CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN : QUY LUẬT PHÂN LI
I :
LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
A ) ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN:
1 ) ĐỐI TƯỢNG : Đậu Hà lan
* Menđen chọn đối tượng là đậu Hà lan để nghiên cứu vì :
- Có chu kì sống ngắn.
- Có khả năng cho số lượng đời con nhiều
- Có các cặp tính trạng tương phản dễ quan sát.
- Đăc biệt : đậu Hà lan sinh sản bằng phương pháp tự thụ phấn nghiêm ngặt.
2) Phương pháp phân tích thế hệ lai gồm các bước :
- BƯỚC 1: Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng ( cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ )
- BƯỚC 2 : Lai các dòng thuần chủng khác biệt với nhau bởi một hay nhiều tính trạng ==> phân tích kết quả lai ở đời F1, F2,
F3
- BƯỚC 3 :Dùng toán thống kê => đưa ra giả thuyết giải thích kết quả
- BƯỚC 4 : Thí nghiệm để chứng minh giả thuyết của mình :
P thuần chủng :
hoa đỏ × hoa trắng
F1:
100% hoa đỏ
F1 tự thụ phấn : hoa đỏ
× hoa đỏ
F2 :
3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
* Quy ước gen: A: hoa đỏ >
a : hoa trắng
==> Sơ đồ lai:
Ptc: hoa
đỏ × hoa trắng
AA × aa
GP: A × a
F1: 100% Aa (100%
hoa đỏ)
F1 tự thụ phấn :
Aa ( hoa đỏ) × Aa ( hoa đỏ )
GF1:
( 1A : 1a ) × ( 1A : 1a )
F2: TLKG : 1 AA
: 2 Aa : 1 aa
TLKH : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
B ) HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT KHOA HỌC:
*
GIẢ THUYẾT CỦA MENĐEN:
+) Mỗi kiểu hình ( hoa đỏ), ( hoa trắng)
do một nhân tố di truyền chi phối. Trong tế bào, các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.
+) Bố ( mẹ ) chỉ truyền cho con ( qua giao tử ) 1
trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền
+) Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với
nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.
* Để kiểm tra giả thuyết của mình Menđen đã làm phép lai kiểm nghiệm ( phép lai phân tích ) : là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen ( AA hoặc Aa) với cá thể mang tính trạng lặn( aa):
-Nếu kết quả của phép lai đồng tính thì cá
thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội.( AA )
-Còn kết quả phép lai phân tính
thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp ( Aa )
==> Nội
dung quy luật phân li được hiểu
theo thuật ngữ khoa học là : " mỗi
tính trạng được quy định bởi một cặp alen. Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa ,một alen của cặp "
C ) CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC ( CƠ SỞ HIỆN ĐẠI) :
* Tương đồng giữa các NST và gen :
- Trong tế bào sinh dưỡng, NST luôn tồn tại thành từng cặp=> gen cũng tồn
tại thành từng cặp alen tương ứng
- Sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen alen tương ứng.
==> Chú ý : Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li :
- Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng
- Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
- Quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
- 1 gen quy định 1 tính trạng.
- Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn
- Các hợp tử có sức sống như nhau, các loại giao tử đều thụ
tinh với xác suất như nhau
D) Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT PHÂN LI :
- Giải thích tại sao tương quan trội lặn
là phổ biến trong tự nhiên, hiện tượng trội cho thấy mục tiêu của chọn giống là tập trung nhiều tính trội có giá trị cao
- Không dùng con lại F1 làm giống vì nếu dùng con lai F1 làm giống thì ở thế hệ sau sẽ phân li kiểu hình dẫn tới gây thoái hóa giống.
II ) BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Câu 1: để
cho các alen của một gen phân li đồng
đều về các giao tử , 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì ?
A)Bố mẹ phải thuần chủng
B) Số lượng cá thể con lai phải lớn
C) Alen trội phải trội hoàn toàn
D) Quá trình giảm phân xảy ra bình thường
E) Tất cả các điều kiện trên.
Câu 2 :Nguyên nhân dẫn tới mỗi alen phân li về mỗi giao tử là :
A) Do các gen nhân đôi thành các cặp alen
B) Do các NST trong cặp tương đồng phân li về 2 cực của tế bào
C) Do các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau
D) Do trong tế bào, gen tồn tại theo cặp alen
Câu 3 : Trong tự nhiên, các gen thường
tồn tại thành nhiều alen khác nhau, trong đó có alen trội và lặn, nguyên nhân
nào làm cho một gen có nhiều alen khác nhau?
A) Do đột biến gen
B) Do đột biến số lượng NST
C) Do đột biến cấu trúc NST
D) Do trong tự nhiên đã tồn tại sẵn như vậy
Câu 4: ở mèo, gen A quy định chân ngắn
trội hoàn toàn so với alen a quy định chân dài. Cho mèo cái chân ngắn có kiểu
gen dị hợp giao phối mới mèo đực chân dài, vậy thế hệ F1 có tỉ lệ kiểu gen như
thế nào:
A) 100% chân ngắn
B) 50% chân ngắn: 50% chân dài
C) 100%Aa
D) 50% Aa:50%aa
Câu 5: cho cây hoa đỏ lai với cây hoa
trắng (P) thu được F1. Cho F1 giao phấn tự do thu được F2. Trong điều kiện nào
thì tỉ lệ kiểu hình F2 là 3:1
A) Thế hệ P thuần chủng
B) Tính trạng do một cặp gen quy định, hoa đỏ là trội hoàn
toàn so với hoa trắng
C) Các hợp tử có sức sống như nhau, các loại giao tử đều thụ
tinh với xác suất như nhau
D) Số lượng đời F2 phải đủ lớn
E) Tất cả các đáp án trên
Câu 6: ở một loài thực vật , alen A nằm
trên NST thường quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.
Cây hoa đỏ thuần chùng lai với cây hoa trắng thu được F1, các cây F1 tự thụ phấn
thu được F2. Chọn số ý đúng trong các ý sau đây:
1. ở F2 có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1
2. ở F1 có 100% cây thân cao
3. ở F1 có 50% thân cao : 50% cây thân thấp
4. F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3 thân cao:1 thân thấp
5. Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1:2:1
A) 1 B)2 C)3 D) 4
Câu 7: cho phép lai Aa × Aa ( A trội hoàn toàn so với a)
Số kiểu gen và số kiểu hình ở đời con
F1 là:
A) 1 và 2
B) 3 và 2
C) 2 và 3
D) 4 và 2
Câu 8: ở cà chua alen A quy định quả đỏ
trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng,cho biết quá trình giảm phân
không xảy ra đột biến. Vậy trong các phép lai sau đây, phép lai nào cho đời con
có cả quả đỏ lẫn quả vàng:
1. AA × AA
2. AA ×Aa
3. aa×aa
4. Aa ×aa
5. aa ×AA
6. Aa ×Aa
A) 1,2 B)
4,6 C) 2,4,6 D) 3,4,6
Câu 9 bản chất quy luật phân li của
Menđen là :
A) Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá
trình giảm phân
B) Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3:1
C) Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1:1:1:1
D) Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1:2:1
Câu 10 : ở đậu Hà lan, alen A quy định
hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, cho biết quá trình giảm
phân diễn ra bình thường. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
1hoa đỏ: 1 hoa trắng:
A) AA
× AA
B) AA
×Aa
C) aa×aa
D) Aa
×aa
III ) ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT :
Câu 1 : E
Vì các đáp án A,B,C,D là điều kiện nghiệm đúng để quy luật phân li diễn ra => các alen của gen phân li đồng đều về các giao tử ( 50% : 50% )
Câu 2 :B
Các NST trong cặp tương đồng phân li
về 2 cực của tế bào nên dẫn đến mỗi alen được phân li đồng đều về mỗi giao tử .
Câu 3 : A
Một gen có nhiều alen khác nhau là do
đột biến gen. Khi một gen bị đột biến một lần thì thường tạo alen mới cùng
loocut với nó. Đột biến xảy ra thường xuyên , liên tục nên quá trình phát sinh
alen mới cũng diễn ra liên tục. Nếu alen mới quy định kiểu hình mới không ảnh
hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của cơ thể mang nó thì sẽ được chọn lọc
tự nhiên giữ lại, tích lũy qua nhiều thế hệ è một gen có nhiều alen khác nhau
Câu 4: bài ra hỏi tỉ lệ kiểu gen của đời con F1 nên loại đáp
án A , B
Ta có sơ đồ lai:
P: Aa( chân ngắn) × aa ( chân dài )
GP: ( 50%A:50%a
) × a
F1: TLKG: 50%Aa
: 50%aa
TLKH: 50% chân ngắn : 50%
chân dài
Câu 5: E
Vì các đáp án A.B,C,D là điều kiện cần để quy luật
phân li có thể diễn ra bình thường
Để ời F2 có tỉ lệ
3: 1=> F1 phải dị hợp
Quy ước gen : A: hoa đỏ > a : hoa trắng
Sơ đồ lai:
P:
AA × aa
F1:
100% Aa
F1×F1 : Aa × Aa
F2: TLKG
: 1AA :
2Aa : 1aa
TLKH
: 3hoa đỏ : 1hoa trắng
Câu 6 : C
Đáp án đúng là
1,4,5 .Vì ta có sơ đồ lai :
Ptc: AA ( thân cao) × aa( thân thấp)
GP:
A × a
F1:
100% Aa ( 100% thân cao)
F1×F1 : Aa × Aa
F2 :
TLKG: 1 AA:2Aa:1aa
TLKH
: 3 thân cao: 1 thân thấp
Câu 7: B
Ta có Aa × Aa=> 1AA:2Aa:1aa
Vậy số kiểu gen là 3, số kiểu hình là 2
Câu 8 : B
Chọn 4 vì
Aa ×aa => 1Aa:1aa ( 1 quả đỏ:1 quả vàng)
Chọn 6 vì
Aa×Aa=> 1AA:2Aa:1aa ( 3 quả đỏ:1 quả vàng )
Loại 1 vì AA
× AA => 100% AA( 100% quả đỏ)
Loại 2 vì
AA ×Aa=> 50%AA : 50%Aa ( 100% quả đỏ )
Loại 3 vì aa×aa => 100%aa( 100% quả vàng)
Loại 5 vì
aa ×AA=> 100% Aa( 100% quả đỏ )
Câu 9 :A
Câu 10 : D
Vì Aa ×aa
=> 1Aa:1aa ( 1hoa đỏ: 1 hoa trắng)