Liên hệ bi kịch nhân vật Trương Ba và Chí Phèo
Bài Làm
Lưu Quang Vũ được xem là nhà soạn kịch tài
năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại với gần năm mươi vở kịch lớn nhỏ, trong
đó không thể không nói đến vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Kịch của ông phản
ánh vấn đề của thời đại, đồng thời mang triết lí sâu sắc. Còn Nam Cao là nhà
văn lớn, có những đóng góp tích cực cho văn học Việt Nam, nếu chọn ra tác giả
văn xuôi nổi tiếng thế kỉ XX thì không thể thiếu ông – nhà văn tri thức viết về
người nông dân khốn cùng, cực khổ được thể hiện qua tác phẩm “Chí Phèo”. Tuy
hai tác phẩm không ra đời cùng hoàn cảnh xã hội nhưng vẫn đề cập đến bi kịch
con người bị tha hoá.
Người ta cho rằng bi kịch là tâm trạng đau
khổ về tinh thần khi con người đứng trước những mâu thuẫn không thể hoá giải,
còn tha hoá theo một cách dễ hiểu đó là đanh mất giá trị, bản chất vốn có. Do
những nguyên nhân khác nhau nhưng Trương Ba và Chí Phèo đều rơi vào bi kịch tha
hoá.
Trương Ba – người nông dân có đạo đức, hiền lanh,
tâm hồn trong sáng, yêu cái đẹp không may phải lìa đời và sống lại trong thân
xác người hàng thịt. Từ đó trở nên thô lổ, cọc cằn, lượm thượm. Ông gặp nhiều rắc
rối vì không làm chủ được bản thân. Nhận ra mình không thể sống một cách bị tha
hoá nên quyết định chết để trả xác cho hàng thịt.
Trương Ba được toại nguyện vì không cần mượn
xác của ai để ở bên vợ con, người thân nữa.
“Vườn cây rung rinh ánh sáng” nơi ấy từng là
không gian quen thuộc với con người Trương Ba, nơi ông chăm sóc cho từng mầm sống.
“Ở một góc nhà đó hiện lên hình ảnh Cu Tị
đang nằm ôm chầm lấy mẹ, chị Lụa quấn quít vuốt ve con…”. Sự ra đi của Trương
Ba mang lại sự sống mới cho Cu Tị, trong giây phút mong manh nào đó ông đã có ý
định sẽ sống trong thân xác Cu Tị, nhưng rồi quyết định của ông thật thiêng
liêng.
“Tôi ở đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà
đây, ngay trên bậc cửa nhà ta. Trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, con
dao bà giẩy cỏ, cái cơi bà đựng trầu,..không phải mượn thân xác ai cả, tôi vẫn ở
đây trong vườn cây nhà ta, những điều tốt lanh của cuộc đời, mỗi trai cây cái
gái nâng niu”.
Lời thủ thỉ của Trương Ba nói lên chân lí cuộc
đời rằng sống không chỉ là tồn tại sinh học, sống là hoà hợp giữa tâm hồn và thể
xác. Giờ đây tuy Trương Ba không thể tự tay chăm sóc vường cây, không thể tâm
tình trò chuyện với người thân, nhưng ông vẫn hạnh phúc khi chết, vì tâm hồn là
bất diệt, ông chỉ là ông, một Trương Ba trọn vẹn.
Trái tim nhân hậu của Trương Ba gieo lên mầm
non cho con cháu, cái gái nâng niu từng quả na ông trồng.
Nó lấy hạt vùi xuống đất và nói: “Cây na này…mãi
mãi..”. Nếu lúc trước cái gái không chấp nhânh ông trong thân xác của hàng thịt
thì giờ đây khi Trương Ba chết nó chấp nhận những gì Trương Ba để lại. Một lần
nữa tác giả nhấn mạnh chỉ khi được sống là chính mình cuộc sống mới có ý nghĩa.
Với tình huống kịch phát triển tự nhiên hợp
lí, mâu thuẫn giữa hồn và xác được đẩy tới đỉnh cao, cần phải giải quyết. Sự kết
hợp giữa diễn biến hành động bên ngoài và bên trong thể hiện cuộc đối thoại giữ
hồn và xác. Tác giả đã đưa ngôn ngữ giàu chất triết lí từ lời nhân vật với những
câu, những đoạn là những châm ngôn mang tính triết lí, có ý nghĩa như chân lí: “Không
thể bên một đằng, bên một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, “Có những
cái sai không thể sửa được. Chấp vá gượng ép chỉ càng sai thêm. Chỉ có cách là
đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác”.
Khác với Trương Ba, Chí Phèo không hề nhận
ra rằng mình bị tha hoá. Qua cách dẫn dắt của người kể ta thấy rằng Chí Phèo
trước kia vốn hiền lanh, tự trọng. Mơ về cuộc sống bằng chính hai bàn tay lao động
với một gia đinh nho nhỏ, sau khi làm canh điền và bị bà ba lợi dụng, Bá Kiến đẩy
vào tù bảy, tám năm thì thay đổi hẳn:
“Cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng trơn,…Cái
mặt hắn cũng trở nên dị biệt…”. Cứ tưởng sau khi ra tù cuộc sống lại bình thường,
ấm áp với bát cháo hành bốc khói, vơi người đàn bà quê mùa lương thiện, nhưng vừa
tỉnh lại sau cơn say rượu hắn nhận thêm sự thật đau lòng khác, đó là bị cự tuyệt
khỏi tình yêu. Nỗi đau ấy dẫn dắt hắn đến nhà Bá Kiến: “Tao muốn làm người
lương thiện” Chí Phèo la to dông dạc, nhưng cho dù trở nên lương thiện thế nào
thì người dân làng Vũ Đại vẫn chỉ nhìn hắn với hình ảnh một con quỷ dữ. Điều đó
không thể thay đổi được nữa. Hắn kết liễu Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Hình
ảnh Chí Phèo giẫy đanh đạch trong vũng máu tươi là hình ảnh người nông dân bị
tha hoá đến cùng cực.
Cái tài của Nam Cao là khi chuyển từ hình ảnh
con người hung tợn, giận dữ sáng cái chết thương tâm, điềm tĩnh mà không chút
gượng ép:
“Đột nhiên chị thấy thoang hiện ra một cái
lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại…”
Ở cuối bài Thị Nở chợt nghi đến cái lò gạch –
nơi Chí được sinh ra, thì giờ đây khi Chí chết điều đó lại tiếp diễn. Tác giả sử
dụng kết cấu vòng trơn nói lên cuộc sống của người nông dân trước Cách Mạng
Tháng Tám khốn cùng, không lối thoát.