CHUYÊN ĐỀ : BÌNH LUẬN VĂN HỌC
I - Các thao tác lập luận bình luận :
1 . Khái niệm : " Bình luận là bàn bạc đánh giá về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm. - Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề đượcbình luận. - Lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn. - Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục."
2. Thao tác lập luận hướng tới những vấn đề sau :
Bàn luận về những vấn đề , hiện tượng , về những ý kiến vấn đề được đưa ra bằng cách lập luận chặt chẽ , đưa những ý kiến của mình vào vấn đề đó 1 cách chính xác , ngôn từ sử dụng sắc sảo mang tính thuyết phục cao , lôi cuốtn người đọc giúp người đọc hiểu được vấn đề bàn luận . Dẫn dắt vấn đề một cách trôi chảy , mạch lạc.
Khi bàn luận chúng ta thường phải đưa ra những ý kiến đúng hoặc sai .
3. Phạm vi thao tác lập luận bình luận
Phạm vi của thao tác lập luân đó có thể ngay từ trong đời sống hằng ngày , trong xã hội ,trên các trang mạng xã hội , thời sự,...
Bình luận đó là điều phổ biến trong cuộc sống . Nó xét về mặt đúng hoặc sai , thật - giả , lợi- hại của đối tượng bàn luận
Có thể đưa ra những ý kiến cá nhân , bất kì ai có thể tham gia bình luận ....
4. Yêu cầu :
Để đưa ra những lời bình luận chính xác , bình luận thường mang tính chủ quan , nên không ohair bao giờ cũng đúng và mang tính thuyết phục cao
Để có ý kiên bình luận chính xác , có ích thì phải tôn trọng sự thật , có lí tưởng tiến bộ , có tư tưởng dân chủ , nhân văn
Tuy nhiên bình luận không phải giống nhau trong mọi trường hợp
Ví dụ : Bình luận về vấn đề thường ngày chúng ta sử dụng những ngôn ngữ đơn giản có thể tùy tiện khen chê , đánh giá tùy mức độ cảm nhận của mình
Còn khi bình luân trong văn học chúng ta phải có cái nhìn đa diện sử dụng ngôn từ mang tính chắt lọc cao tránh sử dụng bừa bãi thì mới có thể có giá trị văn học được .
B : Các kiểu bài bình luận văn học :
Với đề thi môn Văn trong kì thi THPT QG các em có thể gặp những dạng đề bình luận văn hoc về các đối tượng sau :
+Nhân vật , hình tượng , tình huống truyện , đoạn văn, chi tiết nghệ thuật , cách kể truyện ,mở đầu hay kết thúc truyện ....
+Nhân vật , xung đột kịch , hình tượng ,..... trong kichj
+Nhân vật , cái tôi trữ tình , hình tượng ,đoạn thơ ,,,,,.. trong thơ
Để làm tốt các dạng bài bình luận văn học này thì các em cần trang bị 100% kiến thức về các tác phẩm từ đó mới có thể bình luận sâu trong các tp văn hoc .
C : Cách làm dạng bài bình luận văn học :
Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viết :
Bước 2 : Lâp dàn ý cho bài viết :
MỞ BÀI :
Các em có thể theo 2 hướng mở bài : + Mở bài trực tiếp
+ Mở bài gián tiếp
THÂN BÀI :
1 .Gioi thiệu tác giả tác phẩm (0.5điểm)
a. Theo yêu cầu từ đề bài các em phải bình luận về vấn đề gì thì sau bước giới thiệu tác giả các em trình tự vào bước giới thiệu vấn đề bình luận.
b.** Nếu yêu cầu đề bài bình luận 2 hoặc 3 nhận định hoặc đối tượng trong 2 hoặc 3 tác phẩm thì các em làm như sau :
_Gioi thieu về các tác giả + Thứ nhất
+Thứ hai
+ Thứ ba
Sau đó các em cần có những câu chuyển ý **
2 . Giai thich ý kiến bàn luận (0.5 điểm)
Các em sau khi tìm hiểu đề tìm ý như ở bước 1 thì bây giờ các em cần lưu ý bám sát vào vấn đề , ý kiến hay nhận định đề yêu cầu bình luận , tránh việc giải thích không đúng trọng tâm ,lệch hướng
Giai thích những hình ảnh chi tiết xuất hiện theo ý từ nhỏ đến lớn.
Ví dụ :Đề bài : Không chỉ là kẻ thù trong cuộc đời của mỗi cá nhân , là giặc trong mỗi gia đình : sự lãng phí còn là nội thù của đất nước !
Giai thich : Lãng phí là gì ?
Qua quan niệm đó tác giả muốn đề cập đến vấn đề gì ?
Trình bày :
" Lãng phí là sử dụng những vật chất , nguồn lực vật chất và tinh thần một cách phung phí , vô ích , không mang lại hiệu quả thiết thực "
Quan niệm này tác giả đề cập đến sự nguy hiểm của thói lãng phí trong cuộc sống và muốn nhắc nhở tất cả mọi người cần cân nhắc sử dụng 1 cách tiết kiệm mang lại lợi ích
Nếu đề yêu cầu bình luận hai nhận định về hai đối tượng khác nhau thì cũng cần chỉ rõ sự giống và khác nhau để làm nổi bật nét riêng của hai tác phẩm
3. Cảm nhận :
Khi cảm nhận cần lưu ý rằng :
+ Bám sát ý kiến , nhận định mà đề bài yêu cầu
+ Phân tich , cảm nhận sâu về các đặc điểm , tính chất của đối tượng mà ý kiên , nhận định cần bình luận đề cập tới . Không nên quá sa vào kiểu phân tishc , nhận định toàn bộ tác phẩm , từ đó sẽ dẫn đến việc bình luận của các em bị lạc đề.
+Bàn luận sâu sắc làm nổi bật vấn đề
-Phân chua nhiều khía cạnh để xem xét đánh giá
-Dùng ngôn từ bình luận chăt chẽ
-Bình luận đúng vấn đề
-Phải từ nghệ thuật chỉ ra nội dung
-Chú ý tới những hinh ảnh mang tính biểu cảm cao từ đó phân tích chỉ ra tính nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của nó
-Bám sát đặc trưng thể loại .
+Khi bình luân các em cần sử dụng linh hoặt các thao tác : Phân tích , chứng minh, so sánh , .....và sử dụng những kiến thức nền tảng về các tác phẩm để đi đến việc bình luận của các em trôi chảy và rõ ràng hơn mang tính chính xác cao vì đối với dạng đề bình luận văn học tính chính xác , chặt chẽ , tinh tế , giàu cảm xúc rất quan trọng đem tới cho người đọc , người nghe hiểu rõ vấn đề và có tính thuyết phục cao.
Ví dụ : Đề bài : Nhận định phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu có ý kiến cho rằng " Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trị " A(c) hãy binh luân ý kiến trên ?
b. Bình luận về ý kiến ,nhận định được yêu cầu ( 1 điểm )
Nhận định , ý kiến được nêu ra có thể chia thành 2 trường hợp sau :
+ 1 ý kiến đúng 1 ý kiến sai : Các em khẳng định rõ ràng về nhận định của mình cái nào đúng còn cái nào sai . Sử dụng ngôn từ lập luận chăt chẽ để phủ nhận ý kiến sai mang ý nghĩa tiêu cực
+ 1 ý kiến đúng 1 ý kiến sai : Các em khẳng định rõ ràng về nhận định của mình cái nào đúng còn cái nào sai . Sử dụng ngôn từ lập luận chăt chẽ để phủ nhận ý kiến sai mang ý nghĩa tiêu cực
+ Cả 2 ý kiến đều mang tính tích cực và đúng : Khẳng định lại tính chính xác của nó
- Khi bình luận các em cần lưu ý :
+Bám sát ý kiến , nhận định mà đề bài yêu cầu
+Lời bình luận mang tính thuyết phục cao , ngôn từ chính xác, khẳng định sự kiên quyết trong ý kiến của mình
KẾT BÀI :
-Đánh giá khai quát lại 1 cách ngắn gọn
-Bằng khả năng của mình các em có thể đưa ra những lời đánh giá nâng cao mở rộng
Bước 3 : Viết bài theo dàn ý
Bước 4 : Đọc lại , kiểm tra lỗi và hoàn thiện bài viết
+ Sửa lại lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp,.....
+ Chú ý liên kết mạch lac giữa các câu văn ......
******* Chúc các em có kì thi THPTQG đạt kết quả cao *******