CÁC KIU VĂN BN – PHƯƠNG THC BIU ĐẠT – CÁC PHONG CÁCH NGÔN NG

I. CÁC KIỂU VĂN BẢN VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT:

- Căn cứ vào phương thức biểu đạt, văn bản được chia thành các kiểu sau: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh, văn bản hành chính – công vụ. Để xác định chính xác các kiểu văn bản, cần nắm vững đặc điểm của phương thức biểu đạt:

Kiểu văn bản

Đặc điểm của phương thức biểu đạt

Văn bản tự sự

Trình bày chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người và thể hiện thái độ khen, chê.

Văn bản miêu tả

Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, cảnh vật, sự việc…

Văn bản biểu cảm

Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ đanh giá của người viết với đối tượng được nói đến.

Văn bản nghị luận

Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm

Văn bản thuyết minh

Giới thiệu, trình bày, giải thích… nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một sự vật, hiện tượng, cung cấp tri thức khách quan về đối tượng.

Văn bản hành chính – công vụ

Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền đạt những yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cơ quan và người có quyền hạn giải quyết…

 

II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ:

- Theo phong cách chức năng ngôn ngữ, văn bản được chia thành các loại sau: Văn bản sinh hoạt, văn bản hành chính, văn bản khoa học, văn bản báo chí, văn bản chính luận, văn bản nghệ thuật. Cần nắm vững phạm vi sử dụng và đặc điểm cơ bản của từng phong cách ngôn ngữ.

1. Phong cách ngôn ngữ hành chính:

- Phong cách ngôn ngữ hành chính là phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực quản lí hành chính, xã hội (hiến pháp, công văn, báo cáo, đơn, hợp đồng…)

- Phong cách ngôn ngữ hành chính có đặc điểm chung như: tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ.

- Phong cách ngôn ngữ hành chính tuân thủ chuẩn mực chung; sử dụng lớp từ ngữ chung với sắc thái trang trọng; tự xưng hô mang ý nghĩa xã hội; sử dụng kiểu câu trần thuật; không dùng biện pháp tu từ; kết cấu chặt chẽ; rõ ràng; trình bày theo thể thức cố định.

2. Phong cách ngôn ngữ khoa học:

- Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học – công nghệ (sách giáo khoa, chuyên luận, kiến thức khoa học phổ thông…).

- Phong cách ngôn ngữ khoa học sử dụng lớp từ ngữ chung và một số kí hiệu khoa học riêng, thuật ngữ chuyên môn; không dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; rất ít dùng biện pháp tu từ; bố cục rõ ràng, chặt chẽ.

3. Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Phong cách ngôn ngữ báo chí là phong cách ngôn ngữ được dùng trong văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng: tin tức, phóng sự, quảng cáo…

- Phong cách ngôn ngữ báo chí có các đặc điểm chung như: tính thông tin sự kiện, tính ngắn gọn, tính hấp dẫn.

- Phong cách ngôn ngữ báo chí sử dụng vốn từ toàn dân và lớp từ ngữ riêng tuỳ theo nội dung; cấu trúc câu rõ ràng; có thể dùng một số biện pháp tu từ; bố cục chặt chẽ (nguồn tin, thời gian, địa điểm, nội dung sự kiện…).

4. Phong cách ngôn ngữ chính luận:

- Phong cách ngôn ngữ chính luận là phong cách ngôn ngữ được dùng trong văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, thái độ trước những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.

- Phong cách ngôn ngữ chính luận có đặc điểm chung như: tính công khia về chính kiến, tư tưởng, lập trường chính trị, xã hội; tính chặt chẽ trong lập luận; tính truyền cảm.

- Phong cách ngôn ngữ chính luận sử dụng vốn từ chung và một số lớp từ riêng; sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu và mọi biện pháp tu từ; trình bày rõ ràng, chặt chẽ…

5. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được dùng trong các văn bản văn học, có chức năng thông báo – thẩm mĩ.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có tình thẩm mĩ (ngôn ngữ được chọn lọc, tổ chức, hoà phối ngữ ẩm và ngữ nghĩa…); tính đa nghĩa (biểu thị thông tin khách quan và biểu thị tình cảm của tác giả; nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý…); dấu ấn cá nhân (sở trường riêng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ…).

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng tất cả các lớp từ ngữ chung, mọi kiểu câu, mọi biện pháp tu tư; chấp nhạn sáng tạo riêng của người viết ở mọi cấp độ (từ ngữ, cấu trúc câu, hình thức trình bày…)

6. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, sinh động, giàu cảm xúc.

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có tính cá thể (nét riêng của mỗi cá nhân trong cách chuyện trò, tâm sự…); tính sinh động, cụ thể (lối nói giàu ngữ điệu, gắn với tình huống giao tiếp cụ thể…); tính cảm xúc (thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người nói)…

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thường sử dụng những từ ngữ có tính biểu cảm cao, mang sắc thái thân mật, suồng sã; sử dụng mọi kiểu câu, mọi biện pháp tu từ (ví von, so sánh, nói quá…).

Bài viết gợi ý: