướng dẫn giải:

* Ta có:

P: Cái Đen x Đực Trắng

F1: 100% Đen.

® Đực F1 x Cái đồng hợp lặn

Fa: 2 Đực trắng : 1 Cái đen : 1 Cái trắng

* Do Fa có tỉ lệ KH hai giới khác nhau. Từ đây ta suy ra: Có gen nằm trên NST giới tính.

* Do Fa có 4 tổ hợp lai.

® Ruồi đực F1 phải có 4 tổ hợp giao tử.

® Ruồi đực F1 AaXBY.

- Fa: AaXbY : aaXbY : AaXBXb : aaXbXb.

* Từ đây ta qui ước KG như sau: A-B- Đen, A-bb, aaB- và aabb Trắng.

® F1: AaXBY X AaXBXb.

=> Tỉ lệ bụng đen F2: $\frac{3}{4}$ x $\frac{3}{4}$ = 56,25%.

=> Tỉ lệ bụng trắng F2 sẽ bằng: 43,75%.

® Tỉ lệ con đực bụng đen F2: $\frac{3}{4}$ X $\frac{1}{4}$ = 18,75%.

® Tỉ lệ con đực bụng trắng sẽ bằng: 31,25%.

® Vậy trong tổng số các con bụng trắng, số con đực là $\frac{0,3125}{0,4375}$ = $\frac{5}{7}$.

 C. Bài tập tự luyện:

Câu 1: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn, không có đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất?

A. AaBbDd×AaBbDd

B. $\frac{AB}{ab}$ $\frac{DE}{dE}$ $\frac{AB}{ab}$  $\frac{DE}{dE}$

C. $\frac{Ab}{aB}$ Dd x $\frac{AB}{ab}$ dd

D. $\frac{Ab}{aB}$ XDXd x $\frac{AB}{ab}$ XDY

Câu 2: Ở một loài động vật, khi cho cá thể cái (XX) mắt trắng giao phối với cá thể đực (XY) mắt đỏ, thế hệ F1toàn mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên, thế hệ Fthu được tỉ lệ phân li kiểu hình như sau:

- Giới cái: 3 mắt đỏ: 5 mắt trắng.

- Giới đực: 6 mắt đỏ: 2 mắt trắng.

Nếu đem con đực F1 lai phân tích, thì ở thế hệ con tỉ lệ con cái mắt đỏ sẽ là:

A. 75%                B. 50%                C. 25%                D. 0%

Câu 3: Ở Mèo, gen quy định màu sắc lông nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, alen A quy định lông hung trội hoàn toàn so với alen a lông đen; kiểu gen dị hợp cho kiểu hình mèo tam thể. Biết không xảy ra đột biến. Số phương án đúng về sự di truyền màu lông tam thể ở mèo?

(1) Cả 3 loại kiểu hình xuất hiện ở hai giới với tỉ lệ giống nhau

(2) Cả 3 loại kiểu hình xuất hiện ở hai giới với tỉ lệ khác nhau

(3) Ở mèo đực chỉ xuất hiện 2 loại kiểu hình, mèo tam thể chỉ có ở mèo cái.

(4) Xác suất xuất hiện kiểu hình lông hung của mèo đực luôn cao hơn mèo cái

A. 4            B. 3            C. 2            D. 1

Câu 4: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbXDeXdEAaBbXeDXEd đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử abXdeabXedđược tạo ra từ cơ thể này là:

A. 10%                B. 7,5%               C. 5%                  D. 2,5%

Câu 5: Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt do một gen quy định. Khi cho con đực mắt đỏ giao phối với con cái mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ 75%  mắt đỏ : 25% mắt trắng, trong đó tất cả các cá thể mắt trắng đều là cái. Nếu cho các cá thể mắt đỏ F1 giao phối tự do với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?

A. 4♀ mắt đỏ : 3♂ mắt đỏ : 1♂ mắt trắng.

B. 2♀ mắt đỏ : 1♂ mắt đỏ : 1♂ mắt trắng.

C. 4♂ mắt đỏ : 3♀ mắt đỏ : 1♀ mắt trắng.

D. 2♂ mắt đỏ : 1♀ mắt đỏ : 1♀ mắt trắng.

Câu 6: Ở một loài động vật, cho con đực (XY) lông xám lai phân tích, đời con có tỉ lệ 50% con đực lông đen, 25% con cái lông xám, 25% con cái lông đen. Tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật:

A. Trội hoàn toàn và liên kết với giới tính.

B. Trội hoàn toàn và di truyền theo dòng mẹ.

C. Tương tác át chế và liên kết giới tính.

D. Tương tác bổ sung và liên kết giới tính.

Câu 7: Lai ruồi giấm thuần chủng: cái mắt đỏ, cánh bình thường x đực màu trắng, cánh xẻ → F1 100% mắt đỏ, cánh bình thường. Cho F1 ×× F1 → F2: Ruồi đực F2 : 135 măt đỏ, cánh bình thường : 135 mắt trắng, cánh xẻ : 15 mắt đỏ, cánh xẻ : 16 mắt trắng, cánh bình thường. Ruồi cái F2: 300 mắt đỏ, cánh bình thường. Xác định phép lai ở F1 và tần số hoán vị gen là:

A. XBAXba ×× XBAY; f = 10%.

B. XBAXba ×× XbaY; f = 20%.

C. XbAXBa ×× XBAY; f = 10%.

D. XBAXba ×× XbaY; f = 20%.

Câu 8: Ở cừu, gen A nằm trên NST thường có 2 alen trội lặn hoàn toàn. Trong đó, gen A quy định tính trạng có sừng, gen a quy định tính trạng không có sừng; kiểu gen Aa biểu hiện ở con đực có sừng, còn ở con cái là không có sừng, trong một phép lai P: ♀cừu có sừng x ♂ cừu không có sừng thu được F1 .Cho các con cái F1 giao phối ngẫu nhiên với cừu đực không sừng được F2. Trong số cừu không sừng ở F2, bắt ngẫu nhiên 2 con. Xác suất để bắt được 2 con cừu cái không sừng thuần chủng là:

A. $\frac{1}{3}$.

B. $\frac{1}{4}$.

C. $\frac{1}{9}$.

D. $\frac{2}{3}$.

Câu 9: Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi giấm mắt trắng, cánh xẻ thu được F1100% mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, ở Fthu được 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên, 62 ruồi mắt trắng, cánh xẻ, 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ và 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và một số ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết ở giai đoạn phôi. Tính theo lí thuyết, số lượng ruồi giấm mắt trắng cánh xẻ bị chết ở giai đoạn phôi là:

A. 15          B. 0            D. 38          D. 20

Câu 10: Ở ruồi giấm alen A qui định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen a qui định mắt trắng. Cho các cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau). Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai là:

A. 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng.

B. 62,5% mắt đỏ: 37,5% mắt trắng.

C. 50% mắt đỏ: 50% mắt trắng.

D. 56,25% mắt đỏ: 43,75% mắt trắng.

Đáp án: 1-D, 2-D, 3-C, 4-D, 5-C, 6-D, 7-A, 8-A, 9-D, 10-B.

Bài viết gợi ý: