CHUYÊN ĐỀ : PHƯƠNG PHÁP LÀM DẠNG BÀI SO SÁNH VĂN HỌC 

A : Thao tác lập luận so sánh :

1. Khái niệm và tác dụng của thao tác lập luận so sánh :

-So sánh nhằm để đối chiều 2 hay nhiều đối tượng với nhau để chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt . Từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc 1 sự vật mình quan tâm
-Tác dụng của so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng những đặc điểm nổi bật của các đối tượng 

2. Cách sử dụng thao tác lập luận so sánh :

-Để làm tốt dang bài so sánh này các em cần xác định rõ được đối tượng nghị luận từ đó tìm ra 1 đối tượng khác có tính tương đồng hay tương phản, hoăc cần so sánh 2 đối tượng cùng lúc 
-Cần chỉ ra những nét giống / khác nhau của đối tượng so sánh 
-Nêu bât giá trị cụ thể của đối tượng so sánh
                Ví dụ 1: Trong bút kí " Ai đã đặt tên cho dòng sông" HPTN đã sử dụng biện pháp so sánh : “Dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng váng không nói ra của tình yêu, khúc quanh trước khi ra biển, như một nỗi vấn vương cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Những chi tiết về phong tục, lễ hội cũng trở thành họa, thành nhạc, thành tình, nghĩa là thành thơ. “Trăm nghìn cánh hoa đang bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trở về bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng” 

               Ví dụ 2 :  Trong tùy bút "Người lái đò sông Đà " Nguyễn Tuân đã  bày tỏ sự khâm phục của mình đối với con người này: “Sông Đà, với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến  cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng”. Thật là một cách so sánh “rất văn chương” đầy thú vị và cũng “rất là Nguyền Tuân”

B : Các kiểu bài so sánh văn học :

1. Đối tương so sánh :

-Với dạng bài này các em cần năm vững những đối tượng có thể xuất hiên trong dạng bài này như :
+2 nhân vật
+2 tình huống 
+2 cái tôi trữ tình 
+2-3 chi tiết nghệ thuật 
+2 đoạn thơ hoặc 2 đoạn văn xuôi 
+  .   .   .

Những dạng bài so sánh này có thể xuất phát từ 1 tác phẩm với nhau hay 2 tác phẩm trong chương trình hoc không cùng thời đại sáng tác ,.../

2. Dạng câu hỏi :

-Đối với dạng đề này câu hỏi phổ biến thường xuất hiện trong đề thi đó là : Cảm  nhận của A(c) về 2 nhân vật , 2 đoạn văn hay hai chi tiết sau .....
chứ không hầu hết là so sánh 
               Ví dụ1 :
                       Vẻ đẹp và sức mạnh của tình mẫu tử qua nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt-Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu)

              Ví dụ 2 (Cảm nhận về 2 đoạn văn - đươc trích ra trong 2 tác phẩm văn học )  
VÍ DỤ : 

“Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”. 
(Trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân) 

Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vỹ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông - tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình.Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sông này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non - còn nước - còn dài. Còn về - còn nhớ....”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.                                                             (Trích "Ai đã đặt tên cho dòng sông -HPNT )

 

4. Mục đích :

-Với dang bài so sánh yêu cầu thí sinh chỉ ra được nét giống và khác nhau giữa 2 tác phẩm , giữa nội dung , nghê thuật , cách sử dung ngôn từ của 2 tác giả . 

+ Nét chung : - Cảm xúc của tác giả

                      - Nội dung 

                      - Ngôn ngữ , nghệ thuật 

+Nét riêng :  -Năm sáng tác 

                    -Xu hướng sáng tác 

                    - Thể loại 

* Còn đối với dạng so sánh 3 tác phẩm , 3 chi tiết .... thì các em cũng theo đúng lối rút ra nét chung và nét riêng như trên  để từ đó  thấy được mặt kế thừa , những cách tân trong nghê thuật của từng tác giả , từng tác phẩm . Thấy đượcvẻ đẹp riêng tỏng từng tác phẩm , sự đa  dạng và phát triển riêng trong phong cách nhà văn  . Với dạng bài này giúp các em hiểu thêm về những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong văn học 

C : Cách làm kiểu bài sánh văn học 

Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý cho bài viết :

Bước 2 : Lập dàn ý cho bài viết :

Mở bài : 

-Sau khi đã xác định rõ đối tượng so sánh trong yêu cầu đề bài các em có thể theo 2 hướng mở bài : + Mở bài trực tiếp 

                                                                                                                                                                   + Mở bài gián tiếp 

-Các em sử dụng hình thức trích dẫn như sau : + Nếu là thơ các em trích lại câu thơ đầu và câu thơ cuối ( đối với những đoạn thơ dài khoảng 7-10 câu thơ ) . Ngược lại đối với những đoạn thơ có dung lượng từ 3-5 câu thơ thì em nên mở ngoặc kép trích dẫn đầy đủ . 

                                                                            + Nếu là đoạn văn xuôi thì các em nên trích khoảng 12-16 chữ mở đầu .... và câu văn kết thúc đoạn trích ( Khi các em trích dẫn nên để khoảng trống phần ".   .   ." rõ ràng * * *  

                                                                            + Nếu là 2 hoăc 3 nhân vật ,2 hoăc 3 hình tượng , 2 hoăc 3chi tiết nghệ thuật , 2 hoặc 3 cách kết thúc ..... thì các em chú ý mình chỉ cần nêu tên 1 cách ngắn gọn .

THÂN BÀI : 

1. Gioi thiêu vài nét về tác giả , tác phẩm ( 0.5 điểm )

- Phần này các em nên tìm hiểu kĩ và nhớ những chi tiết về tác giả để có thể tóm tắt lại 1 cách đầy đủ rõ ràng về 1 , 2 hoặc 3 tác giả

2. Phân tich / cảm nhận đối tượng cần so sánh (4 điểm ) ** phần này đòi hỏi các em muốn có 100% số điểm cần chú ý những điều sau:

a. Làm rõ đối tượng thứ nhất 

b.Làm rõ đối tượng số hai 

Chú ý *** 

-Khi làm dạng bài này quan trọng rằng các em cần xác định đúng đối tượng so sánh bám sát theo đối tượng đo để phân tích / cảm nhận 

-Chú ý tới những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng từ đó phân tích và nêu được ý nghĩa của chúng , cũng cần hiểu rõ thể loại của chúng

+Nếu là thơ : Cần bám sát đến tứ thơ , lời thơ  , hình ảnh trong thơ , nhịp điệu, câu , chữ, nhất là biện pháp tu từ và giọng điệu tho . 

                          Ví dụ 1 : 

                                               " Những tiếng đàn bọt nước 

                                               Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt 

                                               li la li la li la

                                              đi lang thang về miền đơn độc 

                                             với vầng trăng chếnh choáng 

                                             trên yên ngựa mỏi mòn"

                                                                         (Đàn ghita của Lor-ca - Thanh Thảo )

“những tiếng đàn bọt nước”: biểu tượng tượng trưng cho Lor-ca 

- Tiếng đàn: âm thanh là tiếng thơ , tiếng lòng và chính là cuộc đời của Lor-ca

- Bọt nước: hình ảnh trở đi trở lại như 1 niềm ám ảnh trong cuộc đời Lor-ca

_Dùng cả thị giác và thính giác để cảm nhận tiếng đàn:

•Bọt nước ; gợi cảm giác về niềm khao khát được tan hòa vào thế giới vô biên . Vẻ đep tâm hồn của Lor-ca , 1 cái hữu hạn mong hòa vào cái vô hạn của đất trời 

-Sự ngậm ngùi xót xa cho cái nhỏ bé cô đơn giữa cái mênh mông vô hạn

."Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt' gợi ra đát nước của những trân đấu bò tót (Văn hóa đặc sắc )

Tính từ "gắt' bổ ngữ cho từ đỏ gợi sắc thái dữ dội khiến gợi cho người đocvề 1 thế giói giao tranh xung đột

+ 4/6 câu thơ kết thúc bằng tiếng mang thanh trắc (nước, gắt, độc, choáng) > cảm nhận về số phận, cuộc đời không bình yên, đầy bất trắc.

+ Hệ thống hình ảnh: lang thang miền đơn độc, vầng trăng, yên ngựa > những hình ảnh gắn với thế giới nghệ thuật Lor-ca, những biểu tượng của thơ ca Lor-ca > tạo ra một miền Lor-ca, mĩ cảm Lor-ca trong đoạn thơ đầu tiên

+Nếu là truyện : Cần đặc biệt chú ý đến các chi tiết nghệ thuật đặc sắc , nhất là hành động , lời lẽ , suy nghĩ nhân vật cũng như thái độ của nhà văn hoặc người kể chuyện đối với nhân vật .

+Nếu là kí : Cần bám sát vào lời văn chú ý đến những hình ảnh xuất hiện tỏng câu văn , và biện pháp tu từ cũng như thái độ của nhà văn 

        Ví dụ 2 :

“Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi  . . . . . . . . . .. . . . . . . . . Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”. 
                                                                                                                          ( Trích “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân)

+ Đây là đoạn văn tiêu biểu cho phong cách tùy bút Nguyễn Tuân. Nhà văn miêu tả vẻ đẹp trữ tình thơ thơ mộng của sông Đà ở đoạn hạ lưu.


+ Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn văn: so sánh. Tác dụng: Những hình ảnh so sánh, liên tưởng mới lạ, độc đáo, bất ngờ giúp nhà văn khắc họa những vẻ đẹp hết sức đa dạng, thơ mộng, trữ tình của cảnh vật ven sông Đà nơi hạ lưu.Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, trữ tình của sông Đà - một vẻ đẹp vừa tĩnh lặng, yên ả, thanh bình, hoang sơ, cổ kính vừa tươi mới, tràn trề nhựa sống của cảnh vật ven sông Đà. 


+ Về nghệ thuật: 
                         + Cách cảm nhận, miêu tả và liên tưởng tài hoa, phóng túng.
                         + Kết hợp miêu tả và bộc lộ cảm nhận chủ quan: “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà…Chao ôi, thấy thèm được giật mình…”
                         + Ngôn từ chọn lọc, tinh tế: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương... "



+Nếu là kịch: Cần chú ý đến các lời thoại của nhân vật , các chỉ dẫn sân khấu của tác giả , hành động , xung đột kịch ....
                
3. So sánh khái quát đối tượng ( 0.5 điểm )

-Mục đích của việc so sánh là tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng , đặc biệt nhất giữa hai đối tượng trên cả 2 bình diện nội dung và nghệ thuật ( ở bước này các em chú ý cần phải lập luận 1 cách chặt chẽ , khái quát làm nổi bật vấn đề so sánh ) 
-Khác biệt cần chỉ ra ở : + Hoàn cảnh sáng tác 
                                       +Xu hướng sáng tác
                                       + Thể loại
 
KẾT BÀI :

-Các em cần khái quát lại yêu cầu đề bài ( nét giống và khác)
-Mở rộng , nâng cao vấn đề 
            Ví dụ : Khi so sánh cái kết giữa 2 tác phẩm Chí Phèo và HTBDHT :   

                      + Kết "Chí Phèo" là sự lăp lại bế tắc không lối thoát của người nhân dân , tấn bi kịch cứ tiếp nối
                    + Kết "Hồn Trương Ba da hàng thịt " là cái kết mở , Trương Ba chết nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn và nhân lên những điều tốt đẹp 
                    + Cái kết của "Chí Phèo" đậm chất hiện thực trần trụi còn cái kết của HTBDHT thấm đẫm chất thơ 

 *** Lí giải :  + Hoàn cảnh sáng tác 
                     + Đặc trưng thể loại 
                     + Cá tính sáng tạo của người nghê sĩ 

Bước 3 : Viết bài theo dàn ý đã lâp

Bước 4 : Đọc lại , kiểm tra , sửa lại và hoàn thiện bài viết 
              + Sửa lại lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp,.....
              + Chú ý liên kết mạch lac giữa các câu văn ...... 
         
                        ******* Chúc các em có kì thi THPTQG đạt kết quả cao *******

Bài viết gợi ý: